Các quy định về điều kiện doanh nghiệp FDI được cấp Giấy phép kinh doanh để thực hiện các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam
Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư 2014, các điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề này đã được đăng tải trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Do vậy, các doanh nghiệp FDI muốn thực hiện các hoạt động này mà cụ thể là hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và phân phối cần đáp ứng các điều kiện để cấp Giấy phép kinh doanh được quy định tại Điều 4, 5 Nghị định số 23/2007/NĐ-CP, Chương II Thông tư số 08/2013/TT-BCT và Thông tư số 34/2013/TT-BCT.
– Điều kiện về chủ thể
Là nhà đầu tư thuộc các nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và trong Điều ước quốc tế đó Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa. Đối với nhà đầu tư nước ngoài không thuộc đối tượng trên, trước khi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh, Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét, chấp thuận cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa đối với từng trường hợp cụ thể.
luật sư giỏi
Nhà đầu tư có hình thức đầu tư phù hợp với lộ trình đã cam kết trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với pháp luật Việt Nam.
– Điều kiện về đối tượng
luat su ly hon gioi
Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam và phù hợp với pháp luật Việt Nam.
– Điều kiện về phạm vi hoạt động
Phạm vi hoạt động phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam và phù hợp với pháp luật Việt Nam.
– Điều kiện về sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền
tim luat su gioi
Doanh nghiệp FDI đã có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào các hoạt động trên thì cần có sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Công Thương trước khi được được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy phép kinh doanh.
Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam đầu tư vào các hoạt động trên cần có ý kiến và sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Công Thương trước khi cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có giá trị đồng thời là Giấy phép kinh doanh.
tìm luật sư giỏi
Nhà đầu tư nước ngoài chỉ đầu tư vào kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hoặc Doanh nghiệp FDI chỉ đề nghị bổ sung kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu mà không kinh doanh phân phối thì cơ quan nhà nước quản lý về đầu tư căn cứ vào lộ trình mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc bổ sung Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, không cần có sự chấp thuận của Bộ Công Thương.
Sau khi đáp ứng các điều kiện trên và được cấp Giấy phép kinh doanh mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, các Doanh nghiệp FDI sẽ được thực hiện các quyền xuất khẩu, nhập khẩu và phân phối theo quy định của pháp luật Việt Nam.
luat su gioi tphcm
Các quy định về quyền xuất khẩu, nhập khẩu
– Theo Nghị định số 23/2007/NĐ-CP:
Thứ nhất , "quyền xuất khẩu là quyền mua hàng hoá tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hoá xuất khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến xuất khẩu" và "quyền xuất khẩu sẽ không bao gồm quyền tổ chức mạng lưới mua gom hàng hoá tại Việt Nam để xuất khẩu"[1] . Đây là một quy định nhằm tránh trường hợp các Doanh nghiệp FDI lợi dụng hoạt động thu mua hàng hóa để thao túng thị trường Việt Nam, chiếm vị thế độc quyền đối với một số loại hàng hóa nhất định và gây khan hiếm hàng hóa đó trên thị trường đặc biệt là mặt hàng nông sản[2] .
Thứ hai, "quyền nhập khẩu là quyền được nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài vào Việt Nam để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hoá đó tại Việt Nam; bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hoá nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến nhập khẩu" và "quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hoá tại Việt Nam"[3] . Quy định này bắt buộc các Doanh nghiệp FDI muốn phân phối hàng hóa đã nhập khẩu phải xin cấp phép quyền phân phối hoặc phải bán lại hàng hóa cho thương nhân có quyền phân phối hàng hóa đó mà trong đa số các trường hợp là các nhà phân phối Việt Nam. Vì trên thực tế, số lượng các Doanh nghiệp FDI được cấp phép thực hiện quyền phân phối vẫn chưa nhiều do phải chịu một số điều kiện nhất định trong quá trình gia nhập thị trường Việt Nam.
