Theo quy định của Luật Cạnh tranh 2004 thì để được coi là hành vi kinh doanh đa cấp bất chính phải đáp ứng hai điều kiện. Thứ nhất đó là thực hiên một trong số những hành vi được luật liệt kê. Thứ hai là nhằm thu lợi bất chính. Những hành vi được luật liệt kê đó là:
Điều 48 Luật Cạnh tranh 2004 quy định:
“Cấm doanh nghiệp thực hiện các hành vi sau đây nhằm thu lợi bất chính từ việc tuyển dụng người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp:
1. Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
2. Không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hóa đã bán cho người tham gia để bán lại;
luật sư giỏi
3. Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
tìm luật sư giỏi
4. Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để dụ dỗ người khác tham gia .”
Mỗi nhóm hành vi này, mang những đặc điểm khác nhau và tương ứng với mỗi khoản trong điều luật là một nhóm hành vi:
Đối với nhóm hành vi thứ nhất: “Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp”. [1] Đây là một yêu cầu bất chính bởi lẽ, bằng nhiều phương thức khác nhau như đặt cọc, phải mua số lượng hàng hóa ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền hay bất kỳ một hình thức nào khác dưới dạng các khóa học, khóa đào tạo, hội thảo, hoạt động xã hội hay bất cứ một hình thức nào khác để được tham gia mạng lưới đa cấp, các công ty đa cấp đã biến người tham gia thành chính người tiêu dùng một cách bắt buộc, hay một cách bất đắc dĩ, tuy người tham gia không muốn sử dụng các sản phẩm nhưng cũng phải khiên cưỡng mua để có thể tham gia vào mạng lưới. Hay, thay vì việc ép mua sản phẩm mà người tham gia không dùng tới thì công ty lại thay bằng hình thức nhanh, gọn lẹ hơn là bắt đặt cọc một khoản tiền đây là một điều hết sức vô lý. Pháp luật không cấm doanh nghiệp đặt ra điều kiện để chọn lọc người tham gia vào mạng lưới bán hàng nếu điều kiện đó không phải là điều kiện về trả tiền hay đặt cọc. Nên để nâng cao hiệu quả hoạt động, các doanh nghiệp có thể đưa ra các tiêu chuẩn nhất định về kinh nghiệm, trình độ, ngoại hình… để chọn lọc những người có năng lực và điều kiện thực tế nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp thị, bán hàng của mình. Còn các điều kiện được đặt ra là phải trả tiền hay đặt cọc một khoản tiền thì đều là hành vi vi phạm và bị pháp luật xem là bất chính. Biện minh cho hành vi cuả mình các doanh nghiệp cho rằng là các nghĩa vụ đặt cọc hay trả tiền của người tham gia là biện pháp để có thể bảo đảm an toàn, uy tín, để bình đẳng trong kinh doanh, là sự ràng buộc vật chất để bảo đảm người tham gia phải tôn trọng uy tín của doanh nghiệp và của sản phẩm. Tuy nhiên, đây chỉ là những lời lẽ ngụy biện, là cái cớ che giấu sự chiếm dụng bất hợp lý trong hành vi của mình:
tìm luật sư bào chữa giỏi tphcm
Người tham gia trong mạng lưới đa cấp chỉ là những tiếp thị viên để bán lẻ sản phẩm giúp cho doanh nghiệp bằng phương thức tiến hành tiếp thị sản phẩm đến tay người tiêu dùng chứ doanh nghiệp không ký gửi hàng hoá cho người tham gia để bán giùm. Khi trực tiếp bán lẻ hàng hoá cho khách hàng, người tham gia phải thực hiện theo phương thức mua đi, bán lại tức là mua của doanh nghiệp và bán lại cho người tiêu dùng để hưởng phần chênh lệch. Vì vậy, nghĩa vụ đặt cọc hay trả tiền cho việc tham gia là không có căn cứ. Hơn nữa, bản chất của bán hàng đa cấp là người tham gia tiếp thị sản phẩm giúp doanh nghiệp, được hưởng lợi ích từ kết quả tiếp thị, bán hàng của mình và của mạng lưới do mình tổ chức ra. Quan hệ qua lại về lợi ích và nghĩa vụ giữa doanh nghiệp với người tham gia thực sự chỉ phát sinh khi người tham gia thực hiện việc tiếp thị sản phẩm. Việc gia nhập mạng lưới chưa đem lại cho người tham gia bất cứ lợi ích gì, nên chưa thể ràng buộc trách nhiệm vật chất đối với họ. Không những thế, về bản chất, đặt cọc là biện pháp bảo đảm vật chất mà mà các chủ thể phải thực hiện với nhau nhằm đảm bảo cho việc thực hiện một nghĩa vụ; việc trả tiền là nghĩa vụ thanh toán của một chủ thể cho việc được hưởng một lợi ích ngang giá. Vì vậy, việc doanh nghiệp buộc người muốn tham gia phải thực hiện các nghĩa vụ nói trên như một điều kiện để xem xét việc có được tham gia mạng lưới hay không là trái với bản chất của việc đặt cọc hay của nghĩa vụ trả tiền. Vì vậy, những khoản tiền mà doanh nghiệp bán hàng đa cấp có được từ nghĩa vụ vô lý đã áp đặt cho người muốn tham gia là những khoản tài chính bất chính, những yêu cầu này là những khoản đòi hỏi vượt ra khỏi phạm vi mà doanh nghiệp có thể yêu cầu.
