Điều 125 Bộ Luật hình sự quy định:
“1. Người nào có hành vi giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm”
Cùng là hành vi giết người nhưng không phải mọi hành vi đều giống nhau và bị xử lý như nhau. Nếu như giết người trong trạng thái bình thường, Điều 123 quy định có khung hình phạt từ 7 năm tù đến chung thân, tử hình, thì Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Điều 125 nêu trên có khung hình phạt chỉ từ 6 tháng đến 7 năm tù. Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về tội danh này.
A. NHỮNG DẤU HIỆU CƠ BẢN CỦA TỘI PHẠM
1. Trạng thái tinh thần của người phạm tội lúc thực hiện hành vi giết người là bị kích động mạnh luat su gioi luật sư giỏi luật sư uy tín luat su uy tin
Người bị kích động về tinh thần là người không còn nhận thức đầy đủ về hành vi của mình như lúc bình thường, nhưng chưa mất hẳn khả năng nhận thức. Lúc đó họ mất khả năng tự chủ và không thấy hết được tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình; trạng thái tinh thần của họ gần như người điên (người mất trí). Trạng thái này chỉ xảy ra trong chốc lát, sau đó tinh thần của họ trở lại bình thường như trước.
Trường hợp người phạm tội có bị kích động về tinh thần nhưng chưa tới mức mất khả năng tự chủ thì không gọi là bị kích động mạnh và không thuộc trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Tuy nhiên họ được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự. van phong luat su văn phòng luật sư
Việc xác định một người có bị kích động mạnh về tinh thần hay không là một vấn đề phức tạp. Bởi vì trạng thái tâm lý của mỗi người khác nhau, cùng một sự việc nhưng người này xử sự khác người kia; có người bị kích động về tinh thần, thậm chí "điên lên", nhưng cũng có người vẫn bình thường, thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra. Và cách xử sự của môi người cũng rất khác nhau. Ví dụ: anh A thấy vợ mình quan hệ bất chính với người khác, liền chạy về nhà lấy dao đến đâm chết tình nhân của vợ, nhưng anh B gặp trường hợp này lại gọi vợ về giáo dục, sau đó vợ chồng vẫn sống chung với nhau, còn anh C gặp trường hợp tương tự lại làm đơn ly hôn. Vì vậy, không thể có sẵn một chuẩn mực để "đo" tình trạng kích động mạnh hay chưa mạnh về tinh thần của con người, mà phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, xem xét một cách toàn diện các tình tiết của vụ án, nhân thân người phạm tội, quá trình diễn biến của sự việc, nghề nghiệp, trình độ văn hoá, hoạt động xã hội, điều kiện sống, tính tình, bệnh tật, hoàn cảnh gia đình, quan hệ giữa người phạm tội với nạn nhân v.v... từ đó xác định mức độ bị kích động về tinh thần có mạnh hay không, mạnh tới mức nào?
luật sư luat su tìm luật sư tim luat su thuê luật sư thue luat su
2. Đối với người bị giết phải là người có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng
Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân, trước hết bao gồm nhưng hành vi vi phạm pháp luật hình sự xâm phạm đến lợi ích của người phạm tội hoặc đối với những người thân thích của người phạm tội. Thông thường những hành vi trái pháp luật của nạn nhân xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người phạm tội và những người thân thích của người phạm tội , nhưng cũng có một số trường hợp xâm phạm đến tài sản của người phạm tội như: đập phá tài sản, đốt cháy, cướp giật, trộm cắp v.v... thừa kế thua ke
thừa kế tài sản thua ke tai san chia thừa kế chia thua ke
Ngoài hành vi vi phạm pháp luật hình sự, nạn nhân còn cả những hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật khác như: Luật hành chính, Luật lao động; Luật giao thông, Luật dân sự; Luật hôn nhân và gia đình v.v... ly hôn ly hon ly hon don phuong ly hôn đơn phương
Việc xác định một hành vi trái pháp luật của nạn nhân đã tới mức nghiêm trọng hay chưa cũng phải đánh giá một cách toàn diện. Có hành vi chỉ xảy ra một lần đã là nghiêm trọng, nhưng cũng có hành vi nếu chỉ xảy ra một lần thì chưa nghiêm trọng, nhưng nó được lặp đi lặp lại nhiều lần thì lại thành nghiêm trọng. Ví dụ: A và B nhà ở cạnh nhau, chung một bức tường. B đục tường từ phía nhà mình sang nhà A trong lúc vợ của A đang bị ốm nặng cần sự yên tĩnh. A đã nhiều lần yêu cầu B chấm dứt hành động đó, nhưng B không nghe, A bực tức giằng búa của B đánh B một cái làm B ngã gục. Trên đường đưa đi cấp cứu thì B chết. Trong trường hợp này, hành vi giết người của A cũng được coi là bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của B.