tim luat su bao chua gioi tphcm
– Theo Thông tư số 08/2013/TT-BCT:
Bên cạnh việc quy định Doanh nghiệp FDI "trực tiếp mua hàng hóa của thương nhân Việt Nam có đăng ký kinh doanh hoặc có quyền nhập khẩu, quyền phân phối hàng hóa đó để xuất khẩu"[4] thì Thông tư số 08/2013/TT-BCT còn cho phép Doanh nghiệp FDI được phép nhập khẩu hàng hóa để xuất khẩu nhưng "hàng hoá do doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp khác nhập khẩu vào Việt Nam đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và nghĩa vụ tài chính khác"[5] . Theo quy định trên thì các Doanh nghiệp FDI sẽ chủ động hơn rất nhiều với kế hoạch kinh doanh của mình, không còn phải chịu vốn đầu tư cao hay phải chia sẻ lợi nhuận với các doanh nghiệp không có vốn đầu tư nước ngoài và không còn phải ủy thác xuất khẩu qua doanh nghiệp không có vốn đầu tư nước ngoài đối với hàng hóa do lỡ nhập khẩu như theo quy định trước đây trong Thông tư số 09/2007/TT-BTM.
Thông tư số 08/2013/TT-BCTcũng quy định các Doanh nghiệp FDI được "trực tiếp bán hàng nhập khẩu cho các thương nhân Việt Nam có đăng ký kinh doanh hoặc có quyền xuất khẩu, quyền phân phối hàng hóa đó"[6] . Thông tư đã cho phép Doanh nghiệp FDIđược thực hiện hoạt động bán hàng hóa với nhiều thương nhân, khác với trước đây theo Thông tư số 09/2007/TT-BTM thì Doanh nghiệp FDI chỉ được bán mỗi nhóm hàng nhập khẩu cho "một thương nhân có đăng ký kinh doanh mua bán hoặc có quyền phân phối nhóm hàng đó"[7] . Quy định này đã giúp các Doanh nghiệp FDI cởi trói khỏi quy định về chỉ duy nhất một nhà phân phối, góp phần tạo điều kiện mở rộng mạng lưới phân phối của doanh nghiệp.
tìm luật sư bào chữa giỏi tphcm
Tuy nhiên, một số quy định của trong Thông tư số 08/2013/TT-BCT vẫn còn nhiều bất cập như:
Thứ nhất, Thông tư số 08/2013/TT-BCT quy định Doanh nghiệp FDI chỉ được trực tiếp mua hàng của thương nhân Việt Nam để xuất khẩu và bán hàng nhập khẩu cho thương nhân Việt Nam[8] , trong khi trước đó, theo Thông tư số 09/2007/TT-BTM thì cho phép thực hiện các hoạt động trên với cả thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam[9] . Các thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam chủ yếu dưới hình thức Chi nhánh hoặc Văn phòng đại diện và về cơ bản Chi nhánh của thương nhân nước ngoài vẫn có thể thực hiện các hoạt động sinh lời, được hạch toán kế toán độc lập với doanh nghiệp nên hoàn toàn có thể thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động thương mại khác phù hợp với Giấy phép thành lập[10] . Quy định này làm thu hẹp phạm vi quyền xuất khẩu, nhập khẩu của các Doanh nghiệp FDI ở một mức độ nào đó. Việc quy định như trên sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến việc mở rộng mạng lưới thu mua và phân phối hàng hóa, làm giảm cơ hội hợp tác của các Doanh nghiệp FDI với các đối tác lớn là các thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức Chi nhánh. Bên cạnh đó, các Doanh nghiệp FDI còn có thể bị chèn ép về giá, giảm suất lợi nhuận,chịu các điều kiện kinh doanh khác từ phía nhà phân phối Việt Nam và điều này cũng gián tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng.
