Cuối năm 2014, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã ra Nghị quyết số 857 về việc lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Dân sự (BLDS) sửa đổi. Đầu năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 01 chỉ đạo việc lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo của bộ luật này. Trên cơ sở đó, nhiều tỉnh, thành đã ban hành kế hoạch chi tiết và hôm nay (5-3), UBND TP.HCM tổ chức hội nghị triển khai việc lấy ý kiến đối với dự thảo tại TP.HCM.
1. Những nội dung nào của BLDS sẽ được xem xét sửa đổi?
+ Theo kế hoạch của Chính phủ, việc lấy ý kiến được thực hiện đối với toàn bộ dự thảo BLDS sửa đổi. Gồm có: Quy định chung; quyền sở hữu và các vật quyền khác; nghĩa vụ và hợp đồng; thừa kế; pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài; điều khoản thi hành; kỹ thuật trình bày các quy định của BLDS.
Trong đó, tập trung vào 10 vấn đề trọng tâm: 1. Về trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc bảo vệ quyền dân sự; 2. Về quyền nhân thân; 3. Về chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự; 4. Về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức; 5. Về bảo vệ người thứ ba ngay tình trong trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu; 6. Về hình thức sở hữu; 7. Về thời điểm xác lập quyền sở hữu và các vật quyền khác; 8. Về điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi; 9. Về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản; 10. Về thời hiệu.
2. Một số nội dung có ý kiến khác nhau
- Về quyền nhân thân: BLDS hiện hành quy định 26 quyền nhân thân (từ Điều 26 đến Điều 51). Dự thảo BLDS tiếp tục quy định các quyền nhân thân cụ thể (từ Điều 31 đến Điều 50), sửa đổi một số điều cho phù hợp với Hiến pháp như quyền được bảo đảm an toàn về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân (thay cho quyền bí mật đời tư)..., đồng thời bổ sung một số quyền mới như quyền lập hội, quyền tiếp cận thông tin, quyền sống... Ngoài ra, Điều 51 dự thảo bộ luật quy định các quyền nhân thân khác về dân sự đều được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
Về vấn đề này, hiện có hai loại ý kiến:
+ Loại ý kiến thứ nhất: Nhất trí với quy định của dự thảo bộ luật, theo đó BLDS cần cụ thể hóa các quyền nhân thân được quy định trong Hiến pháp và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
+ Loại ý kiến thứ hai: Đề nghị BLDS không nên quy định lại các quyền nhân thân đã được ghi nhận trong Hiến pháp mà chỉ nên quy định một số quyền nhằm xác định tư cách chủ thể của cá nhân trong quan hệ dân sự như là quyền về họ, tên, nơi cư trú và một số quyền nhân thân đặc thù không quy định cụ thể trong Hiến pháp như là quyền xác định lại giới tính, quyền đối với hình ảnh, quyền được khai sinh, khai tử...
-Về hộ gia đình: Qua một thời gian áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự 2005 về hộ gia đình là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự đã làm nảy sinh quá nhiều bất cập, trong các văn bản pháp luật hiện hành chưa có quy định nào giải thích hay định nghĩa thế nào là hộ gia đình – với tư cách là một chủ thể độc lập trong quan hệ pháp luật dân sự dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau về hộ gia đình.
Dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) đã không chính thức ghi nhận hộ gia đình là một chủ thể độc lập của quan hệ pháp luật dân sự sẽ làm giảm đi những khó khăn cho các cơ quan công chứng, tòa án khi phải xác định hộ gia đình là gì, bao gồm các thành viên nào.
Điều 237 dự thảo ghi nhận sở hữu chung của hộ gia đình là sở hữu chung theo phần sẽ tạo ra cơ chế phù hợp cho các chủ thể khi xác lập các giao dịch liên quan đến tài sản chung của hộ gia đình.
Có ý kiến cho rằng, đối với hộ gia đình thì cần phải có phương án trước mắt và lâu dài: về trước mắt, cần hoàn thiện các điểm còn bất cập của quy định về Hộ gia đình tại Bộ luật dân sự năm 2005 và chỉ nên giới hạn các giao dịch của Hộ gia đình liên quan đến tài sản chung là quyền sử dụng đất; về lâu dài thì không nên ghi nhận đây là một chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự vì đặc tính thiếu ổn định và bền vững của Hộ gia đình cũng như khó xây dựng các quy định để điều chỉnh các quan hệ nội bộ giữa các thành viên trong gia đình.
- Về người quản lý di sản: Điểm b, khoản 1 Điều 624 dự thảo qui định: Người quản lý di sản “Được hưởng thù lao theo thoả thuận với những người thừa kế”. Điều 666 dự thảo cũng qui định về “chi phí cho người bảo quản di sản” là nội dung ưu tiên thanh toán thứ 9. Đây là cơ sở pháp lý để khi giải quyết tranh chấp, Toà án trích từ khối di sản một khoản tiền hoặc một vật trả công (thù lao) cho người quản lý di sản. Tuy nhiên, nếu người quản lý di sản và những người thừa kế không thoả thuận được việc trả thù lao, thì vấn đề này được giải quyết như thế nào lại không được BLDS dự liệu.
thue luat su thuê luật sư tìm luật sư tim luat su
Do vậy, có ý kiến đề nghị sửa lại điểm b khoản 1 Điều 624 BLDS (sửa đổi) “Được hưởng thù lao theo thoả thuận với những người thừa kế hoặc theo qui định của pháp luật”.
Bên cạnh đó, trong thời gian quản lý di sản, có những loại di sản cần phải có biện pháp bảo quản riêng mà người quản lý di sản bỏ tiền để sửa chữa, bảo quản di sản thì có quyền yêu cầu người thừa kế thanh toán chi phí cần thiết đó, vì vậy cần bổ sung vào Khoản 1 Điều 623 BLDS (sửa đổi) quy định người quản lý di sản “Được yêu cầu người thừa kế thanh toán chi phí cần thiết cho việc bảo quản di sản”.
luật sư giỏi luat su uy tin luật sư doanh nghiệp luật sư van phong luat su luật sư uy tín