Trong Tố tụng hình sự Việt Nam, Tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử, trong đó: Xét xử sơ thẩm là cấp xét xử thứ nhất và xét xử phúc thẩm là cấp xét xử thứ hai. Bản án, Quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị để yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm. Quy định và thực hiện chế độ hai cấp xét xử không ngoài mục đích xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm và cũng không làm oan, sai người vô tội. xét xử phúc thẩm là cấp xét xử thứ hai nhưng không bắt buộc đối với mọi vụ án mà được tiến hành khi có kháng cáo, kháng nghị hợp pháp đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án chưa có hiệu lực pháp luật.
luat su gioi
Về mặt lý luận, xét xử phúc thẩm không những là một cấp xét xử mà còn là một giai đoạn của tố tụng hình sự, trong đó Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị nhằm khắc phục sai lầm của Tòa án cấp dưới, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân[1] . Đây cũng là cơ sở lý luận mà Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003 đã quy định lại tính chất của xét xử phúc thẩm (Điều 230) khác với Bộ luật Tố tụng hình sự (TTHS) năm 1988 (Điều 204) để có sự phân định với giám đốc thẩm, tái thẩm chỉ là thủ tục “xét lại” bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà không phải là một cấp xét xử.
luật sư giỏi
Tất cả những quy định trên cho thấy, kháng cáo là một trong những cơ sở pháp lý làm phát sinh thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án hình sự, nhưng trước hết kháng cáo là quyền tố tụng quan trọng, được pháp luật TTHS Việt Nam ghi nhận và bảo đảm thực hiện để những chủ thể có quyền kháng cáo được bày tỏ sự không đồng tình của mình đối với phán quyết của Tòa án thể hiện trong bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, khái niệm về kháng cáo, quyền kháng cáo nói chung, quyền kháng cáo của bị cáo nói riêng chưa được định nghĩa ở góc độ pháp luật và về phương diện lý luận vẫn còn những cách hiểu khác nhau. Việc làm rõ những khái niệm này có ý nghĩa trong việc nhận thức đúng đắn cả lý luận và thực tiễn về quyền kháng cáo của bị cáo.
luat su uy tin
Ở góc độ ngôn ngữ, “kháng” có nghĩa là “chống lại” , “kháng cáo” được hiểu là “chống án lên Tòa án cấp trên yêu cầu xét xử lại” [2] .
Tác giả Đinh Văn Quế cho rằng: “Kháng cáo là biểu thị sự bất đồng của mình đối với bản án hoặc quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp trên xét xử lại” [3] . Quan điểm này xác định đối tượng kháng cáo là bản án hoặc quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm, nhưng chưa thể hiện rõ đó là bản án, quyết định có hiệu lực hay chưa có hiệu lực pháp luật, khi cả về mặt lý luận và pháp luật TTHS đã có sự phân định về đối tượng của kháng cáo, kháng nghị, khiếu nại giữa các thủ tục xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm, cũng như chưa khẳng định rõ Tòa án cấp trên có thẩm quyền xét xử lại bản án hoặc quyết định sơ thẩm là Tòa án cấp nào.
luật sư uy tín
Giáo trình Luật TTHS Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội đã đưa ra khái niệm chung về kháng cáo và kháng nghị. Theo đó, kháng cáo được hiểu là: “Quyền của những người tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật được đề nghị tòa án cấp trên trực tiếp xét lại bản án và quyết định của tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật” [4] . Đây là quan điểm khá hợp lý, khẳng định rõ đối tượng kháng cáo là bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án chưa có hiệu lực pháp luật và Tòa án có thẩm quyền phúc thẩm là Tòa án cấp trên trực tiếp của Tòa án đã ra bản án, quyết định sơ thẩm là phù hợp với lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, thuật ngữ “xét lại” trong khái niệm này chưa phản ánh đúng tính chất của xét xử phúc thẩm và nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử, vì phúc thẩm không chỉ “xét lại” mà còn “xét xử lại” .
van phong luat su
Cũng là một quan điểm khoa học pháp lý, Từ điển Luật học quan niệm kháng cáo và quyền kháng cáo là những khái niệm độc lập, khi khẳng định kháng cáo là “Quyền theo luật định của những người tham gia tố tụng được đề nghị Tòa án cấp trên trực tiếp xét lại bản án và quyết định của Tòa án sơ thẩm đang còn trong thời gian kháng cáo”[5] , còn quyền kháng cáo được hiểu là “Quyền mà pháp luật dành cho những người tham gia tố tụng được đề nghị Tòa án cấp trên trực tiếp xét lại bản án và quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm đang còn trong thời hạn kháng cáo”[6] .