Thứ hai, Doanh nghiệp FDI không còn phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền doanh nghiệp nào mà mình lựa chọn để mua bán hàng hóa như theo quy định trước đây trong Thông tư số 09/2007/TT-BTM[11] . Tuy nhiên, Thông tư số 08/2013/TT-BCT ra đời yêu cầu các Doanh nghiệp FDI phải báo cáo cả về thương nhân mua hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp và thương nhân bán hàng hóa cho doanh nghiệp để xuất khẩu[12] . Mặc dù, quy định nhằm tránh trường hợp các nhà xuất khẩu, nhập khẩu thiết lập mạng lưới thu gom hay phân phối hàng hóa trá hình nhưng đồng thời quy định lại gây khó khăn cho các Doanh nghiệp FDI trong việc thống kê và tổng hợp để lập báo cáo vì một mặt hàng có thể có được phân phối bởi hoặc được mua từ hàng trăm thương nhân khác nhau và luôn có sự thay đổi. Hơn nữa nếu thông tin này bị rò rỉ cho đối thủ cạnh tranh sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế pháp luật vẫn chưa có cơ chế trong việc kiểm tra tính chính xác của các báo cáo dẫn đến quy định này trên thực tế mang tính hình thức.
Thứ ba, theo Luật Doanh nghiệp 2005, khi tiến hành kinh doanh, doanh nghiệp chỉ được quyền kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã đăng ký kinh doanh được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh[13] . Nếu muốn mở rộng hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp phải thực hiện việc đăng ký thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để bổ sung thêm ngành, nghề hoạt động. Do vậy, trên thực tế các doanh nghiệp đăng ký rất nhiều ngành, nghề mà mình không hoạt động nhằm tiết kiệm thời gian, điều này dẫn đến sai lệch trong số liệu thống kê và hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước.
Luật Doanh nghiệp 2014 ra đời đã khắc phục được những bất cập trên bằng việc bỏ quy định yêu cầu ghi rõ ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp trong nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp[14] . Doanh nghiệp chỉ không được kinh doanh ngành, nghề bị cấm kinh doanh được quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2014; doanh nghiệp được tự chủ và chủ động tiến hành kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện ngay khi đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư 2014 và đảm bảo duy trì đủ điều kiện kinh doanh đó trong quá trình hoạt động kinh doanh[15] . Tại thời điểm thành lập doanh nghiệp, thông tin về ngành, nghề đăng ký kinh doanh dự kiến của doanh nghiệp do doanh nghiệp tự khai trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Điều lệ và lưu trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp chỉ phải thông báo về hoạt động kinh doanh mới sau khi đã tiến hành hoạt động kinh doanh đó. Đây là những quy định giúp các doanh nghiệp chủ động, tiết kiệm thời gian, chi phí và đảm bảo quyền tự do kinh doanh theo quy định trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 28/11/2013 (Hiến pháp 2013) "mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành,nghề mà pháp luật không cấm"[16] .
Với những phân tích trên, có thể nhận thấy quy định về hoạt động mua bán hàng hóa của Doanh nghiệp FDI với "thương nhân Việt Nam có đăng ký kinh doanh" trong Thông tư số 08/2013/TT-BCT là không còn phù hợp nữa vì theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 thì chỉ cần thực hiện thủ tục "thành lập doanh nghiệp" là doanh nghiệp có thể hoạt động kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm, riêng đối các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện doanh nghiệp phải thỏa mãn một số điều kiện trên và đảm bảo duy trì các điều kiện này trong suốt thời gian hoạt động. Do vậy, pháp luật cần có hướng sửa đổi quy định này nhằm phù hợp với văn bản mới đã được ban hành.
luat su
Các quy định về quyền phân phối
"Quyền phân phối là quyền thực hiện trực tiếp các hoạt động phân phối"[17] . Phân phối bao gồm các hoạt động bán buôn, bán lẻ, đại lý mua bán hàng hóa và nhượng quyền thương mại. Trong các hoạt động phân phối thì "Việt Nam hiện là một trong 33 quốc gia trên thế giới có hệ thống pháp luật riêng biệt điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại"[18] . Các văn bản quy định hoạt động này bao gồm: Luật Thương mại 2005, Nghị định số 35/2006/NÐ-CP và Thông tư số 09/2006/TT-BTM của Bộ Thương mại ngày 25/5/2006 hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Trong khi đó hoạt động đại lý mua bán hàng hóa thì được quy định trong Luật Thương mại 2005, hoạt động bán buôn và bán lẻ thì vẫn chưa có bất kỳ một văn bản nào quy định cụ thể, rõ ràng nhằm phân biệt hai hoạt động này .