Nạn nhân phải bị chết thì người thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng của nạn nhân mới cấu thành tội "giết người trong trạng thái tình thần bị kích động mạnh". Nếu nạn nhân không chết và bị thương có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh" quy định tại Điều 105 Bộ luật hình sự. Như vậy, tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh không có giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt, vì không thể xác định được mục đích của người phạm tội khi người đó trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh mà chỉ có thể xác định người phạm tội bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.
3. Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng cảu nạn nhân phải là nguyên nhân làm cho người phạm tội bị kích động mạnh về tinh thần
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với tinh thần bị kích động mạnh là mối quan hệ tất yếu nội tại có cái này thì ắt có cái kia. Không có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân thì không có tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội và vì thế nếu người phạm tội không bị kích động bởi hành vi trái pháp luật của người khác thì không thuộc trường hợp phạm tội này. Ví dụ: H đang làm cỏ lúa ở ngoài đồng, thấy có người gọi: "Về ngay! Con anh bị người ta đánh chết rồi!". H vác cuốc chạy về. Thấy con mình nằm ở sân trên người dính máu. Mọi người cho biết T, con bà N đánh con H, đã bỏ chạy. H bực tức chạy sng nhà bà N tìm T nhưng không có T ở nhà, H đã dùng cuốc bổ vào đầu bà N một cái làm bà N chết tại chỗ. Trường hợp này chính T mới là người có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng khiến H bị kích động về tinh thần chứ không phải bà N. Do đó hành vi giết người của N không phải là giết người trong trạng thái tình thần bị kích động mạnh.
Trường hợp người phạm tội tự mình gây nên tình trạng tinh thần kích động mạnh rồi giết người cũng không thuộc trường hợp giết người trong trạng thái tình thần bị kích động mạnh. Ví dụ: A và B cãi nhau rồi dẫn đế hai người đánh nhau, A bị B đánh, về nhà bực tức uống rượu say rồi mang dao găm đến nhà B gọi B ra cổng dùng dao đâm chết B.
Nếu nạn nhân là người điên hay trẻ em dưới 14 tuổi có những hành vi làm cho người phạm tội bị kích động mạnh, thì cũng không thuộc trường hợp giết người trong trạng thái tình thần bị kích động mạnh. Bởi lẽ, hành vi của người điên và của trẻ em dưới 14 tuổi không bị coi là hành vi trái pháp luật, vì họ không có lỗi do họ không nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi do họ thực hiện.
4. Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với những người thân thích của người phạm tội
Một người bị kích động mạnh về tinh thần ngoài trường hợp người khác có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với chính bản thân họ, thì còn có cả trường hợp người khác có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với những người thân thích của mình.
Những người thân thích là những người có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân như: vợ đối với chồng; cha mẹ với con cái; anh chị em ruột, anh chị em cùng cha khác mẹ đối với nhau; ông bà nội goại đối với các cháu v.v...
Tuy nhiên, thực tiễn xét xử Toà án cũng đã công nhận một số trường hợp tuy không phải là quan hệ huyết thống hay hôn nhân mà chỉ là quan hệ thân thuộc như anh em ruột. Ví dụ: Đ và M cùng ở một đơn vị bộ dội; cả hai cùng chiến đấu ở chiến trường miền Nam. Sau ngày giải phóng, cả hai cùng được phục viên, nhưng gia đình M đã bị bom Mĩ sát hại hết nên Đ đã mời M đến ở chung với gia đình mình. Gia đình Đ coi M như con trong nhà ngược lại M cũng coi gia đình Đ như gia đình mình. Một hôm, M đang chặt cây thì có người gọi: "về nhà ngay! mẹ của Đ bị đánh què chân rồi". M vội cầm dao chạy về thì được biết T là người đánh mẹ Đ, M liền cầm dao sang nhà T chém liên tiếp vào đầu làm T chết tại chỗ.