luật sư ly hôn giỏi
Nhóm hành vi thứ hai: “Không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hóa đã bán cho người tham gia để bán lại ”.[2] Đây là một trong những biểu hiện bất chính thể hiện chiến lược dồn hàng cho người tham gia, đây là một trong những đặc điểm của kinh doanh đa cấp bất chính đã được phân tích trên. Trong quan hệ bán hàng đa cấp, người tham gia đóng vai trò như là những tiếp thị trung gian, bán lẻ sản phẩm đến tay người tiêu dùng, trong quan hệ này người tham gia chỉ là người giúp tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp chứ không phải là đại lý bao tiêu[3] hay người tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp. Bằng khả năng bán hàng cũng như khả năng tạo lập mạng lưới phân phối của mình, xem xét khả năng tiêu thụ hàng hóa, người tham gia sẽ ước lượng và mua số hàng hóa của doanh nghiệp và bán lại cho người tiêu dùng để hưởng phần trăm hoa hồng. Tuy nhiên, trong quá trình tìm kiếm khách hàng có thể gặp nhiều bất trắc, cũng như những rủi ro không lường trước được nên có thể người tham gia sẽ không thể bán hết được số lượng sản phẩm mà mình đã mua. Vì những rủi ro có thể xảy ra này, mà pháp luật không chấp nhận việc doanh nghiệp dồn hết rủi ro cho người tham gia, mà thay vào đó phải mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hóa đã bán cho người tham gia nếu hàng hóa vẫn đảm bảo về yêu cầu về mẫu mã, chất lượng. Và 10% mà người tham gia chịu mất đi là một điều hợp lý, đây có thể coi như là động lực để người tham gia cố gắng thực hiện mục tiêu của mình. Nếu không mua lại hàng hóa với ít nhất là 90% giá đã bán thì có khác nào doanh nghiệp dồn hàng cho người tham gia và lại biến họ thành người tiêu dùng bất đắc dĩ. Chính vì vậy, nhóm hành vi này, bị xếp vào là hành vi bất chính.