– Ranh giới giữa bán buôn và bán lẻ
Thực tế hiện nay hoạt động bán buôn và bán lẻ của các Doanh nghiệp FDI rất khó phân biệt do ranh giới giữa sản xuất, bán buôn và bán lẻ liên tục thay đổi, phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế tại từng thời điểm[19] . Điển hình như Công ty Trách nhiệm hữu hạn METRO Cash & Carry Việt Nam chỉ được cấp phép hoạt động dưới hình thức bán buôn theo Giấy phép đầu tư nhưng thực tế, dù chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ nhưng dễ dàng nhận thấy một số lượng lớn khách hàng của METRO là người tiêu dùng cuối cùng, có nghĩa METRO đang kinh doanh với hình thức bán lẻ[20] . Hành vi này thể hiện thông qua việc METRO đã sử dụng mã số của một khách hàng là doanh nghiệp với tên của người mua hàng khác để làm hóa đơn thanh toán cho các khách hàng là cá nhân[21] . Chính vì chưa có các quy định rõ ràng cùng với cơ chế quản lý đủ mạnh đãgây khó khăn không chỉ đối với các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện mà còn cả đối với cơ quan nhà nước trong quá trình xử lý vi phạm. Do vậy, pháp luật cần có những quy định cụ thể hơn về quyền và nghĩa vụ, phạm vi, cơ chế quản lý để đảm bảo sự phân biệt của hai hoạt động này trên thực tế.
– Quy định về thành lập cơ sở bán lẻ:
Theo Nghị định số 23/2007/NĐ-CP "doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền phân phối được lập cơ sở bán lẻ thứ nhất mà không phải làm thủ tục đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo quy định tại Nghị định này"[22] . Theo quy định trên thì những Doanh nghiệp FDI đã có quyền phân phối tại Việt Nam thì đương nhiên có quyền thành lập cơ sở bán lẻ thứ nhất mà không cần Giấy phép trên cơ sở doanh nghiệp đã có quyền phân phối tức là đã có quyền thực hiện hoạt động bán lẻ và thành lập một cơ sở bán lẻ để phục vụ cho hoạt động này. Quy định này nhằm rút gọn thủ tục để các Doanh nghiệp FDInhanh chóng thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình trên thị trường một cách hiệu quả. Tuy nhiên, đối với việc thành lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất thì các Doanh nghiệp FDI phải xin phép và phụ thuộc vào việc kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) của địa bàn nơi đặt cơ sở bán lẻ. ENT thực chất là một loại “rào cản kỹ thuật” trong lĩnh vực bán lẻ mà các nước khác đã phải chấp thuận để đánh đổi lấy việc Việt Nam phải mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ của mình. ENT được thiết kế như một công cụ cho phép Việt Nam kiểm soát được số lượng cơ sở bán lẻ của một nhà bán lẻ nước ngoài tại Việt Nam đồng thời giới hạn số lượng này tùy thuộc vào nhu cầu kinh tế trong những bối cảnh cụ thể[23] .
Bên cạnh đó, để phù hợp với thực tiễn phát triển thị trường, thông lệ quốc tế cũng như mở rộng hơn quyền cho các Doanh nghiệp FDI trong việc mở các cơ sở bán lẻ có quy mô nhỏ và rút gọn thủ tục so với quy định trước đó của Thông tư số 09/2007/TT-BCT, Thông tư số 08/2013/TT-BCT cho phép trường hợp lập cơ sở bán lẻ có diện tích dưới 500 m2 tại khu vực đã được tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy hoạch cho hoạt động mua bán hàng hoá và đã hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng thì không phải thực hiện quy định về ENT[24] .
