Theo Điều 60 Bộ luật hình sự, án treo được hiểu là "miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện" và điều kiện cho hưởng án treo cũng được quy định tại khoản 1 của Điều luật này. Theo đó, Tòa án chỉ cho hưởng án treo đối với bị cáo đáp ứng các điều kiện sau:
♦ Có mức phạt tù k hông quá 03 năm;.
luật sư nhà đất
♦ Có nhân thân tốt;
luat su nha dat
♦ Có nhiều tình tiết giảm nhẹ (từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên);
♦ Việc cho hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội hoặc không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn các điều kiện được hưởng án treo theo quy định nêu trên.
1. Về mức phạt tù:
luat su hinh su
Theo Điều 60 BLHS 1999, Tòa án có thể cho người bị kết án được hưởng án treo nếu người đó bị phạt tù không quá 03 năm, đối với bất cứ tội nào và không phân biệt trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng... Điều kiện này cũng là quy định của giới hạn phạm vi áp dụng án treo: án treo chỉ áp dụng với người bị bị phạt tù từ 3 năm trở xuống.
Như vậy, mức hình phạt tù là căn cứ đầu tiên để Hội đồng xét xử xem xét cho người bị kết án tù có được hưởng án treo hay không. "Trường hợp người bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội mà khi tổng hợp hình phạt, hình phạt chung không quá ba năm tù, thì cũng có thể cho hưởng án treo ”, nhưng trong trường hợp này phải được xem xét cẩn trọng, chặt chẽ để quyết định có cho hưởng án treo hay không.
luật sư hình sự
Thực tiễn xét xử trong những năm qua, chúng tôi thấy rằng những người được Tòa án cho hưởng án treo chủ yếu là người phạm tội ít nghiêm trọng, gây hậu quả không lớn, số ít còn lại là phạm tội nghiêm trọng nhưng có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhân thân tốt.
2. Về nhân thân người phạm tội:
Theo Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02.10.2007 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao (Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP), người có "nhân thân tốt" được hiểu là người ngoài lần phạm tội này họ luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân; chưa có tiền án, tiền sự; có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng.
van phong luat su
Những tình tiết nhân thân tốt vừa là điều kiện cần, vừa có ý nghĩa đối với việc xem xét áp dụng án treo. Nhân thân phản ánh khả năng tự cải tạo, giáo dục người bị kết án trở thành người có ích cho xã hội, như: có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng...; sau khi phạm tội cho thấy sự ăn năn hối lỗi và thành khẩn nhận tội thì họ có nhiều khả năng tự giáo dục, cải tạo hơn các đối tượng khác. Đây cũng là đặc điểm có liên quan đến việc đạt được mục đích của hình phạt, vì mục đích của hình phạt là cải tạo, giáo dục những người bị kết án, giáo dục các thành viên khác trong xã hội tuân thủ pháp luật, cũng như hỗ trợ cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm đạt hiệu quả.
văn phòng luật sư
Khi cân nhắc các đặc điểm nhân thân người phạm tội với tính chất là một trong những điều kiện để quyết định cho hưởng án treo, chúng ta không nên tách rời yếu tố nhân thân ra khỏi tính chất nguy hiểm của hành vi tội phạm đã thực hiện và mức hình phạt đã được BLHS quy định. Do vậy, khi quyết định mức hình phạt được áp dụng, đòi hỏi cần phải được phân tích, đánh giá trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, xem xét một cách tổng thể, cụ thể và toàn diện để quyết định cho người bị kết án hình phạt tù cho hưởng án treo.
3. Về các tình tiết giảm nhẹ xem xét cho người phạm tội hưởng án treo:
Theo quy định khoản 1 Điều 60 BLHS thì người được hưởng án treo phải có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Nhiều tình tiết giảm nhẹ được giải thích là phải từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của BLHS. Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng, thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên.
luật sư thành phố hồ chí minh
Khi chưa ban hành Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP, Khoản 1 Điều 60 BLHS chỉ đề cập đến "các tình tiết giảm nhẹ" một cách chung chung là một trong các điều kiện được hưởng án treo; từ "các" được hiểu là "nhiều", do vậy khi có hai tình tiết giảm nhẹ trở lên quy định tại Điều 46 BLHS, (ngay cả khi có tình tiết tăng nặng theo Điều 48 BLHS), cũng được hưởng án treo. Do vậy, vào thời điểm này có nhiều trường hợp chỉ có 01 tình tiết giảm nhẹ cũng được hưởng án treo.
luat su thanh pho ho chi minh
Thực tiễn xét xử trong những năm qua, chúng tôi thấy rằng các tình tiết giảm nhẹ quy định trong BLHS thường được Tòa án sử dụng nhất khi xem xét cho người bị phạt tù được hưởng án treo là "phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng"; "người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải"; "phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn"; "người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả”, "tự thú”...
