Trong tố tụng dân sự (ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt), đương sự yêu cầu toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Ngược lại, đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải chứng minh sự phản đối đó là có căn cứ và phải đưa ra chứng cứ để chứng minh.
luật sư giỏi
Như vậy, để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho mình, nguyên tắc chung làđương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án. Tuy nhiên, t rường hợp tài liệu, chứng cứ đã được giao nộp chưa bảo đảm đủ cơ sở để giải quyết vụ việc thì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ.
văn phòng luật sư
Về thời hạn giao nộp, Bộ Luật Tố tụng dân sự quy định:
Khi vụ án được giải quyết tại Tòa án cấp sơ thẩm, theo khoản 4 Điều 96 Bộ Luật tố tụng dân sự, thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử .
luật sư bào chữa
Trường hợp sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm đương sự mới cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ mà Tòa án đã yêu cầu giao nộp thì đương sự phải chứng minh lý do chính đáng của việc chậm giao nộp tài liệu, chứng cứ đó.
luật sư hình sự
Đối với tài liệu, chứng cứ mà trước đó Tòa án không yêu cầu đương sự giao nộp hoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự có quyền giao nộp, trình bày tại phiên tòa sơ thẩm hoặc các giai đoạn tố tụng tiếp theo của việc giải quyết vụ án dân sự.
luật sư ly hôn
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, theo quy định tại Điều 287 Bộ Luật Tố tụng dân sự, đương sự được quyền bổ sung tài liệu, chứng cứ sau đây: (i) Tài liệu, chứng cứ mà Tòa án cấp sơ thẩm đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không cung cấp, giao nộp được vì có lý do chính đáng; (ii) Tài liệu, chứng cứ mà Tòa án cấp sơ thẩm không yêu cầu đương sự giao nộp hoặc đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục sơ thẩm.
luật sư nhà đất
Ở giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm, theo quy định tại Khoản 1 Điều 330, Điều 357 Bộ Luật Tố tụng dân sự, đương sự có quyền cung cấp tài liệu, chứng cứ cho người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm nếu tài liệu, chứng cứ đó chưa được Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm yêu cầu đương sự giao nộp hoặc đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không giao nộp được vì có lý do chính đáng hoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án.
luật sư thừa kế
Tóm lại, về thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ, các đương sự phải giao nộp trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm. Việc giao nộp sau đó (tại phiên tòa sơ thẩm, giai đoạn phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm) thì việc giao nộp chỉ được chấp nhận khi (i) Đối với tài liệu, chứng cứ mà Tòa án đã yêu cầu giao nộp, đương sự phải chứng minh được “lý do chính đáng” của việc giao nộp trễ, (ii) Đối với tài liệu, chứng cứ mà Tòa án không yêu cầu giao nộp, đương sự phải chứng minh được mình đã không thể biết được các tài liệu, chứng cứ này trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm.
luật sư uy tín
Việc xác định thế nào là “lý do chính đáng” hay cơ sở nào để xác định đương sự đã “không thể biết” được các tài liệu, chứng cứ này trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm pháp luật chưa quy định rõ, mà đánh giá nó thế nào là “lý do chính đáng”, thế nào là “không thể biết” lại phụ thuộc phần nhiều vào quan điểm của Thẩm phán. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết nàyTôi xin trình bày một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến quy định về thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ và hậu quả của việc giao nộp tài liệu, chứng cứ trễ hạn.
công ty luật
Về nguyên tắc, tất cả các chứng cứ mà đương sự cung cấp khi đã quá thời hạn cung cấp do thẩm phán ấn định mà không có lý do chính đáng đều không được chấp nhận. Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự, vì nhiều lý do khác nhau, các đương sự không giao nộp tài liệu, chứng cứ đúng hạn; có không ít trường hợp do nhận thức pháp luật hạn chế, không biết nên giao nộp, cần giao nộp ở thời điểm nào, sợ “lộ bài” cho đối phương biết nên không cung cấp cho Tòa án, đợi đến phiên tòa mới giao nộp. Vấn đề đặt ra là, dù giao nộp trễ hạn, dù không có lý do chính đáng, nhưng nếu các chứng cứ giao nộp trễ hạn đó có ý nghĩa quan trọng trong việc làm sáng tỏ sự thật khách quan, làm thay đổi nội dung, bản chất của vụ án, mà nếu chấp nhận hay không chấp nhận sẽ làm đảo ngược pháp quyết của Tòa án. Trong trường hợp này, Thẩm phán có chấp nhận chứng cứ giao nộp trễ hạn hay không; việc từ chối xem xét các chứng cứ này, chấp nhận ra một bản án mà mình biết rằng, nếu không xem xét các chứng cứ trễ hạn, Bản án sẽ không đúng với sự thật khách quan liệu có phù hợp đạo đức và nhiệm vụ của tòa án là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân (Điều 2 Luật TTDS).
