Việc phụ thuộc quá nhiều vào con dấu như hiện nay tồn tại nhiều bất hợp lý và gây ra không ít hậu quả đáng tiếc đối với doanh nghiệp.
Hội thảo “Con dấu của doanh nghiệp – Sự cải tổ cần thiết” do Viện nghiên cứu kinh tế và quản lý trung ương tổ chức chỉ ra tồn tại, bất hợp lý và những hậu quả đáng tiếc đối với doanh nghiệp khi phụ thuộc quá nhiều vào con dấu.
Theo báo cáo Doing Business 2014 của Ngân hàng Thế giới, Doanh nghiệp phải thực hiện 10 thủ tục với thời gian lên tới 34 ngày để khởi nghiệp kinh doanh ở Việt Nam. Trong số đó, thủ tục liên quan đến con dấu mất ít nhất 6 ngày. Hiện nay, hầu hết các nước thu nhập cao trong khối OECD đã bãi bỏ con cấu trong các giao dịch của doanh nghiệp.
Theo đánh giá của các chuyên gia, tại Việt Nam, vai trò của con dấu đối với doanh nghiệp được quy định trong điều 36 – Luật Doanh nghiệp 2005 không những không đem lại sự đảm bảo chắc chắn cho các giao dịch, đồng thời con dấu còn dễ dàng bị làm giả và tạo nhiều phiền hà cho doanh nghiệp.
Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2015 sẽ chính thức bỏ con dấu
Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) với 85,51% ĐBQH tham gia biểu quyết tán thành. Đồng nghĩa, tới đây con dấu của doanh nghiệp sẽ chính thức được dỡ bỏ.
Một trong những nội dung được quan tâm nhất trong dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) là bỏ con dấu doanh nghiệp. Cụ thể, theo quy định tại Điều 44, doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp.
Đồng thời, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của điều lệ công ty. Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu.
Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) tại Quốc hội sáng 26/11, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho biết, về con dấu doanh nghiệp có ý kiến ĐB đề nghị nghiên cứu thêm để phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành về quản lý và sử dụng con dấu cũng như có biện pháp bảo đảm con dấu có giá trị pháp lý và không bị giả mạo.
Tuy nhiên, sau khi thẩm tra Ủy ban thường vụ Quốc hội cho rằng, doanh nghiệp có quyền tự chủ quyết định về hình thức, nội dung và việc quản lý, sử dụng con dấu. Đồng thời, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Khi tham gia các hoạt động kinh doanh, bên đối tác đương nhiên có các biện pháp kiểm tra toàn diện về doanh nghiệp, kể cả tính xác thực của con dấu để hai bên có thể tin tưởng, ký kết, thực hiện giao dịch.
Trước ý kiến ĐBQH đề nghị quy định rõ người có thẩm quyền quản lý con dấu trường hợp doanh nghiệp có nhiều người đại diện theo pháp luật. Nhưng theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc quản lý, sử dụng con dấu là quyền của doanh nghiệp, được quy định trong điều lệ công ty. Để làm rõ hơn nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉnh lý khoản 3 Điều 44 của dự án Luật như sau: “Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty”.
Như vậy, sau nhiều tranh cãi, cuối cùng con dấu doanh nghiệp tới đây sẽ được chính thức dỡ bỏ. Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, đây sẽ là sự cởi trói lớn dành cho doanh nghiệp.
Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) gồm 10 chương, 213 điều và sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2015.
Con dấu doanh nghiệp sẽ mang ý nghĩa dấu hiệu nhận biết của doanh nghiệp hơn là một yếu tố có tính pháp lý (*)
Ông Phan Đức Hiếu, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Bộ KH&ĐT), thành viên ban soạn thảo Nghị định hướng dẫn Luật DN 2014, cho biết cải cách này đòi hỏi các DN và các bên liên quan đến DN phải thay đổi thói quen giám sát đối tác về nội dung chứ không phải xem đối tác có hay không có con dấu. Khi ý nghĩa của con dấu bị giảm xuống, xã hội phải giám sát nhau thực chất hơn. Từ đó giảm được chi phí sử dụng dấu và xã hội sẽ an toàn hơn.
