Điều 207 Bộ Luật hình sự quy định về tội đua xe trái phép:
1. Người nào đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ gây thiệt hại cho sức khoẻ, tài sản của người khác hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác;
b) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
c) Tham gia cá cược;
d) Chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép;
đ) Đua xe nơi tập trung đông dân cư;
e) Tháo dỡ các thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua;
g) Tái phạm về tội này hoặc tội tổ chức đua xe trái phép.
3. Phạm tội trong trường hợp tái phạm nguy hiểm hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.
CÁC TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI CỤ THỂ
luat su
1. Phạm tội trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 207 Bộ luật hình sự
luật sư
Theo quy định tại khoản 1 Điều 207 Bộ luật hình sự, thì người phạm tội có thể thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm, là tội phạm ít nghiêm trọng.
van phong luat su
Khi quyết định hình phạt, nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng hình phạt tiền hoặc hình phạt cải tạo không giam giữ. Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến ba năm tù.
văn phòng luật sư
2. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 207 Bộ luật hình sự
luat su ly hon
a. Gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác
luật sư ly hôn
Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp phạm tội quy định tại điểm e khoản 2 Điều 206 Bộ luật hình sự đối với tội tổ chức đua xe trái phép, chỉ khác ở chỗ thiệt hại về tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác là do hành vi đua xe trái phép trực tiếp gây ra, không bao gồm thiệt hại về tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người đua xe trái phép. Nếu người đua xe trái phép tự gây ra thiệt hại về tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng về sức khoẻ, tài sản cho chính mình thì không tính để xác định tình tiết là yếu tố định khung hình phạt theo điểm a khoản 2 của điều luật.
luat su thua ke
b. Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn
luật sư thừa kế
Điểm b khoản 2 của điều luật quy định hai trường hợp phạm tội khác nhau nhưng có cùng một tính chất, mức độ nguy hiểm, đó là: Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn.
luat su hinh su
Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm là trường hợp người phạm tội do tham gia vào cuộc đua xe trái phép gây tai nạn cho người khác nhưng đã bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm.
luật sư hình sự
Nói chung người tham gia đua xe trái phép gây tai nạn ít có trường hợp không bỏ chạy vì họ không chỉ trốn tránh trách nhiệm đối với người bị tai nạn mà còn phải trốn tránh về hành vi đua xe trái phép. Tuy nhiên, nếu người phạm tội không bỏ chạy mà tai nạn xảy ra chỉ là thiệt hại cho sức khoẻ của người khác có tỷ lệ thương tật dưới 31% thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 của Điều 207 Bộ luật hình sự; nếu bỏ chạy thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm b khoản 2 của Điều 207 Bộ luật hình sự. Nếu tai nạn xảy ra là tính mạng hoặc thiệt hại cho sức khoẻ của người khác mà có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên thì người phạm tội vừa thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 vừa thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 của Điều 207 Bộ luật hình sự (tức là có hai tình tiết là yếu tố định khung hình phạt).
luat su bao chua gioi
Nếu người phạm tội bỏ chạy vì lý do bị đe doạ đến tính mạng và đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất; cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cũng như cuộc đua xe trái phép cho cơ quan công an thì không bị coi là bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm.
Cố ý không cứu giúp người bị nạn là trường hợp người phạm tội do đua xe trái phép gây thiệt hại cho sức khoẻ hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại dến tính mạng, sức khoẻ của người khác nhưng đã cố ý không cứu giúp người bị nạn.
luật sư bào chữa giỏi
Cố ý không cứu giúp là có điều kiện cứu mà không cứu, đã có yêu cầu của người khác nhưng vẫn không cứu giúp. Hành vi cố ý không cứu giúp không nhất thiết phải dẫn đến hậu quả là người bị nạn chết hoặc bị tổn hại nghiêm trọng đến sức khoẻ.
Trường hợp phạm tội này tương tự như trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự đối với tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thong đường bộ, chỉ khác ở chỗ người gây tai nạn là người tham gia vào cuộc đua xe trái phép.
c. Tham gia cá cược
Trường hợp phạm tội này là người tham gia cuộc đua đồng thời là người tham gia cá cược về việc thắng thua của cuộc đua, tức là vừa có hành vi đua xe trái phép vừa có hành vi đánh bạc.
Người đua xe trái phép có thể cá cược với người cùng đua xe, nhưng cũng có thể các cược với người khác không cùng đua xe. Nếu cá cược với người không cùng đua xe thì người đua xe bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tôị đua xe trái phép thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 207 Bộ luật hình sự mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thêm tội đánh bạc, còn người không tham gia đua xe có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc, nếu có đủ các yếu tố quy định tại Điều 248 Bộ luật hình sự.
d. Chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép
Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp phạm tội quy định tại điểm c khoản 2 Điều 206 Bộ luật hình sự đối với người tổ chức đua xe trái phép, chỉ khác ở chỗ hành vi chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép do chính người đua xe trái phép thực hiện.
thue luat su
Nếu hành vi chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép mà gây thiệt hại đến tính mạng thì ngoài tội đua xe trái phép quy định tại điểm d khoản 2 Điều 207 Bộ luật hình sự, người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự; nếu gây thiệt hại đến sức khoẻ của người có trách nhiệm bảo đảm trật tự an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép có tỷ lệ thương tật thì tù trường hợp người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác thuộc trường hợp quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự.
thuê luật sư
Chỉ coi là phạm tội đua xe trái phép thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 207 Bộ luật hình sự nếu hành vi chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép chưa gây ra thị về tính mạng hoặc sức khoẻ của người có trách nhiệm bảo đảm trật tự an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép. Tuy nhiên, họ sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thêm tội chống người thi hành công vụ theo Điều 257 Bộ luật hình sự nữa.
