NGÂN HÀNG TỰ DO LÃI SUẤT KIỂU "MỘT CỔ 2 TRÒNG"?
Lo ngại tình trạng “luật bức tử luật” và đi ngược lại tiến trình tự do hóa lãi suất…
Theo các chuyên gia thì dù Quốc hội lựa chọn phương án nào cho lãi suất trong hợp đồng vay tài sản tại dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) thì cũng cần đưa các tổ chức tín dụng (TCTD) ra khỏi phạm vi điều chỉnh và để nó hoạt động theo luật chuyên ngành. Bởi nếu không sẽ lâm vào tình trạng “luật bức tử luật” và đi ngược lại tiến trình tự do hóa lãi suất…
Dù đã được bàn thảo “nát nước” từ kỳ họp thứ 9 (tháng 5.2015) cho đến các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thời gian qua và sẽ “buộc” phải thông qua trong kỳ họp Quốc hội lần thứ 10 đang diễn ra nhưng phương án cho lãi suất trong hợp đồng vay tài sản tại dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) dường như vẫn là một vấn đề “nan giải”. Và do còn nhiều ý kiến khác nhau, Ủy ban thường vụ Quốc hội để hai phương án xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội.
Theo đó, Khoản 3, Điều 475 của dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) quy định: Phương án 1: Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay.
Phương án 2: Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 200% theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm UB Pháp luật của QH Phan Trung Lý, trong hai phương án nêu trên, cũng vẫn có ý kiến đề nghị đối với phương án một cần giao cho cơ quan có thẩm quyền sửa đổi mức lãi suất này khi cần thiết và đối với phương án hai phải thống nhất áp dụng chung mà không loại trừ trường hợp luật khác có quy định khác…
Theo các chuyên gia, quy định liên quan đến lãi suất trong hợp đồng vay tài sản trở thành nội dung tranh luận gay gắt là bởi sự thiếu thống nhất trong cách hiểu giữa lãi suất trong hợp đồng vay tài sản theo Bộ luật Dân sự (BLDS) và Hợp đồng tín dụng theo Luật Các TCTD 2010 đã được Quốc hội thông qua và đã có hiệu lực.
Bày tỏ quan điểm của Ngân hàng Nhà nước; Phó Thống đốc Nguyễn Đồng Tiếncho biết, các lãi suất tham chiếu được đưa ra lấy ý kiến như lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn… chủ yếu là công cụ điều hành chính sách tiền tệ, là những lãi suất không phổ biến với người dân, nên NHNN đề xuất ấn định mức lãi suất cứng là 20%/nămcủa khoản tiền vaytrong dự thảo BLDS.
Tuy nhiên, cũng cho rằng, nếu theo dự thảo thì lãi suất này được quy định cho Hợp đồng dân sự về cho vay tài sản, theo đó hướng đến việc vay mượn tài sản vật chất nhiều hơn là vay mượn tiền. Vì vậy, các mức lãi suất quy định ở đây là gắn với hợp đồng vay tài sản, không nên bao trùm cả hoạt động ngân hàng. Theo đó, lãnh đạo NHNN đề xuất nên điều chỉnh quy định theo hướng chỉ áp dụng mức trần lãi suất 20%/năm đối với các quan hệ dân sự ngoài ngân hàng, loại trừ áp dụng với các ngân hàng đã hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD).
Ông Tiến lý giải, Luật các TCTD đã quy định các TCTD được phép thỏa thuận lãi suất theo quy định của pháp luật, còn dự thảo BLDS đang quy định trần lãi suất nhưng “trừ trường hợp các luật khác liên quan có quy định khác”. Như vậy, có thể hiểu rằng, Luật TCTD quy định là ngân hàng được thoả thuận lãi suất thì BLDS cũng cho phép.
Việc đòi đưa các TCTD vào phạm vi điều chỉnh của điều khoản trên của BLDS là sự “bảo thủ”. Theo Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch CLB Pháp chế ngân hàng, một trong những lý do quan trọng hàng đầu để tín dụng chính thức đóng vai trò thay thế tín dụng đen là lãi suất thỏa thuận, bởi nó chứa đựng đầy đủ yếu tố thị trường bên trong hai chữ "thỏa thuận" đó.
Đồng quan điểm này, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, việc áp trần lãi suất với các TCTD sẽ làm méo mó hoạt động tín dụng và theo ông, quy định lãi suất nên để luật chuyên ngành chi phối, thay vì Luật Dân sự vừa không trúng và cũng không phù hợp. “Còn chống cho vay nặng lãi có nhiều cách, như tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính - ngân hàng, đẩy mạnh việc công khai minh bạch và tính thượng tôn pháp luật, tăng cường phát triển tài chính vi mô, quỹ tín dụng/đầu tư, thẻ tín dụng… sẽ giảm bớt tín dụng đen, giảm bớt các nguyên nhân gây bất ổn trật tự, đảm bảo an toàn xã hội”, ông Lực nói.
Về vấn đề này, Đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng, việc áp dụng trần lãi suất tại BLDS đối với hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng là không cần thiết và không hợp lý bởi đây có thể hiểu là một sự can thiệp lãi suất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng bằng biện pháp hành chính. “Sự can thiệp hành chính này trái với những nguyên tắc thị trường và không phù hợp với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế và các cam kết quốc tế của Việt Nam về cải cách hệ thống ngân hàng khi gia nhập WTO cũng như các thỏa thuận tại Hiệp định PPP mà chúng ta chuẩn bị tham gia…”, Đại biểu Ngân chia sẻ…
Theo các chuyên gia, nếu Quốc hội thấy thực sự vẫn cần một “trần lãi suất” để điều chỉnh hoạt động cho vay dân sự ngoài ngân hàng thì vẫn có thể tính toán để tìm một quy định tối ưu. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là dù chọn phương án nào thì cũng vẫn phải có quy định rõ ràng để xác định các TCTD được hoạt động theo luật chuyên ngành, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Khoản trên. Bởi nếu quy định về trần lãi suất vay tại BLDS điều chỉnh đối với cả hoạt động của các TCTD thì điều này không chỉ “bức tử” Luật NHNN, Luật các TCTD mà còn đi ngược với chủ trương tự do hóa lãi suất của Đảng và Nhà nước ta.
