Điều 15 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định:
“1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm…”
Theo quy định trên, không phải mọi hành vi gây thương tích hoặc làm chết người đều phạm tội. Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình hoặc của người khác, chúng ta có quyền chống trả một cách cần thiết hành vi xâm phạm (có tích chất nguy hiểm đáng kể) của người khác và việc chống trả này được pháp luật cho phép, không phải là tội phạm
Trong các vụ án cố ý gây thương tích thường có một bên có hành vi xâm phạm (có lỗi) trước và/hoặc có sự tấn công qua lại lẫn nhau. Việc xác định có phải là phòng vệ chính đáng hay không; bên nào là phòng vệ chính đáng, bên nào phạm tội không phải lúc nào cũng dễ dàng. Ranh giới giữa quyền phòng vệ và tội phạm là rất mong manh và có thể bị đảo ngược. Một chút thiếu khách quan hoặc sai lệch, thiếu sót trong điều tra, truy tố có thể biến người phòng vệ chính đáng thành tội phạm và ngược lại.
Vụ án “Cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh ” xảy ra tại huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai mà tôi đang tham gia bào chữa cho các bị cáo là một ví dụ điển hình về lằn ranh mong manh giữa tội phạm và vô tội. Vụ án đã kéo dài 6 năm, qua 4 lần khởi tố, thay đổi quyết định khởi tố, thay đổi tội danh; qua 3 lần truy tố, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm nhưng đến nay “cuộc chiến” pháp lý xác định tội phạm, tội danh… vẫn chưa kết thúc. Hiện vụ án đang do TAND tỉnh Đồng Nai thụ lý chuẩn bị đưa ra xét xử phúc thẩm trong thời gian tới.
luật sư
Chế định về phòng vệ chính đáng và các tội danh liên quan như cố ý gây thương tích, giết người v.v…, các chuyên gia đã phân tích nhiều. Với mục đích cung cấp đến bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu về chế định phòng vệ chính đáng và các tội danh liên quan một hướng tiếp cận từ thực tế vụ án, từ sự xung đột về quan điểm trong điều tra, truy tố, xét xử giữa các cơ quan tiến hành tố tụng và luật sư trong việc xác định tội danh, chứng cứ, chứng minh …, tôi xin trích đăng một phần bản kiến nghị mà tôi vừa gửi đến TAND tỉnh Đồng Nai để yêu cầu hủy bản án sơ thẩm. Nội dung kiến nghị đề cập nhiều vấn đề, từ tố tụng đến nội dung vụ án. Tuy nhiên, với mục đích như đã trình bày ở trên, tôi chỉ trích đăng một số nội dung liên quan đến việc xác định các bị cáo có phạm tội hay phòng vệ chính đáng. Vụ án có nhiều quan điểm và cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau, nội dung kiến nghị chỉ là quan điểm cá nhân của tôi với tư cách luật sư bào chữa cho các bị cáo.
luat su
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc:
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 10 năm 2016
ĐƠN KIẾN NGHỊ
V/v: Hủy bản án sơ thẩm, trả hồ sơ để điều tra làm rõ một số tình tiết trong vụ án “cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” xảy ra ngày 23/01/2011 tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai
Kính gửi : - TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
- VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Tôi tên: Phạm Tuấn Anh – Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh
Là luật sư bào chữa cho các bị cáo trong gia đình ông S bao gồm ông S cùng các con là: M, D, H trong vụ án “Cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần kích bị động mạnh” xảy ra tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Vụ án hiện do TAND tỉnh Đồng Nai thụ lý;
luat su bao chua gioi
Để Vụ án được giải quyết một cách công tâm, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội và đồng thời không bỏ lọt tội phạm, tôi làm đơn này kiến nghị TAND tỉnh Đồng Nai hủy bản án sơ thẩm để điều tra làm rõ những tình tiết liên quan và dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ vụ án.
Tóm tắt nội dung vụ việc.
luật sư bào chữa giỏi
Theo trình bày của Bị cáo S, vào lúc khoảng 17 giờ ngày 23/01/2011 có 3 thanh niên lạ mặt (sau này ông S mới biết là T, K và V ) chạy xe Suzuki sport tự ý xông vào nhà ông S; khi đàn chó chạy ra thì chúng dùng gậy, dao lê, búa đánh một con què chân, một con chó Becgie chết ngay tại chỗ, cả đàn chó hơn chục con hoảng loạn bỏ chạy.