văn phòng luật sư
Về phương diện pháp luật, quyền kháng cáo được ghi nhận không chỉ trong Bộ luật TTHS các năm 1988, 2003 của nước ta mà còn trong các văn bản quy phạm pháp luật khác về TTHS hiện hành và trước đây. Điều 34 Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa về tổ chức Tòa án và ngạch Thẩm phán (Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946) đã quy định:“Tòa đại hình xử sơ thẩm . Ông Biện lý, bị can và nguyên đơn có quyền chống án lên Tòa thượng thẩm ”[7] . Theo quy định này, “chống án” được hiểu là kháng cáo nhưng “chống án” không chỉ bao gồm kháng cáo mà còn là “kháng nghị” .
luat su hinh su
Sự đồng nghĩa trên chỉ có thể xem xét ở góc độ: kháng cáo và chống án đều là cơ sở pháp lý làm phát sinh thủ tục, thẩm quyền XXPT của Tòa án. Bởi ngoài ý nghĩa này, chống án còn đồng nghĩa với kháng án và đều được hiểu là chống lại bản án, mà bản án này bao gồm cả bản án chưa có hoặc đã có hiệu lực pháp luật. Trước khi Bộ luật TTHS được ban hành, theo quy định của Sắc lệnh số 112/SL ngày 28/6/1946 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa về bổ khuyết sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946, thì khái niệm kháng án được dùng trong trường hợp những người tham gia tố tụng (TGTT) vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm hoặc phúc thẩm yêu cầu Tòa án cấp sơ thẩm hoặc phúc thẩm xét xử lại có mặt họ, gọi là kháng án khuyết tịch[8] và sau đó, Bản hướng dẫn về trình tự tố tụng phúc thẩm hình sự ban hành kèm theo Thông tư số 19-TATC ngày 02/10/1974 của Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) gọi là chống án vắng mặt[9] . Từ khi Bộ luật TTHS năm 1998 được ban hành, việc chống án vắng mặt không còn đặt ra, nên khái niệm này không còn dùng trong TTHS, kể cả khái niệm kháng án.
luật sư hình sự
Chúng tôi cho rằng, để làm rõ một cách hợp lý và khoa học về khái niệm quyền kháng cáo của bị cáo trong TTHS Việt Nam, cần xuất phát từ những cơ sở lý luận sau đây:
Thứ nhất , trong TTHS Việt Nam, yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đó chưa có hiệu lực pháp luật là quyền của nhiều chủ thể khác nhau. Đây là quyền tố tụng quan trọng được pháp luật TTHS ghi nhận, bảo đảm thực hiện, phân định thành quyền kháng cáo và quyền kháng nghị. Cơ sở của sự phân định này chính là địa vị pháp lý, tư cách tố tụng của chủ thể tham gia vào quá trình giải quyết vụ án hình sự. Theo đó, kháng cáo là quyền tố tụng thuộc về người tham gia tố tụng và kháng nghị là quyền tố tụng thuộc về cơ quan hoặc người tiến hành tố tụng. Như vậy, ở mức độ khái quát nhất, kháng cáo là tên gọi của một quyền tố tụng mà pháp luật dành cho những người tham gia tố tụng, là sự thừa nhận quyền tự nhiên vốn có của con người và tư cách tố tụng là cơ sở để phân biệt quyền kháng cáo với quyền kháng nghị trong TTHS Việt Nam. Chínhxuất phát từ sự phân định này, lần đầu ghi nhận quyền được yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đó chưa có hiệu lực pháp luật đối với người bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất, Bộ luật TTHS năm 2003 đã quy định họ là chủ thể có quyền kháng cáo. Việc pháp luật quy định kháng nghị theo các thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là quyền tố tụng thuộc về người tiến hành tố tụng cũng xuất phát từ sự phân định đó.
luật sư bào chữa
Thứ hai , kháng cáo là quyền luật định cho những người tham gia tố tụng trong giai đoạn xét xử nhưng không phải người tham gia tố tụng nào cũng có quyền kháng cáo. Người tham gia tố tụng hình sự là chế định được quy định rõ ràng trong bộ luật TTHS. Về cơ bản, khoa học luật TTHS đã có sự thống nhất trong việc phân loại những người tham gia tố tụng. Theo đó, những người tham gia tố tụng trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự có thể chia thành ba nhóm:
Nhóm thứ nhất : Người tham gia tố tụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình gồm: bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
luat su bao chua
Nhóm thứ hai : Người tham gia tố tụng nhằm giúp đỡ người có quyền và lợi ích hợp pháp bao gồm: người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Đây là những người tham gia tố tụng nhằm giúp đỡ những người thuộc nhóm thứ nhất.