tìm luật sư ly hôn giỏi
Nhóm hành vi thứ ba: “Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp ”. Mục tiêu của phương thức bán hàng đa cấp là dựa vào mạng lưới phân phối viên rộng rãi từ phân phối viên tuyến trên và các tuyến dưới do mình xây dựng nên nhằm đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng, nhằm mục đích thu lợi nhuận một cách nhanh chóng, tiêu thụ được lượng lớn hàng hóa thông qua mạng lưới này. Và theo đó phân phối viên sẽ được hưởng hoa hồng dựa trên doanh số bán hàng của cá nhân và doanh số bán hàng của tuyến dưới do mình gây dựng nên. Điều này đã giúp cho doanh nghiệp đồng thời đạt được hai mục đích:một là, khích thích người tham gia nỗ lực tiếp thị và bán hàng hóa;hai là, thúc đẩy người tham gia xây dựng, tổ chức và vận hành mạng lưới cấp dưới có năng lực và hoạt động hiệu quả. Doanh nghiệp đa cấp sinh tồn và phồn thịnh phụ thuộc vào kết quả bán hàng của phân phối viên. Do đó với các doanh nghiệp cho người tham gia hưởng các lợi ích vào viêc dụ dỗ người khác tham gia, chỉ chăm chăm vào việc tuyển người, cứ tuyển được nhiều sẽ càng được hưởng nhiều lợi ích thay vì việc tập trung cho việc bán hàng hóa thì doanh nghiệp đó đã bị biến tướng và đánh mất đi mục tiêu bán hàng đích thực. Việc dùng các lợi ích để dụ dỗ người tham gia đi dụ dỗ người tham gia khác vừa không thúc đẩy việc bàn hàng lại vừa chỉ nhằm thu lợi cho những người ở tuyến trên, và lợi ích hào nhoáng mà những người tuyến trên có được là bòn rút từ túi tiền của những người tuyến dưới của mình. Sớm muộn, mô hình này cũng sụp đổ khi không có người tham gia mới để chi trả cho khoản lợi ích khổng lồ trên.
luật sư ly hôn
Nhóm hành vi thứ tư: “Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để dụ dỗ người khác tham gia ”.[4] Nắm bắt được tính hám lợi của con người mà các doanh nghiệp bất chính thường đánh vào đó để thực hiện hành vi bất chính của mình. Có thể nói đây như là một bức tranh mà các doanh nghiệp vẽ ra cho người tham gia để họ mặc sức mơ tưởng. Mơ tưởng thì thường không hiện thực mà có hiện thực thì cũng phải là một khoảng thời gian dài và rất dài. Nhóm hành vi này thường hướng đến những người tham gia ở cấp trên, thứ nhất đó là tạo kỳ vọng nhưng chỉ là gian dối, những hứa hẹn không thực cho những con người này về lợi ích mà kinh doanh đa cấp mang lại. Thứ hai, gian dối trong việc đưa ra những thông tin sai lệch, những công dụng đặc tính gọi là thần kỳ là động lực thu hút người tham gia. Chính những thông tin gian dối mà doanh nghiệp cung cấp làm sai lệch nhận thức của người tham gia, sự lừa dối này không chỉ làm giảm uy tín của người tham gia trước người tiêu dùng mà còn đe dọa đến lợi ích chính đáng của khách hàng, của xã hội, nhất là khi những sản phẩm được tiêu thụ là sản phẩm kém chất lượng.
luat su ly hon
Những hành vi trên đều có những biểu hiện bất chính của mình nhưng tất cả những hành vi này còn phải đáp ứng điều kiện thứ hai là điều kiện nhằm thu lợi bất chính. Việc xác định mục này sẽ thường suy đoán của các cơ quan có thẩm quyền dựa trên quá trình thực hiện của hành vi.
Trên cơ sở quy định tại Điều 48 Luật Cạnh tranh 2004, Nghị định 110/2005/NĐ-CP đã cụ thể hóa và phân tích thành 9 hành vi của doanh nghiệp kinh doanh đa cấp[5] và 2 hành vi bị cấm đối với người tham gia.[6] Thế nhưng, xét thấy việc cần phải siết chặt hơn việc quản lý, xử lý đối với hành vi đa cấp bất chính nói riêng và hoạt động bán hàng đa cấp nói chung ngày 14/05/2014 Chính phủ đã ban hành Nghị định 42/2014/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp để thay thế Nghị định 110/2005/NĐ-CP. Nghị định 42/2014/NĐ-CP với nhiều quy định mới nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giám sát của cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp, đồng thời cũng nhằm bảo vệ người tham gia bán hàng đa cấp trước các hành vi lừa đảo, trục lợi. Nghị định có hiệu lực từ 1/7/2014. Đối với việc quy định về hành vi kinh doanh đa cấp bất chính, Nghị định có một số đổi mới như gộp chung quy định về cấm hành vi của doanh nghiệp và người tham gia trong cùng một điều khoản về những hành vi bị cấm trong hoạt động bán hàng đa cấp.[7] Nghị định cũng đã cụ thể hóa những hành vi quy định tại điều 48 Luật Cạnh tranh và quy định cụ thể hơn so với Nghị định 110/2005/NĐ-CP. Những quy định về hành vi bị cấm của doanh nghiệp trong Nghị định 42/2014/NĐ-CP đã quy định chi tiết bằng cách cụ thề các hành vi:
Đối với doanh nghiệp kinh doanh đa cấp thì có những điểm mới như: cấm doanh nghiệp ép buộc người tham gia bán hàng đa cấp phải tham gia các hội nghị, hội thảo, khóa đào tạo về các nội dung không được quy định tại khoản 8 Điều 3 Nghị định này; cấm thu phí cấp, đổi thẻ thành viên theo quy định tại khoản 1 và Khoản 3 Điều 21 Nghị định này dưới bất kỳ hình thức nào; cấm duy trì nhiều hơn một vị trí kinh doanh đa cấp, hợp đồng bán hàng đa cấp, mã số kinh doanh đa cấp hoặc các hình thức khác tương đương đối với cùng một người tham gia bán hàng đa cấp; cấm kinh doanh theo mô hình kim tự tháp[8] ; cấm mua bán hoặc chuyển giao mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp khác trừ trường hợp mua lại, hợp nhất hoặc sáp nhập doanh nghiệp và cấm yêu cầu, xúi giục người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện hành vi bị cấm được quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 42/2014/NĐ-CP.