Theo Infornet
"TỰ DO HÓA LÃI SUẤT LÀ XU THẾ TẤT YẾU"
Trao đổi với phóng viên, Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong – Chuyên gia kinh tế cho rằng, trước sau gì Việt Nam cũng phải tiến tới tự do hóa lãi suất.
công ty luật
PV: Hiện đang có nhiều ý kiến ủng hộ tự do hóa lãi suất. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào? Và theo ông, để đạt được nền kinh tế thị trường, chúng ta cần những điều kiện gì?
luật sư uy tín
TS Nguyễn Minh Phong: Hiện chúng ta đã đi được một nửa chặng đường của quá trình tự do hóa lãi suất. Trên thực tế, NHNN chỉ đang khống chế lãi suất huy động ngắn hạn, còn lãi suất huy động dài hạn đã thả nổi. Lãi suất cho vay cơ bản cũng thả rồi, và chỉ khống chế ở một số lĩnh vực có tính chất ngắn hạn và ưu tiên. Như vậy, về cơ bản việc điều hành thị trường tài chính tiền tệ của ta đã đi theo hướng tự do hóa lãi suất.
Còn trong triển vọng thì rõ ràng tự do hóa lãi suất là xu thế tất yếu khi hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, có một yếu tố cần lưu ý là quá trình tự do hóa lãi suất ở nước ta đang đi ngược với quy luật cung - cầu thị trường, tức là tự do hóa lãi suất cho vay trước rồi mới tới lãi suất huy động, trong khi lẽ ra phải làm ngược lại mới đúng. Đấy chính là điểm mấu chốt cần quan tâm.
Tuy nhiên, hiện nay hệ thống ngân hàng cũng đang có sự điều chỉnh để đi đúng lộ trình và đồng thời sẽ bớt gay gắt hơn khi cả lãi suất đầu ra và lãi suất huy động dài hạn đều được tự do hóa.
PV: Thưa ông, có những quan điểm cho rằng, nếu tự do hóa lãi suất thì không chống được tín dụng đen Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
TS Nguyễn Minh Phong: Tự do hóa tức là nâng cao tính cạnh tranh và theo hướng minh bạch hóa các hoạt động ngân hàng, các tổ chức tín dụng được pháp luật cho phép hoạt động. Nó hoàn toàn khác biệt với vấn đề tín dụng đen.
Tín dụng đen là vấn đề nằm ngoài hệ thống ngân hàng, ngoài các tổ chức tín dụng được cấp phép. Nó gắn với các tổ chức cho vay mà thực chất họ không được phép cho vay. Tín dụng đen tức là đen ngay từ mục đích hoạt động của nó rồi chứ chưa cần phải nói tới lãi suất. Đây là hai đối tượng điều chỉnh khác nhau mà chúng ta cần phải rạch ròi.
PV: Nhưng cũng có những ý kiến khác cho rằng nếu không khống chế trần lãi suất thì sẽ xảy ra câu chuyện các NHTM đua nhau tăng lãi suất và ép chết nhiều doanh nghiệp?
TS Nguyễn Minh Phong: Khi đã tự do rồi thì các doanh nghiệp vay thoải mái, vay tín dụng “trắng” chứ không phải tìm tới “tín dụng đen” nữa. Tức là ở đây sẽ có câu chuyện cạnh tranh giống như bán các mặt hàng khác thôi, chỗ nào dịch vụ tố và lãi suất lại thấp thì khách hàng sẽ tìm đến nhiều. Chỗ nào lãi suất cao thì doanh nghiệp sẽ bỏ, tìm đối tác khác.
PV: Thưa ông, theo dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), lãi suất vay do các bên thỏa thuận không được vượt quá 200% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố, thay thế cho con số 150% theo BLDS hiện hành. Nhưng ngay NHNN lâu nay cũng không công bố lãi suất cơ bản, và tín dụng đen được xác định là nếu lãi vay vượt quá 10 lần mức cho phép. Theo ông, nếu ấn định con số trần 200% như dự thảo luật thì có gây ra hệ lụy gì?
TS Nguyễn Minh Phong: Con số quy định 150% trong Bộ Luật Dân sự 2005 không còn phù hợp với thực tiễn, và chính NHNN đã nhiều lần bày tỏ không đồng tình với quy định như vậy. Nếu lần này sửa luật mà đưa thành con số 200% thì cũng không thay đổi được bản chất vấn đề. Trên thực tế tín dụng đen hiện nay được hiểu là lãi suất cho vay gấp 10 lần lãi suất NHNN tại thời điểm xảy ra quan hệ cho vay, và người cho vay có tính chất bóc lột thì sẽ bị khởi tố về tội “Cho vay nặng lãi” quy định tại Bộ luật hình sự.
Khi đã tự do hóa lãi suất thì lãi suất cơ bản chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Sau này những kênh tín dụng chính sách, tín dụng hỗ trợ phát triển tăng lên thì tự nhiên sẽ thay thế và loại bỏ tín dụng đen. Tuy nhiên, để làm được như vậy thì đòi hỏi vai trò của NHNN phải được mở rộng hơn nữa.
Trân trọng cảm ơn ông!
Sông Thu
Theo KTĐT
luật sư giỏi