luật sư đất đai
Một mặt quy định nghĩa vụ giao nộp tài liệu chứng cứ là của đương sự, nhưng theo Khoản 2, Điều 97 Bộ Luật Tố tụng dân sự, trong trường hợp cần thiết Tòa án có thể tự mình thu thập chứng cứ. Thậm chí, theo Khoản 1, Điều 259 Bộ Luật Tố tụng dân sự, khi thấy “c ần phải xác minh, thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ mà nếu không thực hiện thì không thể giải quyết được vụ án và không thể thực hiện được ngay tại phiên tòa” thì Hội đồng xét xử còn phải tạm dừng phiên tòa. Như vậy, dù việc chứng minh là nghĩa vụ của đương sự, nhưng Tòa án cũng không thể phó mặc; làm sáng tỏ sự thật, đưa ra một bản án công bằng, đúng với tình tiết khách quan là nhiệm vụ, mục tiêu của công tác xét xử. Rõ ràng rằng, khi hồ sơ, chứng cứ bị thiếu, dù đang xét xử Tòa án cũng phải tạm dừng phiên tòa để thu thập thêm, thì không có lý do gì để từ chối chứng cứ mà đương sự giao nộp tại phiên tòa, dù là trễ hạn, nếu các chứng cứ này có ý nghĩa quyết định, làm thay đổi nội dung vụ án.
ly hôn nhanh
Các quy đinh trên cho thấy, quy định về thời hạn giao nộp và hậu quả của việc giao nộp tài liệu, chứng cứ trễ hạn không có sự đồng nhất với các quy định khác trong Bộ Luật tố tụng dân sự. Điều này, dẫn đến sự “tùy nghi” của thẩm phán trong việc áp dụng pháp luật. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất giữa các cấp tòa án. Không ít vụ án cấp sơ thẩm không xem xét chứng cứ trễ hạn nhưng Phúc thẩm lại xem xét; thậm chí, sơ thẩm, phúc thẩm không xem xét nhưng chứng cứ này lại được sử dụng làm cơ sở giám đốc thẩm, tái thẩm, dẫn đến bản án bị hủy, kéo dài thời gian giải quyết, làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của đương sự.
thuê luật sư
Trong tố tụng dân sự, quan hệ quyền lợi – nghĩa vụ cần được giải quyết là quan hệ giữa các đương sự. Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về thời hạn cung cấp chứng cứ nhằm nâng cao trách nhiệm chứng minh của đương sự.Nhưng ở góc độ khác, nhiệm vụ của thẩm phán, của tòa án, của công tác xét xử là đưa ra một phán quyết đúng pháp luật và đúng với tình tiết, sự thật khách quan, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của đương sự. Nếu phán quyết của tòa án, dù vì bất cứ lý do nào, nếu không phù hợp, không đúng sự thật khách quan thì rõ ràng là một sự thất bại của công tác xét xử. Do vậy, theo quan điểm của Tôi, Luật Tố tụng dân sự cần quy định rõ, việc không chấp nhận tài liệu, chứng cứ trễ hạn chỉ được áp dụng trong trường hợp chứng cứ trong hồ sơ vụ án đã đầy đủ, việc chấp nhận hay không chấp nhận không làm thay đổi nội dung, bản chất vụ án. Trong trường hợp ngược lại, Tòa án, thẩm phán phải xem xét chấp thuận. Điều này cũng phù hợp với nhiệm vụ, mục tiêu của luật pháp và công tác xét xử, đảm bảo sự thống nhất trong các quy định của Bộ Luật Tố tụng dân sự.
Đoàn Thị Thu Hiền
Trợ lý Luật sư
.