– Quy định về ENT đối với thành lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất:
Điểm nổi bật nhất của Thông tư số 08/2013/TT-BCT là đã quy định rõ ràng, chặt chẽ hơn thủ tục, trình tự lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất như cơ quan thành lập, thành phần, kết quả làm việc của Hội đồng Kiểm tra nhu cầu kinh tế,... nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này và tránh được việc cơ quan quản lý nhà nước áp dụng quy định trên một cách tùy tiện[25] .
Về các tiêu chí làm căn cứ để đánh giá ENT, nếu như theo Thông tư số 09/2007/TT-BTM thì việc lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất được xem xét từng trường hợp cụ thể, căn cứvào ENT của địa bàn nơi đặt cơ sở bán lẻ theo các tiêu chí trong đó có tiêu chí về "mật độ dân cư trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi đặt cơ sở bán lẻ" thì với sự ra đời của Thông tư số 08/2013/TT-BCT thì tiêu chí trên được thay đổi thành "mật độ dân cư và quy mô của địa bàn cấp quận, huyện nơi dự kiến đặt cơ sở bán lẻ"[26] . Việc thu hẹp phạm vi địa bàn cần xem xét của tiêu chí này đã góp phần đảm bảo việc thành lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhấtphù hợp hơn với tình hình kinh tế và dân cư của địa phương nơi đặt cơ sở.
Tuy nhiên, Thông tư vẫn chưa có quy định về diễn giải, con số cụ thể cho các tiêu chí của ENT bao gồm số lượng các cơ sở bán lẻ là bao nhiêu, sự ổn định của thị trường, mật độ dân cư và quy mô của địa bàn cấp quận, huyện nơi dự kiến đặt cơ sở bán lẻ là gì và các tiêu chí này sẽ được đánh giá như thế nào để phù hợp với quy hoạch của từng địa phương. Sự thiếu vắng những quy định cụ thể dẫn đến việc cấp phép phụ thuộc khá nhiều vào ý chí chủ quan của cơ quan có thẩm quyền và mỗi địa phương một cách hiểu khác nhau. Để tránh các quy định về ENT đối với việc thành lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất, các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng mở rộng hoạt động bán lẻ thông qua việc góp vốn, mua lại các siêu thị trung tâm thương mại của các doanh nghiệp bán lẻ trong nước đang hiện diện thương mại hoặc thông qua hoạt động nhượng quyền thương mại hoặc lợi dụng ranh giới chưa rõ ràng giữa bán buôn và bán lẻ để thực hiện hoạt động bán buôn nhưng thực chất là kinh doanh bán lẻ. Với các hoạt động trên, nhà đầu tư nước ngoài có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh với nhiều cơ sở bán lẻ đã có trước đó mà không cần xin phép.
Cụ thể cho những hoạt động trên là việc cuối năm 2014, Tập đoàn Aeon quyết định hợp tác với hệ thống siêu thị của Việt Nam là Citimart (thuộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Dịch vụ Đông Hưng), thay vì phải thực hiện các thủ tục xin phép với các rào cản của các tiêu chí của ENT thì với sự hợp tác nàyAeon tuyên bố sẽ mở thêm 500 siêu thị Aeon – Citimart trong vòng 10 năm. Hơn nữa, Aeon nắm giữ 49% trong liên doanh giữa Aeon – Citimart nên Aeon sẽ không gặp khó khăn gì về thủ tục khi mở các điểm bán mới. Và hình thức hợp tác tương tự cũng đang diễn ra trong lĩnh vực bán lẻ điện máy, đó là sự hợp tác giữa Tập đoàn Central Group (từ Thái Lan) với các siêu thị của Công ty Cổ phần Thương mại Nguyễn Kim và rất có thể sắp tới là việc hợp tác giữa Tập đoàn này với các siêu thị điện máy PICO.[27]
[1] Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 23/2007/NĐ-CP
[2] Thời báo Kinh tế Việt Nam, "Cấm Doanh nghiệp FDI trực tiếp mua nông sản",
http://vneconomy.vn/thi-truong/cam-doanh-nghiep-fdi-truc-tiep-mua-nong-san-20130522090132159.htm, truy cập ngày 01/7/2015
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi nước ta, DNCVĐTNN chiếm giữ tới 70% thị phần. Riêng Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP đang nắm giữ 40% thị phần thịt gà công nghiệp, 50% thị trường trứng gà công nghiệp và 18-20% thị phần thức ăn gia súc.