Khi đó ông S đang nằm ngủ trên võng, tỉnh dậy chưa hiểu chuyện gì và chưa kịp phản ứng thì T tiến đến hỏi “Có phải Năm S không”, ông S trả lời “Phải, có gì không” thì T nhảy đến kẹp cổ, đánh ông S văng khỏi võng; cùng lúc đó cả 3 người dùng gậy, dao lê, búa xông vào tấn công ông S. Ông S chụp được chiếc ghế gỗ chống đỡ, chiếc ghế bị vỡ nhiều mảnh, ông S nhào người chụp được chiếc ghế khác bằng gỗ gõ tiếp tục chống đỡ. Ông S bị tấn công tới tấp, bị dao lê đâm sượt từ bụng qua hông làm rách toạc chiếc áo sơ mi từ bụng lên đến vai (rất may là dao lê chỉ sượt qua làm chảy máu phần mềm).
luật sư giỏi
Chứng kiến sự việc, con dâu ông S chỉ kịp la lên “ăn cướp, ăn cướp đánh ba kìa mấy anh ơi…” . Các con ông S là M, H ở nhà kế bên chạy qua, dùng cây tầm vông chống trả giải cứu cho ông S. Ông S thoát ra được, cùng các con dùng tầm vông chống trả, khống chế các đối tượng để giao nộp công an.
Sau khi sự việc xảy ra ông S mới biết do nghi ngờ ông S can thiệp vào chuyện tranh chấp mua bán đất giữa bà R và ông C nên ông C đã kêu con là T đến nhà ông S với mục đích để “thanh toán” theo kiểu xã hội đen.
luat su gioi
Theo trình bày của ông S, việc T, K, V tự ý xông vào nhà, dùng gậy, dao lê, búa tấn công đàn chó, tấn công ông S với thái độ vô cùng hung hãn khiến cha con ông S không còn cách nào khác là phải tự vệ (phòng vệ chính đáng). Tuy nhiên, Cơ quan điều tra đã khởi tố cả 4 cha con Ông về tội Cố ý gây thương tích.
Bản thân ông S đã có đơn yêu cầu khởi tố đối với T, K, V nhưng đến nay, sau 6 năm điều tra thì chỉ cha con Ông bị truy tố, xét xử. Các đối tượng T, K, V lại được Cơ quan CSĐT khởi tố trong một vụ án riêng, chỉ khởi tố vụ án rồi để đó, đã qua 6 năm mà vẫn không khởi tố bị can đối với các đối tượng này . Từ dấu hiệu bất bình thường trên, ông S đặt câu hỏi, phải chăng việc khởi tố vụ án riêng, việc khởi tố vụ án nhưng không khởi tố bị can chỉ là một thủ thuật để hợp pháp hóa việc bao che cho các đối tượng T, K, V (?);
luật sư giỏi tphcm
Sau khi nghiên cứu hồ sơ, thu thập các tình tiết liên quan đến vụ án, tôi nhận thấy trình bày, tố cáo của ông S là có cơ sở, hồ sơ vụ án có dấu hiệu bị làm sai lệch; các cơ quan tiến hành tố tụng đã vi phạm đặc biệt nghiêm trọng Bộ luật Tố tụng hình sự. Nội dung cụ thể như sau:
A. VỀ TỐ TỤNG
……………………………………………………………
B. VỀ NỘI DUNG VỤ ÁN
Thứ nhất , các tình tiết liên quan đến vật chứng vụ án chưa được điều tra làm rõ; kết luận điều tra, cáo trạng, Bản án sơ thẩm mâu thuẫn với hồ sơ vụ án.
luat su gioi tphcm
Mấu chốt của vụ án này là việc trả lời câu hỏi: Các đối tượng T, K, V có xông vào nhà ông S, dùng gậy, búa, dao lê tấn công ông S hay không (? ).
Nếu T, K, V không dùng hung khí tấn công nhưng lại bị cha con ông S dùng ghế, gậy gây thương tích thì việc cha con ông S phạm tội là không cần bàn cãi.
van phong luat su
Trong trường hợp ngược lại, nếu các đối tượng này xông vào nhà, dùng hung khí nguy hiểm tấn công ông S thì việc ông S cùng các con dùng ghế, gậy, những vật dụng sẵn có trong gia đình để chống trả là cần thiết và thuộc trường hợp phòng vệ chính đáng, cha con ông S không phạm tội theo quy định tại Điều 15 Bộ Luật hình sự. T, K, V cần phải được điều tra, truy tố về tội giết người hoặc cố ý gây thương tích.