luat su
Theo Công văn số 994/VKSTC-V3 ngày 09/4/2012 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, tình tiết "Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải" quy định tại điểm p khoản 1 Điều 46 BLHS được giải thích thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải là hai khái niệm có nội dung khác nhau, cụ thể: Thành khẩn khai báo là không khai gian dối bất cứ điều gì liên quan đến hành vi phạm tội; ăn năn hối cải là trường hợp sau khi phạm tội, người phạm tội cảm thấy bị cắn rứt, giày vò lương tâm về những việc mình làm, hối hận và muốn sửa chữa sai lầm.
luật sư
Tình tiết "người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” tại điểm b khoản 1 Điều 46 BLHS, theo Sổ tay Thẩm phán, tình tiết này được hiểu là trường hợp tội phạm đã gây ra thiệt hại, gây ra hậu quả nhưng tự nguyện (không do ép buộc, cưỡng chế) sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả. Cũng được coi là tự nguyện nếu do người khác tác động (khuyên bảo) hay theo yêu cầu của người bị thiệt hại mà người phạm tội sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả.“Sửa chữa” là sửa chữa lại những cái bị làm hư hỏng do hành vi phạm tội gây ra. “Bồi thường” là bồi thường bằng tài sản cho những thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. “Khắc phục hậu quả” là khắc phục tác hại của tội phạm gây ra mà không thể sửa chữa hoặc bồi thường bằng tài sản được… Mức độ giảm nhẹ phụ thuộc vào tính tự nguyện; hiệu quả của việc sửa chữa, khắc phục hậu quả; mức độ bồi thường thiệt hại.
van phong luat su tphcm
+ Tình tiết giảm nhẹ "phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn" tại điểm g khoản 1 Điều 46 BLHS. Việc xác định thế nào là "gây thiệt hại không lớn" là vấn đề khó khăn, phức tạp, không có định lượng vật chất để áp dụng thống nhất mà mỗi vụ án được áp dụng tình tiết giảm nhẹ này là khác nhau, chủ yếu tùy thuộc vào sự đánh giá của Hội đồng xét xử. Do cách hiểu khác nhau về tình tiết giảm nhẹ này cho nên thực tiễn xét xử các Thẩm phán ít áp dụng tình tiết giảm nhẹ này, vì sợ sai; trái lại cũng có nhiều trường hợp áp dụng tình tiết giảm nhẹ này một cách thái quá không phù hợp với thiệt hại do người phạm tội đã gây ra.
Chưa gây thiệt hại là khi tội phạm đã được thực hiện, nhưng thiệt hại không xảy ra, ngoài ý muốn chủ quan của người phạm tội. Gây thiệt hại không lớn là khi tội phạm đã được thực hiện nhưng thiệt hại xảy ra nhỏ hơn thiệt hại mà người phạm tội mong muốn và ngoài ý muốn chủ quan của người phạm tội.
văn phòng luật sư tphcm
Ngoài các tình tiết giảm nhẹ trên, Khoản 2 Điều 46 BLHS còn quy định "Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án" . Điểm c Mục 5 Nghị quyết 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04/08/2000 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC cũng đã hướng dẫn về các trường hợp tình tiết giảm nhẹ khác. Tuy nhiên, tại đoạn cuối của điểm c Mục 5 Nghị quyết 01/2000/NQ- HĐTP nêu trên lại quy định thêm: "Ngoài ra, khi xét xử, tuỳ từng trường hợp cụ thể và hoàn cảnh cụ thể của người phạm tội mà còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án”. Chính hướng dẫn mở rộng này đã tạo ra cơ chế "tùy thích” cho người xử án, có trường hợp Tòa phúc thẩm sửa án cho hưởng treo nhận định: "... Hơn nữa hiện tại bị cáo mới sinh con nhỏ (01 tháng 19 ngày tuổi), nên chấp nhận yêu cầu xin hưởng án treo của bị cáo" và xem đây là tình tiết giảm nhẹ khác theo khoản 2 Điều 46 BLHS, trong khi quy định phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi là căn cứ để hoãn chấp hành hình phạt tù theo Điều 61 BLHS.
công ty luật
Tình tiết nuôi con nhỏ, con mới đẻ... là tình tiết giảm nhẹ không được chỉ định trong luật (khoản 2 Điều 46 BLHS và điểm c Mục 5 Nghị quyết 01/2000/NQ-HĐTP), nhưng các tình tiết trên có tiêu chí để xác định tình tiết giảm nhẹ khác, và việc áp dụng chỉ có ý nghĩa khi tình tiết này có tác dụng làm giảm mức độ nguy hiểm của hành vi tội phạm, hoặc chứng minh rằng người phạm tội có nhân thân tốt, hoặc người phạm tội có hoàn cảnh khoan hồng đặc biệt... Chứ không phải chỉ xem xét là vì con nhỏ, nên được hưởng án treo...