Nhóm thứ ba : Người tham gia tố tụng nhằm giúp cơ quan THTT xác định sự thật của vụ án gồm: người làm chứng, người giám định, người phiên dịch[10] .
luat su bao chua gioi
Quyền kháng cáo là phương tiện để những người tham gia tố tụng bày tỏ sự không đồng tình của mình đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật nên trước hết, chủ thể có quyền kháng cáo đương nhiên là người tham gia tố tụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản thân mình (nhóm thứ nhất). Người tham gia tố tụng nhằm giúp đỡ người có quyền và lợi ích hợp pháp (nhóm thứ hai) là người có kiến thức pháp luật hoặc sự hiểu biết, khả năng bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người tham gia tố tụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình. Sự tham gia tố tụng của những người này giúp các cơ quan THTT làm rõ các tình tiết có liên quan đến vụ án, tránh được những sai lầm có thể mắc phải và trong một số trường hợp để bảo đảm sự dân chủ, bình đẳng trong TTHS. Song, với những người có quyền và lợi ích hợp pháp cần được giúp đỡ thì tự thân họ cũng có quyền bày tỏ sự không đồng tình đối với phán quyết của Tòa án. Vì vậy, trong những trường hợp mà người có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến việc giải quyết vụ án không có khả năng, năng lực hành vi đầy đủ để bày tỏ sự không đồng tình đối với phán quyết của Tòa án, thì việc quy định quyền kháng cáo cho người tham gia tố tụng nhằm giúp đỡ người có quyền và lợi ích hợp pháp là cần thiết và mang tính nhân đạo, tôn trọng quyền con người của những người tham gia tố tụng mà họ giúp đỡ. Đối với người tham gia tố tụng nhằm giúp cơ quan THTT xác định sự thật của vụ án như: người làm chứng, người giám định và người phiên dịch, ngoài nghĩa vụ tham gia tố tụng do luật định thì những người này không có quyền lợi liên quan đến việc giải quyết vụ án, nên sẽ không có ý nghĩa gì nếu quan niệm và ghi nhận cho họ là chủ thể có quyền kháng cáo trong TTHS.
luật sư bào chữa giỏi
Từ những cơ sở lý luận đó, cho thấy pháp luật TTHS Việt Nam đã hoàn toàn hợp lý khi quy định chủ thể có quyền kháng cáo bao gồm: (1) Bị cáo, người đại diện theo pháp luật của bị cáo. (2) Người bào chữa cho bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất. (3) Người bị hại, người đại diện theo pháp luật của người bị hại trong trường hợp người bị hại chết hoặc trong trường hợp là người bị hại chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất. (4) Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền của họ. (5) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền của họ. (6) Người bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất. (7) Người được Tòa án tuyên bố là không có tội[11] .
luat su gioi tphcm
Do đó, chỉ những chủ thể là người tham gia tố tụng được pháp luật quy định mới có quyền kháng cáo. Nói cách khác, quyền kháng cáo là quyền mà pháp luật quy định cho những người tham gia tố tụng cụ thể. Khi họ kháng cáo cũng có nghĩa là thực hiện quyền tố tụng mà pháp luật dành cho mình. Vì vậy, nếu kháng cáo không dùng để chỉ tên gọi của một quyền tố tụng được phân định theo tư cách tố tụng, tác giả thống nhất với quan điểm kháng cáo còn được nhìn nhận ở góc độ là hành vi mang tính tố tụng[12] . Đó là việc yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án hoặc quyết định sơ thẩm đó chưa có hiệu lực pháp luật.
Thứ ba , cũng như việc thực hiện những quyền tố tụng khác, chủ thể có quyền kháng cáo phải thực hiện quyền đó theo đúng cách thức, thời điểm của quá trình tố tụng và nội dung pháp lý chứa đựng phạm vi, yêu cầu cụ thể của chủ thể có quyền. Bởi lẽ, quyền kháng cáo không thể coi là được thực hiện trên thực tế nếu nó không biểu hiện bằng những cách thức cụ thể - là cơ sở để ghi nhận việc thực hiện đó. Do quyền kháng cáo có đối tượng kháng cáo là cơ sở phân biệt với thủ tục xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm nên phải được thực hiện trong khoảng thời gian hoặc thời điểm mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Xuất phát từ những quyền lợi hợp pháp cần được bảo vệ và sự không đồng tình với bản án, quyết định sơ thẩm mà mỗi chủ thể có quyền kháng cáo sẽ được kháng cáo những vấn đề gì và yêu cầu cụ thể như thế nào để vừa bảo đảm quyền lợi của mình, vừa tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của những chủ thể khác.