Trong vụ án này, diễn biến sự việc gây thương tích trong nhà ông S không có ai chứng kiến, không có người làm chứng. Lời khai của T, K, V trái ngược với lời khai của các Bị cáo. Vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng đã điều tra, làm rõ bằng cách nào (?)
văn phòng luật sư
Các cơ quan tiến hành tố tụng huyện Nhơn Trạch, Bản án sơ thẩm kết luận T, K, V không dùng dao, búa tấn công ông S. Cơ sở để đưa ra kết luận này được các cơ quan tiến hành tố tụng lập luận: “nếu (T, K, V) sử dụng các hung khí trên thì thương tích của các bị cáo (cha con ông S)không chỉ có 1%, (do vậy)xét lời khai của các bị cáo là không có cơ sở ” (Bản án sơ thẩm ngày 29/8/2016, trang số 4).
Theo cách “suy luận” trên, người dùng ghế, dùng gậy chống trả người dùng dao, dùng búa thì mặc nhiên phải bị thua và phải bị thương tích nhiều. Do cha con ông S thương tích ít nên “suy ra” T, K, V không dùng dao, dùng búa tấn công cha con ông S.
luật sư hình sự
Đây là “logic” chính trong việc giải quyết vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng. Kết luận được đưa ra hoàn toàn dựa trên một sự suy luận chủ quan, không thể được coi là chứng cứ trong điều tra, truy tố, xét xử.
Trong khi đó, những căn cứ khoa học là vật chứng vụ án thì lại bị bỏ ra ngoài hoặc không được xem xét. Cụ thể là:
luat su hinh su
1. Tất cả những vật chứng có lợi, chứng minh cơ sở phòng vệ chính đáng cho các bị cáo và có ý nghĩa chứng minh hành vi phạm tội của người bị hại đều trở thành “vật trưng bày”, vô nghĩa trong vụ án
Cáo trạng, Bản án sơ thẩm thể hiện vật chứng vụ án gồm có: 01 con dao + 01 chiếc búa + 02 mũ bảo hiểm bị bể + 01 đoạn cây gỗ + 01 ghế bị gẫy.
Trong số các vật chứng vụ án, những vật chứng là khúc gỗ và chiếc ghế mà các bị cáo sử dụng để chống trả thì được sử dụng triệt để nhằm chứng minh “hành vi phạm tội” của các bị cáo
Ngược lại, các vật chứng còn lại nhưdao, búa …, là vật chứng chứng minh hành vi phạm tội của người bị hại và chứng minh quyền phòng vệ chính đáng bị cáo thì trở thành vật trưng bày trong vụ án.
luat su uy tin
Điều 74 Bộ Luật TTHS quy định: ‘Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm….và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội”.
Theo quy định trên, khi con dao, chiếc búa được đưa vào làm “Vật chứng” trong Vụ án thì Cơ quan điều tra dứt khoát phải làm rõ nó là công cụ phương tiện phạm tội hay mang dấu vết tội phạm của ai, nhằm chứng minh cái gì (?). Nếu không làm rõ được thì không thể coi là vật chứng.
luật sư uy tín
Tuy nhiên, trong vụ án này, chiếc búa, con dao là một Vật chứng trong vụ án nhưng trở thành những vật vô nghĩa, hoàn toàn không được các Cơ quan tiến hành tố tụng xác định có ý nghĩa gì, chứng minh cái gì trong vụ án.
TAND huyện Nhơn Trạch trong bản án sơ thẩm ngày 29/8/2016 gọi con dao, chiếc búa này làvật chứng “không rõ nguồn gốc” (trang 6), không làm sáng tỏ được vai trò của các vật chứng theo quy định tại điều 74 Bộ Luật TTHS nêu trên;
luat su uy tin tphcm
“Vật chứng” mà lại bị coi “không rõ nguồn gốc”, “Không rõ nguồn” gốc, không có ý nghĩa chứng minh mà vẫn được coi là vật chứng (?)
luật sư uy tín tphcm
Một sự vi phạm không thể rõ ràng hơn, hay nói đúng hơn là một sự phủ nhận hiệu lực Điều 74 Bộ luật TTHS.