Khi áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (TNHS), chúng ta cần phân biệt tình tiết định khung giảm nhẹ là tình tiết phản ánh mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm giảm xuống so với trường hợp bình thường (cấu thành tội phạm cơ bản) trong phạm vi một tội phạm cụ thể. Vì vậy, tình tiết định khung giảm nhẹ là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm giảm nhẹ của tội phạm đó. BLHS cũng quy định những tình tiết đã được luật quy định là những tình tiết định tội hoặc định khung hình phạt giảm nhẹ thì không được coi là những tình tiết giảm nhẹ TNHS nữa.
cong ty luat
♦ Vấn đề áp dụng tình tiết giảm nhẹ nhiều lần:
Trong thực tiễn xét xử, không hiếm Tòa án áp dụng tình tiết giảm nhẹ nhiều lần để cho bị cáo được hưởng án treo, ví dụ: A có 02 tình tiết giảm nhẹ. Khi quyết định hình phạt, lẽ ra A phải chịu mức hình phạt 05 năm tù. Tuy nhiên, do A có 02 tình tiết giảm nhẹ nên Tòa án đã giảm hình phạt cho A xuống còn 03 năm tù. Sau đó, Tòa án lại dùng 02 tình tiết giảm nhẹ đó để cho A hưởng án treo.
cong ty luat tphcm
Có những trường hợp Tòa án dự liệu trước là cho hưởng án treo, sau đó mới lựa chọn mức án tù từ 03 năm trở xuống để cho người phạm tội đủ điều kiện được hưởng án treo. Cho đến nay, Bộ Luật hình sự không cấm áp dụng các tình tiết giảm nhẹ nhiều lần và cách hiểu này được áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên việc quy định áp dụng một tình tiết giảm nhẹ nhiều lần vẫn còn nhiều quan điểm không tán thành. Thực tiễn xét xử, mỗi Thẩm phán đều có cách nhìn khác nhau về vấn đề này và không tạo được sự thống nhất trong áp dụng pháp luật..
4. Điều kiện về yêu cầu "xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù":
công ty luật tphcm
Theo pháp luật hình sự hiện hành, ngoài 03 điều kiện về mức hình phạt không quá 3 năm, nhân thân tốt, nhiều tình tiết giảm nhẹ như trên, khi cho hưởng án treo tòa án còn phải xem xét, chỉ cho hưởng án treo nếu việc cho hưởng án treo này "không gây nguy hiểm cho xã hội hoặc không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm...”
luật sư tphcm
Có thể nói bản chất pháp lý của điều kiện này là biện pháp khoan hồng và sử dụng tác động của xã hội đối với người phạm tội, bản thân của tác động này có hiệu quả rồi nên không cần áp dụng cưỡng chế cao hơn, vì vậy việc áp dụng cho hưởng án treo chỉ dùng cho người có nhân thân tốt. Đây là mối quan hệ của hai điều kiện sau cùng là có nhiều tình tiết giảm nhẹ và xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù.
luat su tphcm
Khi quyết định hình phạt cho hưởng án treo, cùng với những điều kiện đã trình bày ở trên, Tòa án còn phải xem xét đến yêu cầu, nhiệm vụ của công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm cụ thể trong từng thời điểm nhất định, xem có cần thiết phải chấp hành hình phạt tù hay không. Mặc dù người bị kết án đã hội đủ những điều kiện về mức hình phạt không quá 3 năm, có nhân thân, nhiều tình tiết giảm nhẹ nhưng trong thực tiễn xét xử, nếu Tòa án nhận thấy vì yêu cầu nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm trên địa bàn đối với một loại tội phạm nhất định thì Tòa vẫn có thể không cho người bị kết án hưởng án treo.
Thực tiễn, áp dụng quy định "không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù" cho thấy còn rất cảm tính, chung chung nên dẫn đến có nhiều sai sót trong việc áp dụng quy định này. Có những trường hợp phạm tội về cơ bản không khác nhau, nhưng có Tòa án cho bị cáo được hưởng án treo vì thấy "không cần bắt bị cáo chấp hành hình phạt tù", trong khi Tòa án khác lại không cho bị cáo hưởng án treo vì thấy "cần bắt bị cáo phải chấp hành hình phạt tù”
Theo chúng tôi, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc không cho hưởng án treo đối với những trường hợp có đủ điều kiện, trong số đó vẫn còn tồn tại ý thức pháp luật của người xử án là ngán ngại việc cho hưởng án treo, vì một số địa phương Thẩm phán phải báo cáo, giải trình sau khi xử án.
thue luat su
Năm 2011, TANDTC nhận xét các sai lầm về không cho hưởng án treo, sai lầm thường gặp trong trường hợp này là quá cứng nhắc trong việc đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nên không ít trường hợp Tòa án buộc những người phạm tội có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, có việc làm ổn định và nơi cư trú rõ ràng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ...phải chịu hình phạt tù giam, mặc dù họ có đầy đủ điều kiện để được hưởng án treo./