Bỏ dấu: Tín hiệu tích cực cải cách hành chính luật sư uy tín luat su uy tin
. Phóng viên: Thưa ông, vậy Luật DN 2014 sẽ cải cách về con dấu như thế nào?
+ Ông Phan Đức Hiếu: Theo Luật DN 2014, con dấu của DN do DN tự làm, tự quản lý và tự quyết định mục đích sử dụng. Con dấu sẽ không còn được coi là dấu hiệu quan trọng nhất để xác định giá trị pháp lý của các văn bản. Điều quan trọng hơn là phải nhìn vào thực chất nội dung của các văn bản, giấy tờ giao dịch chứ không phải chỉ nhìn vào con dấu. Con dấu sẽ mang ý nghĩa dấu hiệu nhận biết của DN hơn là một yếu tố có tính pháp lý.
. Xin ông nói rõ hơn về việc xã hội sẽ an toàn hơn nếu không có con dấu?
+ Khi không còn con dấu, chắc chắn người dân sẽ không dễ dàng chấp nhận một văn bản, một hợp đồng, một giao dịch với các DN mà chỉ có chữ ký. Người dân và các DN sẽ phải cẩn trọng hơn khi xem xét các giao dịch, hợp đồng. Sẽ không có tình trạng người giữ con dấu có thể lạm dụng, lợi dụng con dấu để thực hiện những hành vi phi pháp. Khi con dấu không còn hoặc không có vị trí pháp lý như hiện nay, DN cũng tránh được những rủi ro khác liên quan đến con dấu.
. Như vậy hình như chỉ có DN có lợi nhất nếu bỏ con dấu? Luật sư giỏi luật sư
+ Không đúng. Xét về mặt cải cách hành chính và môi trường kinh doanh, việc bỏ con dấu có tác dụng tích cực. Theo tiêu chí đánh giá môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới, chỉ số gia nhập thị trường của VN đứng ở vị trí 108 (dưới trung bình). Nếu bỏ được con dấu DN sẽ bỏ được hai thủ tục hành chính: Khắc dấu và làm dấu. Như thế chất lượng và môi trường kinh doanh tại VN dưới con mắt quốc tế sẽ được cải thiện đáng kể. Đồng thời, cải cách hành chính cũng có tín hiệu tích cực đối với DN.
Chỉ còn ký tên
. Vậy Bộ KH&ĐT sẽ thực hiện cải cách về con dấu đối với DN như thế nào, thưa ông?
+ Ban soạn thảo nghị định chúng tôi hiện nay đã có đề xuất Bộ KH&ĐT nên tiên phong trong lĩnh vực cải cách con dấu đối với DN. Ban soạn thảo cũng đang thiết kế các biểu mẫu, giấy tờ, hồ sơ theo Luật DN 2014. Các biểu mẫu, giấy tờ, hồ sơ sau ngày 1-7 chỉ cần họ tên, chữ ký của người đại diện DN là đã hợp lệ và được chấp nhận. Nói dễ hiểu hơn, mục “Ký tên, đóng dấu” sẽ chỉ còn là “Ký tên”.
. Nhưng nếu các cơ quan nhà nước khác cứ yêu cầu DN phải đóng dấu thì sao? Các DN không chỉ làm việc với một mình Bộ KH&ĐT.
+ Đây đúng là điều đáng lo ngại nhất đối với Luật DN 2014. nếu các cơ quan nhà nước khác vẫn đòi hỏi văn bản phải có con dấu thì cải cách của Luật DN 2014 mới đạt được 3/4 mong muốn.
Ban soạn thảo nghị định kỳ vọng những cải cách về con dấu, đúng hơn là việc bỏ con dấu DN của Bộ KH&ĐT sẽ là một điển hình để các bộ, ngành, các cơ quan khác nhân rộng nhằm đẩy nhanh việc cải cách hành chính, cũng như giảm chi phí xã hội cho Nhà nước, DN và người dân. Điều này phụ thuộc rất lớn vào mức độ cải cách của các cơ quan nhà nước khác.
(*) Pháp luật Tp.HCM
luat su tim luat su tìm luật sư