Sau đây tôi xin trình bày cụ thể về các vật chứng bị bỏ ra ngoài và bị làm sai lệch:
2. Chiếc áo sơ mi bị đâm rách, dính máu, chứng cứ đặc biệt quan trọng đã bị bỏ ra ngoài vụ án
Lời khai bị cáo S cho rằng khi các đối tượng xông vào nhà dùng hung khí tấn công, đối tượng T đã lấy dao mang theo sẵn trong người tấn công, đâm bị cáo S xuyên áo, sượt từ bụng qua hông, làm rách toạc từ bụng đến vai chiếc áo sơ mi mà bị cáo đang mặc. Cơ quan Công an đã thu giữ chiếc áo này.
Hồ sơ vụ án thể hiện có 01 con dao là vật chứng vụ án;
Nhưng chiếc áo sơ mi dính máu, dù có trong hồ sơ (ảnh số 15, bút lục 241) lại không được điều tra, giám định, không được đưa vào làm vật chứng vụ án (hiện không rõ còn tồn tại hay đã bị bỏ đi).
Việc làm rõ chiếc áo của bị cáo S có bị rách hay không, rách trong hoàn cảnh nào, nguyên nhân rách (vết dao đâm hay bị xé rách)? v.v…. sẽ là căn cứ quan trọng, khoa học, chính xác để xác định con dao tại hiện trường là của ai, ai sử dụng; là căn cứ để xem xét bị cáo S có cơ sở phòng vệ chính đáng hay không v.v…
Xem xét, giám định có hay không vết dao trên áo là một nghiệp vụ hết sức đơn giản nhưng tối cần thiết để xác định sự thật khách quan của vụ án
Nhưng đã không được làm rõ; chiếc áo đã “biến mất” khỏi danh sách vật chứng, “biến mất” khỏi vụ án và con dao đã trở thành vật chứng “không rõ nguồn gốc”
Một dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ vụ án, cần phải thu hồi và đưa chiếc áo trở lại để điều tra và làm vật chứng của vụ án.
3. Chiếc búa, vật chứng trong vụ án chưa được làm rõ. Kết luận điều tra, cáo trạng, Bản án sơ thẩm mâu thuẫn với hồ sơ, hiện trường vụ án.
Các cơ quan tiến hành tố tụng đều kết luận K không dùng búa. Tuy nhiên, lời khai của các bị cáo đều cho rằng K đã sử dụng búa để tấn công:
Văn bản số 156/CQĐT-HS ngày 26/9/2011 của Cơ quan điều tra về việc trả lời đơn của bà T (BL 178) ghi nhận “K cầm một cái búa loại búa tạ của gia đình ông S đang để trên đống cây gần đó nhảy vào đánh ông S, ông S vùng dậy bỏ chạy ra ngoài la lên, ….”.
Lời khai của bị cáo H: “Còn hai thanh niên kia chạy ra cổng rồi quay trở vô, trên tay vẫn cầm một cây búa và một cây tầm vông”
Hình ảnh hiện trường vụ án (BL 220) thể hiện chiếc búa nằm giữa mương nước, hiện trường nơi T, K té ngã.
Cáo trạng, Bản án sơ thẩm khẳng định: khi T và K bỏ chạy ra ngoài và quay trở lại để cứu V thì các Bị cáo S, D, M cầm cây đuổi theo (không cầm búa). T và K bị té xuống mương nước.
Vậy nếu K không dùng, không mang theo búa thì tại sao chiếc búa trong nhà Bị cáo lại “chạy” ra mương nước nơi K té ngã, cách đó 50m? Ai đã mang chiếc búa từ nhà bị cáo S ra mương nước? Ai đã sử dụng chiếc búa trong vụ án này? Chiếc búa, Vật chứng trong vụ án này là của ai?
Lời khai của các Bị cáo, hồ sơ vụ án hoàn toàn phù hợp với diễn biến, hiện trường vụ án. Đó là: K đã dùng búa tấn công bị cáo S trong nhà. Khi bỏ chạy, bị té xuống mương nước thì chiếc búa đã rớt hiện trường .