Ở Tây Nguyên, hiện có tới 12 DNCVĐTNN thu mua và xuất khẩu 50-60% tổng sản lượng cà phê của Việt Nam. Ở Gia Lai, chỉ riêng chi nhánh Công ty Trách nhiệm hữu hạn Louis Dreyfus Commodities chiếm hơn 40% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của tỉnh trong năm 2012. Trong ngành hồ tiêu, sản lượng thu mua và xuất khẩu của các DNCVĐTNN chiếm 36,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước trong năm 2012.
[3] Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 23/2007/NĐ-CP
[4] Khoản 4 Điều 3 Thông tư số 08/2013/TT-BCT
[5] Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 08/2013/TT-BCT
[6] Khoản 4 Điều 4 Thông tư số 08/2013/TT-BCT
[7] Khoản 3 Mục I Thông tư số 09/2007/TT-BTM
[8] Xem khoản 4 Điều 3 và khoản 4 Điều 4 Thông tư số 08/2013/TT-BCT
[9] Xem khoản 2 và khoản 3 Mục I Thông tư số 09/2007/TT-BTM
[10] Xem khoản 2 Điều 2 Nghị định số 72/2006/NĐ-CP phủ ngày 25/7/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam và khoản 7 Điều 19 Luật Thương mại 2005
[11] Xem Khoản 3 Mục I Thông tư số 09/2007/TT-BTM
[12] Xem khoản 2 và 3 Điều 21 Thông tư số 08/2013/TT-BCT
[13] Xem Khoản 1 Điều 9 Luật Doanh nghiệp 2005
[14] Xem Điều 29 Luật Doanh nghiệp 2014
[15] Xem khoản 1 Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2014
[16] Điều 33 Hiến pháp 2013
[17] Khoản 6 Điều 3 Nghị định số 23/2007/NĐ-CP
[18] Nguyễn Bá Bình (2010), "Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 02 (163)/2010, tr. 15
[19] Nguyễn Như Chính,tlđd (26), tr. 25
[20] Minh Tuấn, "METRO nhập nhằng bán buôn, bán lẻ",
http://www.saigondautu.com.vn/Pages/20140903/METRO-nhap-nhang-ban-buon-ban-le.aspx, truy cập ngày 08/6/2015
[21] Phương Dung, "Cấp phép bán buôn, siêu thị METRO vẫn công khai bán lẻ",
http://dantri.com.vn/kinh-doanh/cap-phep-ban-buon-sieu-thi-METRO-van-cong-khai-ban-le-1066207.htm, truy cập ngày 08/6/2015
[22] Khoản 4 Điều 5 Nghị định số 23/2007/NĐ-CP
[23] Trang Nguyễn, "Mở cửa thị trường bán lẻ cho nước ngoài: Việt Nam đã cam kết những gì?",
http://www.thesaigontimes.vn/119906/Mo-cua-thi-truong-ban-le-cho-nuoc-ngoai-Viet-Nam-da-cam-ket-nhung-gi?.html, truy cập ngày 07/6/2015
[24] Xem khoản 3 Điều 7 Thông tư số 08/2013/TT-BCT
[25] Xem khoản 6 Điều 7 Thông tư số 08/2013/TT-BCT
[26] Xem khoản 4 Mục I Thông tư số 09/2007/TT-BTM và khoản 2 Điều 7 Thông tư số 08/2013/TT-BCT