Nghị quyết 08 – NQ/TƯ ngày 21/1/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới đã nhấn mạnh định hướng mới trong hoạt động của các cơ quan tư pháp: “ Khi xét xử, các Tòa án phải đảm bảo mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, thực sự dân chủ, khách quan… Việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên… nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền, lợi ích hợp pháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quy định. Các cơ quan tư pháp có trách nhiệm tạo điều kiện để luật sư tham gia vào quá trình tố tụng: nghiên cứu hồ sơ, tranh luận dân chủ tại phiên tòa ”. Để thực hiện nhiệm vụ nay, BLTTDS đã có nhiều quy định đề cao vai trò của đương sự trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án cũng như các quy định bảo đảm cho các bên đương sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình như nguyên tắc cung cấp chứng cứ vào chứng minh (Điều 9 BLTTDS), nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của các đương sự (Điều 9 BLTTDS), các quy định về quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự (từ Điều 58 đến Điều 62 BLTTDS)… Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, quán triệt các Thẩm phán khi tiến hành tố tụng phải tạo điều kiện để đương sự thực hiện quyền tranh luận của đương sự để ra bản án, quyết định đúng pháp luật, Luật sửa đổi, bổ sung BLTTDS đã bổ sung Điều 23a để quy định vấn đề này thành: Nguyên tắc bảo đảm quyền tranh luận trong tố tụng dân sự.
Tại Điều 23a Luật sửa đổi, bổ sung BLTTDS quy định: “Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, Tòa án bảo đảm để các bên đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền tranh luận để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự ”. Như vậy, theo quy định này thì các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền tranh luận trong suốt quá trình Tòa án giải quyết vụ án dân sự kể từ khi đương sự có yêu cầu và Tòa án thụ lý cho đến khi xét xử sơ thẩm, phúc thẩm. Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền đưa ra yêu cầu; có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; có quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu trữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình để giao nộp cho Tòa án; có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc các biện pháp cần thiết để bảo đảm chứng cứ trong trường hợp chứng cứ đang bị tiêu hủy, có nguy cơ bị tiêu hủy hoặc say này khó có thể thu thập được; có quyền đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ án mà tự mình không thể thực hiện được hoặc đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá, thẩm định giá; có quyền được biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do các đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập; có quyền tham gia phiên tòa; có quyền trình bày về các yêu cầu và chứng cứ chứng minh cho yêu cầu; có quyền tranh luận về chứng cứ, trình bày quan điểm, lập luận của mình về các tình tiết của vụ án; có quyền bác bỏ những lập luận của các đương sự khác, đưa ra quan điểm của mình về hướng giải quyết vụ án; đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan đến vụ án khi được phép của Tòa án hoặc đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏi với người khác; được đối chất với nhau hoặc người làm chứng; có quyền kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật để yêu cầu Tòa án cấp trên xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm… Các đương sự được bình đẳng trong việc thực hiện quyền tranh luận nên Tòa án không được phân biệt đối xử giữa họ. Ngoài ra, Tòa án còn có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật tạo điều kiện cho đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền tranh luận để ra bản án, quyết định đúng pháp luật như các đương sự đều phải được Tòa án triệu tập tham gia tố tụng, giải thích cho đương sự quyền tranh luận của họ, tạo điều kiện cho họ biết, sao chụp các chứng cứ, tài liệu do người khác cung cấp hoặc Tòa án thu thập v.v…
luat su
Quy định về nguyên tắc này còn là cơ sở cho việc sửa đổi, bổ sung các quy định cụ thể của BLTTDS nhằm bảo đảm cho đương sự thực hiện quyền tranh luận như bổ sung quy định về đương sự có quyền đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan đến vụ án khi được phép của Tòa án; bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm quy định tại khoản 13, khoản 26 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung BLTTDS.
luật sư văn phòng luật sư van phong luat su thue luat su thuê luật sư luat su hinh su luật su hình sự luat su ly hon luật sư ly hôn
luat su thua ke luật sư thừa kế