Đối với người tham gia, Nghị định cũng có một số điểm mới như: cấm người tham gia không được tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị khách hàng, hội thảo giới thiệu sản phẩm, đào tạo mà không được doanh nghiệp bán hàng đa cấp ủy quyền bằng văn bản; cấm không được lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp khác tham gia vào mạng lưới của doanh nghiệp mà mình đang tham gia và cấm lợi dụng chức vụ, quyền hạn, địa vị xã hội để yêu cầu người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp hoặc mua hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp.
luat su gioi tphcm
Những điểm mới trong quy định về hành vi trong Nghị định 42/2014/NĐ-CP đã cụ thể hơn rất nhiều và làm sáng tỏ thêm những hành vi bất chính trong hoạt động kinh doanh đa cấp của doanh nghiệp cũng như người tham gia, là cơ sở pháp lý để quản lý một cách chặt chẽ hơn và thuận lợi hơn cho cơ quan có thẩm quyền xác định hành vi vi phạm. Đồng thời cũng là cơ sở pháp lý khiến các doanh nghiệp phải dè chừng trong hành vi của mình. Tuy nhiên những hành vi này cũng chỉ mới ở dạng liệt kê, tuy dễ xử lý khi có hành vi vi phạm theo luật định, nhưng trái lại, hành vi của doanh nghiệp sẽ tinh vi hơn và cố gắng tìm nhiều cách để né tránh các điều khoản luật định hay áp dụng những hành vi khác cũng có yếu tố bất chính và cũng nhằm thu lợi bất chính nhưng lại không được liệt kê trong luật thì cũng lại gây khó khăn cho quá trình xử lý.
Tóm lại, theo pháp luật Việt Nam hành vi kinh doanh đa cấp bất chính là những hành vi vi phạm những khoản, điểm bị cấm tại điều 48 Luật Cạnh tranh 2004 và được cụ thể hóa tại Điều 5 Nghị định 42/2014/NĐ-CP và nhằm mục đích thu lợi bất chính.
[1] Khoản 1 Điều 48 Luật Cạnh tranh 2004
[2] Khoản 2 Điều 48 Luật Cạnh tranh 2004
[3] Khoản 1 Điều 169 Luật Thương mại 2005: “Đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hóa hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ chi bên giao đại lý”.
[4] Khoản 3 Điều 48 Luật Cạnh tranh 2004
[5] Điều 7 Nghị định 110/2005/NĐ-CP
[6] Điều 8 Nghị định 110/2005/NĐ-CP
[7] Điều 5 Nghị đinh 42/2014/NĐ-CP
[8] Theo khoản 10 Điều 3 Nghị định 42/2014/NĐ-CP “Kinh doanh theo mô hình kim tự tháp là việc tiến hành hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, trong đó thu nhập của người tham gia xuất phát chủ yếu từ: việc tuyển dụng người tham gia mới; việc gia hạn hợp đồng của người đã tham gia; phí, tiền đặt cọc hoặc khoản đầu tư của người tham gia trong mạng lưới.”