đ. Đua xe nơi tập trung đông dân cư
Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp phạm tội quy định tại điểm d khoản 2 Điều 206 Bộ luật hình sự, chỉ khác ở chỗ: trường hợp phạm tội này là đối với người đua xe trái phép. Thông thường, người tổ chức đua xe ở nơi đông dân cứ thì người đua xe cũng là người chịu chung tình tiết là yếu tố định khung hình phạt này. Tuy nhiên, cũng không phải bao giờ việc tổ chức với thực tế cuộc đua diễn ra như nhau. Thực tế có trường hợp cuộc đua xe không phải vì nó được tổ chức mà do những người tham gia giao thông tự thoả thuận với nhau và trong khi đua, họ đã đi qua nơi tập trung đông dân cư. Nếu người tổ chức đua xe có kế hoạch sẽ đua xe ở nơi đông dân cư, nhưng vì lý do nào đó mà người đua xe không đua ở nới đông dân cư thì người đua xe vẫn không chịu trách nhiệm về tình tiết đua xe nơi tập trung đông dân cư.
e. Tháo dỡ các thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua
Trường hợp phạm tội này hoàn toàn tương tự với trường hợp phạm tội quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 206 Bộ luật hình sự đối với người tổ chức đua xe trái phép. Việc tháo dỡ thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua có thể do người đua xe tự tháo, nhưng có thể do người khác tháo. Tuy nhiên, người đua xe phải biết là phương tiện mà mình điều khiển để đua đã bị tháo dỡ thiết bị an toàn. Nếu người đua xe hoàn toàn không biết phương tiện mà mình điều khiển khi tham gia vào cuộc đua đã bị tháo dỡ thiết bị an toàn thì không thuộc trường hợp phạm tội này; nếu không có các tình tiết là yếu tố định khung hình phạt khác thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 của điều luật.
g. Tái phạm về tội này hoặc tội tổ chức đua xe trái phép
Trường hợp phạm tội này hoàn toàn tương tự với trường hợp phạm tội quy định tại điểm g khoản 2 Điều 206 Bộ luật hình sự đối với người tổ chức đua xe trái phép.
Tuy nhiên, khi xác định tình tiết này cần chú ý với tình tiết là yếu tố định tội quy định tại khoản 1 của điều luật. Nếu người phạm tội chưa gây thiệt hại cho sức khoẻ, tài sản của người khác hoặc chưa bị xử phạt hành chính về hành vi này mà tái phạm tội này hoặc tội tổ chức đua xe trái phép thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 của điều luật. Người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm g khoản 2 Điều 207 Bộ luật hình sự khi hành vi đua xe trái phép đã gây thiệt hại cho sức khoẻ, tài sản của người khác hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn thuộc trường hợp tái phạm.
Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 207 Bộ luật hình sự, người phạm tội có thể bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm, là tội phạm nghiêm trọng.
Nếu chỉ thuộc một trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật và người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự phạt dưới hai năm tù.
Nếu thuộc nhiều trường hợp quy định tại khoản 2 điều luật và người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến bảy năm tù.
3. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 207 Bộ luật hình sự
Khoản 3 của điều luật quy định hai tình tiết là yếu tố định khung hình phạt, đó là: người phạm tội là người tái phạm nguy hiểm và gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Về nội dung của hai tình tiết này hoàn toàn tương tự như trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 206 Bộ luật hình sự đối với người phạm tội tổ chức đua xe trái phép, chỉ khác ở chỗ: người phạm tội là người đua xe trái phép.
Cũng tương tự như trường hợp quy định tại điểm g khoản 2 của điều luật, người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 207 Bộ luật hình sự khi hành vi đua xe trái phép đã gây thiệt hại cho sức khoẻ, tài sản của người khác hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm.
Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 207 Bộ luật hình sự, người phạm tội có thể bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm, là tội phạm rất nghiêm trọng.
Nếu thuộc một trường hợp quy định tại khoản 3 của điều luật và người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự phạt dưới năm năm tù nhưng không được dưới hai năm.
Nếu thuộc cả hai trường hợp quy định tại khoản 3 điều luật hoặc tuy chỉ thuộc một trường hợp quy định tại khoản 3 nhưng lại tập trung nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 của điều luật và người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến mười lăm năm tù.
4. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 207 Bộ luật hình sự
Trường hợp phạm tội này cũng hoàn toàn tương tự với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 206 Bộ luật hình sự đối với người phạm tội tổ chức đua xe trái phép, chỉ khác ở chỗ: người phạm tội trong trường hợp này là người đua xe trái phép. Nội dung của tình tiết này hoàn toàn giống với tình tiết quy định tại khoản 4 Điều 206 Bộ luật hình sự.
Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 206 Bộ luật hình sự, người phạm tội có thể bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm tù, là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự phạt dưới mười hai năm tù nhưng không được dưới năm năm.
Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể và còn tập trung nhiều tình tiết quy định tại khoản 2, khoản 3 của điều luật, thì có thể bị phạt đến hai mươi năm tù.
5. Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội
Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.
Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội đua xe trái phép cũng giống với hình phạt bổ sung đối với người phạm tội tổ chức đua xe trái phép, nên khi áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung đối với người phạm tội đua xe trái phép cũng cần chú ý:
- Chỉ áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung nếu người phạm tội không bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính;
- Chỉ áp dụng mức phạt tiền trong khung hình phạt đã quy định;
- Nếu không áp dụng hình phạt tiền thì phải nêu rõ lý do trong bản án.
Trích "Bình luận khoa học Bộ luật hình sự"
Nguyễn Đan Quế - Chánh Tòa hình sự, TAND tối cao