Lời khai của các bị cáo hoàn toàn phù hợp với diễn biến, hiện trường vụ án nhưng lại bị bác bỏ bằng một lập luận chủ quan, không có căn cứ khoa học: “nếu ( T, K, V)sử dụng các hung khí trên thì thương tích của các bị cáo (cha con ông S)không chỉ có 1%, (do vậy)xét lời khai của các bị cáo là không có cơ sở ” ( Bản án sơ thẩm ngày 29/8/2016, trang số 4)
Chiếc búa không thể tự chạy từ trong nhà ra mương nước, không thể từ trên trời rơi xuống. Thay vì phải đối chiếu lời khai với diễn biến, hiện trường vụ án; thay vì phải giám định có hay không vết búa, giám định dấu vân tay của người cầm búa để xác định một cách khoa học thì vụ án lại được giải quyết bằng một sự “suy đoán” và chiếc búa đã bị kết luận là một vật chứng “không rõ nguồn gốc” (?)
………………………………….
Thứ hai , căn cứ buộc tội các bị cáo là không có căn cứ, không phù hợp pháp luật
Như phần trên tôi đã trình bày, để xác định các bị hại có sử dụng dao, búa tấn công hay không, thay vì phải dựa vào vật chứng và điều tra một cách khoa học thì các cơ quan tiến hành tố tụng lại dựa vào “tỉ lệ thương tích” để suy diễn một cách chủ quan.
Tuy nhiên, cách lập luận đặc trưng mang tính suy diễn dựa vào tỉ lệ thương tích còn chưa dừng lại trong việc “bảo vệ” cho K trong việc không sử dụng dao, búa, nó còn được sử dụng và đẩy lên một tầm cao mới về sự phi lý đến mức khó tin trong việc luận tội bị cáo:
Bản án sơ thẩm ngày 29/8/2016, trang số 5 luận tội bị cáo S: “Tại phiên tòa, bị cáo S cho rằng chỉ đánh trả để tự vệ, tuy nhiên, căn cứ vào tỉ lệ thương tật của người bị hại do các bị cáo gây ra thì hành vi của các Bị cáo là cố ý, mong muốn hậu quả xảy ra chứ không phải tự vệ, các bị cáo hoàn toàn có lỗi trong vụ đánh nhau này nhưng các bị hại có lỗi trước”
Đọc đi đọc lại tôi vẫn không thể hiểu cái logic trong lời luận tội trên là gì.
“Tỉ lệ thương tật” thì có liên quan gì đến việc xác định có phải là “tự vệ” (phòng vệ chính đáng) hay không? Phải chăng Tòa án Nhơn Trạch cho rằng gây thương tích ít mới là phòng vệ chính đáng, còn gây thương tích nhiều thì là cố ý gây thương tích?
Gây thương tích nhiều hay thậm chí đánh chết người khác vẫn có thể là phòng vệ chính đáng nếu đó là hành vi chống trả một cách cần thiết theo quy định tại Điều 15 Bộ Luật hình sự;
Do vậy, việc xem xét có phải là “tự vệ” hay không phải dựa trên mức độ lỗi, mức độ nguy hiểm trong hành vi xâm phạm (tấn công) của người bị hại để xem xét hành vi chống trả của Bị cáo có cần thiết hay không. Việc Cơ quan tiến hành tố tụng xác định các bị hại “có lỗi trước”, “đánh các bị cáo trước” nhưng lại bỏ qua không xem xét đánh như thế nào, sử dụng hung khí gì, không xem xét mức độ lỗi, mức độ nguy hiểm trong hành vi của người bị hại là có dấu hiệu bao che, trái pháp luật. Căn cứ vào “tỉ lệ thương tật” của người bị hại để phủ nhận quyền phòng vệ chính đáng lại càng không có căn cứ.
Tuy nhiên nếu so với việc dùng “tỉ lệ thương tật” để suy diễn như trên thì cách lập luận ngay sau đó trong lời luận tội còn khác thường hơn rất nhiều: “hành vi của các Bị cáo là cố ý , mong muốn hậu quả xảy ra chứ không phải tự vệ ”
“Cố ý, mong muốn hậu quả xảy” ra thì tại sao lại không phải là “tự vệ”?
Có ai chống trả tự vệ trong trạng thái vô thức, không phải là “cố ý”?