B. CÁC TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI CỤ THỂ
1. Trường hợp giết một ngườitrong trạng thái tình thần bị kích động mạnh ( khoản 1 Điều 125)
Trong trường hợp chỉ có 01 người bị giết thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 125 Bộ luật Hình sự khung hình phạt từ 06 tháng đến 03 năm tù, là tội phạm ít nghiêm trọng.
Bộ luật Hình sự 1999 quy định khung hình phạt của khoản 1 Điều 95 về tội giết người do bị kích động mạnh về tinh thân flaij nhẹ hơn khung hình phạt quy định tại điểm b khoản 2 Điều 105 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh dẫn đến chết người, vì cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh mà tỷ lệ thương tật của nạn nhân từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết 01 người không thể nghiêm trọng bằng trường hợp giết 01 người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được. Để khắc phục bất cập này, Bộ luật Hình sự 2015 quy định trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh có khung hình phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Trường hợp gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người thì mới bị phạt từ từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Trường hợp giết nhiều người trong trạng thái tình thần bị kích động mạnh ( khoản 2 Điều 125)
Khoản 2 Điều 125 chỉ quy định 01 trường hợp phạm tội là giết 02 người trở lên trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
Bộ luật Hình sự 1999 gọi trường hợp này là phạm tội đối với nhiều người.
Khi áp dụng tình tiết phạm tội này cần chú ý: Tất cả những người bị giết đều phải có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người phạm tội.
Nếu chỉ có 01 người có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người phạm tội, còn những người khác không có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người phạm tội, thì người phạm tội bị truy cứu về hai tội: “tội giết người trong trạng thái tinhh thần bị kích động mạnh” và “tội giết người” theo quy định tại Điều 123. Ví dụ: Hoàng Văn T đang ngồi uống bia thì con trai là Hoàng Văn Q ra nói: “Bố về nhà ngay, mẹ bị người ta đánh đến chảy máu đầu rồi”. T cùng con chạy về nhà thì thấy vợ bị đánh chảy máu đầu đang được mọi người băng bó. T hỏi thì được mọi người cho biết Lê Văn H cùng mấy người khác đến đòi nợ và đánh vợ của T. Nghe vậy T liền cầm dao đi tìm H. Khi gặp H, T hỏi: “Vì sao mi đánh vợ tao?” H thản nhiên trả lơi: “Tao đánh đấy, mày làm gì được tao”. Nghe H nói vậy T bèn rút dao giấu trong người ra đâm H, thì anh Vũ Văn K ngăn lại và nói: “Có gì bình tĩnh giải quyết, sao lại đâm chém nhau như thê này”. Sẵn dao trong tay, lại cho rằng anh K là người bênh vực H nên T đâm luôn anh K một nhát vào bụng và lao đến đâm nhiều cái vào người H rồi bỏ chạy. Mọi người đưa anh K và H đi cấp cứu nhưng vì vết thương quá nặng nên cả hai đã bị chết trên đường đến bệnh viện. Hành vi giết 02 người của Hoàng Văn T nhưng chỉ có 01 người (Lê Văn H) có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với người thân thích của T, còn 01 người (anh Vũ Văn K) không có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng nào đối với T hoặc người thân thích của T, nên Hoàng Văn T bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hai tội: tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo khoản 1 Điều 125 và tội Giết người theo Điều 123 Bộ luật Hình sự.
Nếu có nhiều người có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người phạm tội nhưng chỉ có 01 người bị giết chết, còn những người khác chỉ bị thương và có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên thì người phạm tội bị truy cứu về hai tội: tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo khoản 1 Điều 125 và tội cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo Điều 135 Bộ luật Hình sự.
