Hẳn mọi người đều nhận thấy một cảnh rất quen thuộc trong phim hình sự Mỹ: Khi còng tay nghi phạm, viên cảnh sát luôn có câu cửa miệng : “Anh có quyền im lặng Bất cứ điều gì anh nói có thể và sẽ được sử dụng để chống lại anh trước toà”. Tuy nhiên, it người biết câu nói này xuất phát từ một vụ án nổi tiếng của thập niên 1960 mà hai kiến trúc sư của nó là luật sư John Flynn và John Frank.
Cái tên Miranda xuất phát từ một vụ án mà nghi phạm là chính Miranda. Tuy nhiên, khi bị bắt và trong quá trình thẩm vấn, Miranda không được thông báo rằng anh ta có quyền mời luật sư bào chữa cho mình.
Tháng 6/1963, Miranda ra toà với tội danh cướp và cưỡng dâm, sau đó anh ta lãnh án tù.
Tháng 4/1965, Toà án Tối cao bang Arizona tái khẳng định bản án sơ thẩm, tuy nhiên quyết định này đã thu hút được sự chú ý của Robert J. Cocoran, một luật sư nổi tiếng.
Vốn là một cựu công tố viên nên Cocoran thừa biết rằng cảnh sát dễ dàng có được lời nhận tội ngay ban đầu từ những nghi phạm ít học, không hiểu biết đầy đủ về các quyền lợi hợp pháp của mình.
Cocoran gọi điện cho John J. Flynn, một luật sư chuyên về luật hình sự đề nghị nhận bào chữa vụ Miranda. Flynn đồng ý và lại nhờ John P. Frank giúp đỡ, cả hai sẽ làm việc trên tinh thần tự nguyện miễn phí.
Trong buổi sáng 28/2/1966 John Flynn có hai nhiệm vụ. Trước tiên, ông phải thuyết phục được cả 9 thẩm phán rút ra một kết luận rằng hầu hết công dân Mỹ đang ở trong tình thế bất lợi về pháp lý nếu họ bị cảnh sát truy xét. Thứ hai, John Flynn muốn các thẩm phán tập trung không phải vào vấn đề công dân có được cảnh báo về quyền của mình hay không mà là họ phải được cảnh báo vào lúc nào.
Bốn tháng sau, Chánh án Tòa án Tối cao Mỹ Earl Warren viết trong phán quyết rằng một người bị bắt giữ trước khi bị thẩm vấn phải được thông báo một cách rõ ràng rằng họ có quyền giữ im lặng và bất kỳ điều gì người đó nói ra sẽ được sử dụng để chống lại người đó trước Tòa án.
Người đó phải được thông báo rõ ràng rằng anh ta có quyền tư vấn với luật sư và có quyền có luật sư bên cạnh mình trong khi thẩm vấn và rằng nếu người đó là người nghèo, anh ta sẽ được chỉ định một luật sư đại diện.
Phán quyết của toà án Tối cao Mỹ lật ngược bản bán của Tòa án Tối cao bang Arizona, và cho rằng Miranda không phạm tội.
Phán quyết cũng khẳng định rằng chỉ khi nghi phạm được thông báo một cách rõ ràng và dứt khoát về những quyền hiến định của họ trước khi thẩm vấn thì những lời khai của họ mới được chấp nhận.
Quyền im lặng thực chất là nguyên tắc suy đoán vô tội có nguồn gốc từ Luật La Mã cổ đại cách đây trên 15 thế kỷ, song đã gần như bị tê liệt trong các tòa án vô nhân suốt thời trung cổ và chỉ được phục hưng kể từ cuộc cách mạng tư sản ở Âu Châu. Sự phục hồi của quyền này dẫn đến sự ra đời của một nguyên tắc khác chi phối toàn bộ pháp luật hình sự của thế giới, đó là quyền không tự tố giác.
Quyền được suy đoán vô tội và quyền không tự tố giác đã được ghi nhận trong Công ước Quyền dân sự của Liên Hợp Quốc mà Việt Nam là thành viên. Quyền im lặng cho đến khi có luật sư của mình chính là sự rút gọn của các quyền này. Ở Đức, quyền im lặng được đảm bảo rất rộng, bị cáo có quyền không khai báo, không nhận tội từ khi bị tình nghi đến khi bị xét xử.