Nếu chỉ vì “cố ý” và “mong muốn hậu quả xảy ra” nên không phải là “tự vệ” thì sẽ không bao giờ có sự “tự vệ”, bởi hành vi “tự vệ” luôn xuất phát từ ý thức của con người, chống lại một cách cần thiết hành vi xâm phạm của người khác và đương nhiên nó luôn là “cố ý” và luôn mong muốn sự chống trả của mình đạt hiệu quả (mong muốn hậu quả xảy ra).
Việc TAND huyện Nhơn Trạch căn cứ vào “tỉ lệ thương tích” để suy ra bị cáo cố ý và không phải là “Tự vệ” là một lời luận tội không thể chấp nhận.
Thứ tư , ……………………………………………………
Thứ năm : Không thể kết tội các bị cáo khi chưa xác định rõ hành vi phạm tội của “Người bị hại”
Bản án sơ thẩm ngày 29/8/2016 xác định: “Đối với hành vi của T, K, Vgây thương tích cho S, H, D bị thương tích tỉ lệ 1% (tạm thời) hiện Cơ quan điều tra Công an huyện Nhơn Trạch đã khởi tố vụ án để xử lý thành một vụ án riêng là phù hợp với quy định của pháp luật”.
Tất cả các kết luận điều tra, kết luận điều tra bổ sung đều kết luận hành vi củaT, K, V không cấu thành tội phạm . Do vậy, nếu kết luận, kết quả điều tra đúng thì không có căn cứ để khởi tố các đối tượng này và ngược lại, nếu có căn cứ để khởi tố các đối tượng này thì các kết luận, kết quả điều tra đã bị làm sai lệch. Tuy nhiên, TAND huyện Nhơn Trạch vẫn kết luận tất cả đều “phù hợp pháp luật” và vẫn căn cứ vào các Kết luận này để kết tội các bị cáo.
Khoản 1 Điều 104 Bộ Luật hình sự quy định, gây thương tích dưới 11% thì chỉ phạm tội nếu dùng hung khí nguy hiểm hoặc có tính chất côn đồ hoặc một số tình tiết đặc biệt khác;
Trong vụ án này, các bị hại gây thương tích cho các bị cáo chỉ 1%, trong điều kiện bình thường thì hành vi của các bị hại không cấu thành tội phạm (thương tích dưới 11%)
Do vậy, bằng việc khởi tố vụ án, bằng việc phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án đối với các bị hại, Cơ quan điều tra và VKSND huyện Nhơn Trạch đã gián tiếp thừa nhận trong vụ án này các bị hại đã sử dụng hung khí nguy hiểm hoặc có tính chất côn đồ theo quy định tại Khoản 1, Điều 104 Bộ Luật hình sự. Và như vậy, việc các bị cáo cho rằng mình chỉ phòng vệ chính đáng là có căn cứ;
Nếu hôm nay các cơ quan tiến hành tố tụng đồng ý với việc khởi tố các bị hại trong một vụ án riêng và kết tội cha con bị cáo S;
Và giả thiết sau này, khi điều tra vụ án của các bị hại, các tình tiết, chứng cứ vụ án và các bị hại thừa nhận đã dùng búa, dao lê… xông vào nhà tấn công gia đình bị cáo S…
Khi đó, ai sẽ chịu trách nhiệm về oan sai của cha con bị cáo S trong vụ án này?
Do vậy, để đảm bảo vụ án được giải quyết khách quan, toàn diện và không oan sai, việc điều tra, xử lý hành vi phạm tội của các bị hại cần phải được tiến hành đồng thời hoặc điều tra trong cùng vụ án với bị cáo S.
Vì tất cả các vấn đề trên, tôi làm đơn này đề nghị TAND tỉnh Đồng Nai xem xét, hủy bản án sơ thẩm để điều tra, làm rõ các tình tiết liên quan theo quy định của pháp luật.
Xin chân thành cám ơn
Người kiến nghị
· Hồ sơ đính kèm:
- Bản án sơ thẩm ngày 29/8/2016;
- Các quyết định khởi tố ngày 22/6/2016
- Hình ảnh tang vật là con dao, chiếc búa
- Hình ảnh chiếc áo bị đâm rách, dính máu, có trong hồ sơ nhưng bị bỏ ra ngoài
- Bản kết luận điều tra số 93 ngày 07/08/2012 và số 16 ngày 09/12/2014;
- Bản kết luận điều tra số 04 ngày 25/03/2015