Khái quát những vấn đề mang tính lý luận trên, cho thấy quyền kháng cáo phải được thực hiện đúng thủ tục, thời hạn và giới hạn cho phép. Vì vậy, thủ tục, thời hạn và giới hạn của việc kháng cáo là vấn đề vừa mang tính lý luận vừa mang tính pháp lý. Việc tuân thủ về thủ tục, thời hạn và giới hạn của việc kháng cáo của những chủ thể có quyền kháng cáo còn là cơ sở khẳng định tính hợp pháp của kháng cáo. Đây không chỉ là biểu hiện cụ thể của quan niệm quyền không tách rời nghĩa vụ, mà còn là cơ sở bảo đảm quyền kháng cáo và sự tôn trọng quyền con người trong TTHS. Bởi việc quy định thủ tục, thời hạn và giới hạn của việc kháng cáo mang tính khả thi là đòi hỏi tất yếu khi đã thừa nhận quyền kháng cáo, nếu không thì quyền kháng cáo trong TTHS chỉ mang tính hình thức.
luật sư giỏi tphcm
Trên thực tế, để được Tòa án xem xét, giải quyết lại vụ án theo thủ tục phúc thẩm thì chủ thể có quyền kháng cáo phải kháng cáo đúng thủ tục, thời hạn và giới hạn của việc kháng cáo theo quy định của pháp luật. Nói cách khác, kháng cáo đó phải hợp pháp về chủ thể có quyền, đúng thủ tục, thời hạn và thuộc giới hạn của việc kháng cáo. Kháng cáo do người không có quyền kháng cáo thực hiện là một dạng kháng cáo không hợp pháp. Tuy nhiên, về mặt lý luận, nếu xem kháng cáo là hành vi mang tính tố tụng, thì phải là hành vi của chủ thể có quyền kháng cáo. Bởi vì, với việc yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án hoặc quyết định sơ thẩm đó chưa có hiệu lực pháp luật, nếu không xem hành vi đó là của chủ thể có quyền kháng cáo, thì không có cơ sở để phân biệt được đâu là hành vi kháng cáo với hoạt động kháng nghị phúc thẩm của VKS.
Thứ tư , cùng là chủ thể có quyền kháng cáo nên bên cạnh những điểm tương đồng, quyền kháng cáo của bị cáo cũng có những điểm khác biệt cơ bản so với quyền kháng cáo của các chủ thể khác trong TTHS. Sự khác biệt đó thể hiện ở mục đích và giới hạn của việc kháng cáo và do địa vị tố tụng của bị cáo quy định. Trong số các chủ thể được luật quy định quyền kháng cáo, bị cáo là người có quyền và lợi ích hợp pháp gắn liền với việc giải quyết vụ án nên việc kháng cáo của bị cáo là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chính mình. Trong khi đó, đối với những người không có quyền, lợi ích liên quan đến việc giải quyết vụ án như người đại diện hợp pháp, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi cho người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất, thì việc kháng cáo của họ là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người mà họ có trách nhiệm bào chữa, bảo vệ quyền lợi, thể hiện sự nhân đạo của pháp luật, góp phần bảo đảm cho việc giải quyết vụ án được khách quan, đúng pháp luật.
Bị cáo là người bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Trong giai đoạn tố tụng này, bị cáo tiếp tục mang địa vi pháp lý của người bị buộc tội. Trách nhiệm pháp lý của bị cáo được xác định trong bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có liên quan đến nhiều vấn đề về tội danh, hình phạt áp dụng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại, các quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý khác. Vì vậy, phạm vi quyền và lợi ích hợp pháp cần được bày tỏ thái độ để bảo vệ rất đa dạng không bị hạn chế. Đó cũng là cơ sở lý luận mà pháp luật TTHS quy định quyền được kháng cáo một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định sơ thẩm cho bị cáo.
[1] Trường Đại học luật Hà Nội (2010), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr.406.
[2] Thái Xuân Đệ (2010), Từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, tr.394.
[3] Đinh Văn Quế (1998), Thủ tục phúc thẩm trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 13.
4 Trường Đại học luật Hà Nội, tlđd 1, tr.407.
[5] Từ điển Luật học (1999), NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội, tr. 249.
[6] Từ điển Luật học, tlđd 5, tr. 403.
[8] Tòa án nhân dân tối cao (1976), Tập hệ thống hóa luật lệ về tố tụng hình sự, Hà Nội, tr. 205.
[9] Tòa án nhân dân tối cao, tlđd 8, tr. 219, 220.
[10] Võ Thị Kim Oanh (2011), Xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Đai học Quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh, tr.139, 140.
[11] Điều 231 BLTTHS năm 2003 và mục 1 phần I Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08/12/2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ tư “Xét xử phúc thẩm” của BLTTHS năm 2003.
[12] Hồ Sỹ Sơn (2010), “Quyền kháng cáo của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự Việt Nam - Thực trạng và các giải pháp bảo đảm”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (6), tr.8.