Khi xử lý người phạm tôi giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, các cơ quan tiến hành tố tụng cần xác định rõ trạng thái tinh thần của người phạm tội trong khi phạm tội và đặc biệt phải làm rõ hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân. Bởi vì hình phạt đối với người phạm tội thuộc trường hợp này chỉ bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; nếu giết nhiều người, mức hình phạt cao nhất cũng chỉ tới 07 năm tù. Nếu không làm rõ hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân sẽ dẫn đến tình trạng thân nhân của người bị hại và những người không am hiểu pháp luật cho rằng “giết người sao lại xử nhẹ như vậy?”
C. PHÂN BIỆT VỚI MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI KHÁC
1. Với trường hợp phạm tội bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra quy định tại điểm e khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự
Cả hai trường hợp người phạm tội đều bị kích động về tinh thần và đều do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra, nhưng sự khác nhau là mức độ bị kích động và mức độ trái pháp luật của nạn nhân. Nếu ở trường hợp quy định tại Điều 125, người phạm tội phải bị kích động mạnh thì ở trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 51, tuy tinh thần có bị kích động nhưng chưa mạnh, chưa tới mức không nhận thức được hành vi của mình. Nếu ở trường hợp quy định tại Điều 125, hành vi trái pháp luật của nạn nhân phai là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng, thì ở điểm e Khoản 1 Điều 51, hành vi trái pháp luật của nạn nhân chưa phải là nghiêm trọng.
Nếu ở trường hợp quy định tại Điều 125, hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân phải là đối với người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội, thì ở điểm e khoản 1 Điều 51 không nhất thiết phải đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người phạm tội mà có thể đối với người khác.
2. Với trường hợp giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội quy định tại Điều 126 Bộ luật Hình sự
Cả hai trường hợp nạn nhân đều có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng, nhưng ở trường hợp giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội thì hành vi trái pháp luật đang xảy ra và chưa kết thúc; còn ở trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì hành vi trái pháp luật của nạn nhân đã kết thúc.
Về thái độ tâm lý, người phạm tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết do bắt giữ người phạm tội có thể bị kích động về tinh thần nhưng cũng có thể không bị kích động về tinh thần vì phòng vệ là quyền được pháp luật công nhận và trong nhiều tường hợp, phòng vệ hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội còn là nghĩa vụ của công dân để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, nên họ có thể chủ động ngăn chặn sự xâm hại.
Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân trong tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh có thể bằng lời nói, có thể bằng hành động, nhưng hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân trong tội giết người do vượt quá giới hạn phòng về chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội chỉ có thể là hành động xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của người phạm tội hoặc của người khác.
Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân trong tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh chỉ đối với người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội, còn hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân trong tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội có thể đối với Nhà nước, tổ chức hoặc người khác.
3. Với trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh nhưng dẫn đến chết người
Phải nói ngay rằng phân biệt giữa hai trường hợp phạm tội này là rất khó khăn bởi như trên đã phâm tích, đối với người bị kích động mạnh về tinh thần khi phạm tội không thể xác định được mục đích của họ, họ hành động như người mất trí, nên hậu quả tới đâu người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự đến đó, khó có thể xác định một người bị kích động mạnh về tinh thần lại còn đủ bình tĩnh để giới hạn hành vi phạm tội chỉ ở mức gây thương tích hoặc gây hại cho sức khỏe của người bị hại.
Tuy nhiên thực tiễn xét xử cũng có những trường hợp sau khi bị đánh, người bị hại chưa chết ngay mà phải sau một thời gian nhất định mới bị chết. Nếu như không ở trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người theo quy định khoản 5 và khoản 6 Điều 134 Bộ luật Hình sự, nhưng vì người phạm tội bị kích động mạnh về tinh thần nên họ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc làm tổn hại đến sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh nhưng dẫn đến chết người. Nếu nạn nhân bị chết ngay hoặc sau vài giờ mới chết thì nên truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
Trích "Bình luận khoa học Bộ luật hình sự"
Đinh Văn Quế - Chánh Tòa Hình sự TAND tối cao