Với lịch sử hình thành và phát triển như trên, quyền im lặng có thể coi là một thành tựu của nền tư pháp nhân loại. Ai đó ở Việt Nam cho rằng quyền này có thể bị lợi dụng để cản trở hoạt động điều tra, lập luận này là không chính đáng. Trách nhiệm không bỏ lọt tội phạm không thể quan trong hơn trách nhiệm không làm oan người vô tội. Suy cho cùng, việc điều tra, xét xử tội phạm cũng là nhằm bảo vệ quyền công dân, quyền con người. Sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu chính nó lại xâm phạm đến mục tiêu mà mình bảo vệ. Hơn nữa, như ông Hà Đình Quyền, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội từng khẳng định “Cơ quan điều tra Việt Nam là một trong những cơ quan giỏi nhất thế giới, phá án rất nhanh”, hà cớ gì cứ phải “lo bò trắng răng”?
Ngoài vấn đề quyền im lặng, một trong những bất cập lớn trong bộ luật TTHS Việt Nam hiện nay là quy định trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Theo quan điểm cá nhân, trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan điều tra, công tố. Do vậy, nếu hồ sơ, cáo trạng không đủ căn cứ buộc tội thì mặc nhiên tòa phải tuyên bị cáo vô tội. Việc tòa trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung để củng cố chứng cứ, vô hình trung tòa đã đi theo hướng xác định có tội, trái với nguyên tắc suy đoán vô tội.
Tại phiên họp lần thứ 18 của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương mới đây, đa số ý kiến đề nghị ghi nhận quyền im lặng vào BLTTHS để chống mớm cung, ép cung, dùng nhục hình, gây oan sai nhưng cần phải làm rõ khái niệm, nội hàm…
Tại phiên họp, đa số đại biểu đều cho rằng cần phải sớm đưa quyền im lặng vào BLTTHS. Tuy nhiên, còn ý kiến khác nhau xung quanh khái niệm, nội hàm của quyền này, cũng như quy định ra sao để người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo (gọi chung là nghi can) hiểu rõ hơn về quyền và trách nhiệm của họ.
Không khai báo cho tới khi có luật sư
Theo ông Nguyễn Doãn Khánh (Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương), nghi can có quyền không khai báo cho đến khi có luật sư tham gia vụ án. “Khi có luật sư tham gia tố tụng thì sẽ tránh được chuyện ép cung, mớm cung, dùng nhục hình gây ra oan sai. Còn nếu nghi can tự nguyện khai báo thì cũng cần quy định rõ thủ tục, trình tự để đảm bảo quyền con người” - ông Khánh nói.
Ủng hộ đề xuất này, ông Lê Thúc Anh (Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam) nhận xét: “Nghi can có quyền im lặng chờ luật sư tới để đảm bảo quyền lợi của chính họ, để tránh bị ép cung, dùng nhục hình”.
Ông Nguyễn Sơn (Phó Chánh án TAND Tối cao) thì đề nghị bên cạnh quyền im lặng, không khai báo những gì bất lợi cho mình, nghi can vẫn có quyền được chứng minh mình không có tội.
Không đưa ra chứng cứ bất lợi
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Quyền (Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam) lại nhấn mạnh rằng quyền im lặng thực chất cần được hiểu là người bị bắt, tạm giam, tạm giữ có quyền không đưa ra chứng cứ bất lợi. Khi đưa quyền im lặng vào thì cần phải có cách giải thích dễ hiểu, cụ thể nhằm tránh để nghi can nhầm lẫn giữa việc không đưa ra bất cứ chứng cứ nào bất lợi cho mình với việc không khai báo gì.
Quyền không đưa ra chứng cứ bất lợi cho mình của nghi can cũng là một trong những nội dung làm nóng phiên họp lần thứ 18 của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.
Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng BLTTHS hiện hành đã quy định về quyền này, chẳng hạn quy định trách nhiệm chứng minh phạm tội về các cơ quan tiến hành tố tụng; bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội. Hoặc quy định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền trình bày lời khai, đưa ra ý kiến, tức họ có thể thực hiện hoặc không thực hiện.
Luồng ý kiến thứ hai cho rằng cần phải quy định lại cụ thể về quyền này như sau: “Người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền không đưa ra các chứng cứ bất lợi cho mình”.
Nhiều chuyên gia pháp lý ủng hộ luồng ý kiến thứ hai. Bởi lẽ dù các quy định hiện hành đã gián tiếp thừa nhận người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền không đưa ra chứng cứ buộc tội hay các chứng cứ bất lợi cho mình nhưng chưa đủ rõ nên cơ quan tố tụng, người tiến hành tố tụng có thể hiểu và vận dụng khác nhau.
luật sư giỏi luật sư uy tín luật sư bào chữa luật sư doanh nghiệp tìm luật sư giỏi tim luat su