Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được việc nuôi con thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Việc giải quyết tranh chấp quyền trực tiếp nuôi con phải được giải quyết trong vụ án ly hôn.
Theo quy định pháp luật, thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền trực tiếp nuôi con là Tòa án.
Căn cứ để quyết định người trực tiếp nuôi con dựa vào quyền lợi mọi mặt của con; con từ 9 tuổi trở lên thì xét thêm nguyện vọng của con. Về nguyên tắc, Con dưới 36 tháng tuổi thì giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác.
2. Thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn
Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Tòa án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.
3. Trình tự thủ tục thay đổi quyền nuôi con
- Bước 1: Quý khách nộp hồ sơ khởi kiện về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con tại TAND quận/huyện nơi bị đơn (người trực tiếp nuôi con) đang cư trú, làm việc;
- Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;
- Bước 3: Quý khách nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
- Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.
4. Thời gian giải quyết
- Thời hạn chuẩn bị xét xử: Từ 4 đến 6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án;
- Thời hạn mở phiên tòa: Từ 1 đến 2 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
5. Hồ sơ khởi kiện đề nghị thay đổi người trực tiếp nuôi con
- Đơn khởi kiện;
- Bản án ly hôn;
- Sổ hộ khẩu, CMND (bản sao chứng thực);
- Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực);
- Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con là có căn cứ và hợp pháp.
6. Một số lưu ý
- Bên không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con;
- Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con (bố/mẹ bé) vẫn có nghĩa vụ và quyền trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng cho con chưa thành niên hoặc đã thành niên mà bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
- Một số căn cứ để xác định là có khả năng trực tiếp nuôi con tốt cho quyền lợi mọi mặt của con: căn cứ vào tình trạng trong quá trình đã nuôi dạy con; điều kiện vật chất, thời gian để chăm sóc cho con (ví dụ: công việc, tài sản, nhận xét của trường…).