1. Thẩm quyền ủy thác tư pháp về dân sự của Tòa án nhân dân
Theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Bộ luật tố tụng dân sự thì về nguyên tắc, những tranh chấp, yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện mà thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Thông tư liên tịch số 15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC về thẩm quyền yêu cầu thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự thì trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự mà cần tiến hành hoạt động tố tụng ở nước ngoài thì Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền yêu cầu thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự.
Tuy nhiên, trong trường hợp quy định tại mục 4 Phần I của Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31 tháng 3 năm 2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 về việc không thay đổi thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì, đối với vụ việc dân sự không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 33 của BLTTDS và được Tòa án nhân dân cấp huyện thụ lý giải quyết đúng thẩm quyền, nếu trong quá trình giải quyết mới có sự thay đổi, như có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài thì theo quy định tại Điều 412 của BLTTDS, Tòa án nhân dân cấp huyện đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó.
Do đó, khoản 2 Điều 9 của Thông tư liên tịch số 15/2011/TLTT-BTP-BNG-TANDTC đã có quy định riêng thẩm quyền của Tòa án cấp huyện khi phải yêu cầu thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự. Theo quy định này thì, trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự, nếu phát sinh yêu cầu tương trợ tư pháp về dân sự mà cần tiến hành hoạt động tố tụng ở nước ngoài thì Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh lập hồ sơ ủy thác tư pháp theo quy định tại Điều 11 Luật Tương trợ tư pháp và hướng dẫn tại Điều 10 Thông tư liên tịch số 15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC, gửi tới Tòa án nhân dân cấp tỉnh để thực hiện theo thủ tục chung. Để thực hiện đúng quy định của Luật Tương trợ tư pháp, thì khi giải quyết các vụ việc dân sự nói chung; vụ việc liên quan đến yêu cầu tiến hành thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã; vụ việc liên quan đến hoạt động trọng tài thương mại; vụ việc liên quan đến bắt giữ tàu biển, tàu bay; thì nếu vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện đang giải quyết nhưng phát sinh yêu cầu tương trợ tư pháp thì Tòa án nhân dân cấp huyện lập hồ sơ ủy thác tư pháp theo quy định và gửi cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh trực thuộc để thực hiện theo thủ tục chung.
Thẩm quyền ủy thác tư pháp cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài của Tòa án khi giải quyết các vụ việc khác được xác định như sau:
- Tòa án có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại Điều 7 của Luật Phá sản năm 2004 có thẩm quyền tiến hành ủy thác tư pháp cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
- Tòa án có thẩm quyền đối với hoạt động trọng tài quy định tại Điều 7 Luật Trọng tài thương mại có thẩm quyền tiến hành ủy thác tư pháp cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
- Tòa án có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển có thẩm quyền tiến hành ủy thác tư pháp cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
- Thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển quy định tại Điều 3 của của Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển có thẩm quyền tiến hành ủy thác tư pháp cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
Như vậy, thẩm quyền tiến hành ủy thác tư pháp cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài của Tòa án Việt Nam được xác định căn cứ vào các quy định pháp luật tố tụng tương ứng.
2. Xác định chi phí trong tương trợ tư pháp về dân sự
Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về mức phí và chi phí cụ thể đối với trường hợp cá nhân, tổ chức Việt Nam yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam ủy thác tư pháp ra nước ngoài. Trong khi chưa có quy định mới về chi phí trong tương trợ tư pháp về dân sự, thì việc xác định chi phí trong tương trợ tư pháp về dân sự sẽ tạm thời được thực hiện như sau:
* Chi phí thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài.
- Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài yêu cầu Tòa án Việt Nam thực hiện tương trợ tư pháp thì phải nộp lệ phí là 5.000.000 đồng cho Bộ Tư pháp, trừ trường hợp giữa Việt Nam và nước có yêu cầu thỏa thuận khác hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
luat su dan su
- Trường hợp phạm vi yêu cầu tương trợ tư pháp của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài có phát sinh các chi phí bất thường như: chi phí giám định; chi phí định giá; chi phí cho người làm chứng, chi phí cho người phiên dịch, chi phí cho luật sư hoặc các chi phí khác theo quy định của pháp luật Việt Nam thì Bộ Tư pháp thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài có yêu cầu tương trợ tư pháp biết để họ nộp các chi phí phát sinh đó.
luật sư dân sự
- Bộ Tư pháp dự tính các chi phí cần thiết và hợp lý để thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp và thông báo cho cơ quan đã yêu cầu ủy thác tư pháp biết. Bộ Tư pháp chỉ chuyển hồ sơ ủy thác tư pháp của nước ngoài cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện khi hồ sơ đó hợp lệ và đã thành toán hoặc cam kết thanh toán đầy đủ lệ phí và các chi phí phát sinh (nếu có).
* Chi phí yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp.
- Cá nhân, tổ chức Việt Nam yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự làm phát sinh yêu cầu ủy thác tư pháp ra nước ngoài thì phải nộp lệ phí cho Tòa án để Tòa án chuyển cho Bộ Tư pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo yêu cầu, quy định của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
giải quyết tranh chấp
- Trường hợp nước được yêu cầu thực hiện tương trợ tư pháp yêu cầu nộp chi phí để thực hiện ủy thác tư pháp thì Bộ Tư pháp gửi yêu cầu cho Tòa án để Tòa án thông báo cho cá nhân, tổ chức Việt Nam về việc nộp chi phí theo quy định của nước được yêu cầu. Trước khi quyết định lập hồ sơ ủy thác tư pháp, Tòa án phải thông báo cho cá nhân, tổ chức về chi phí thực hiện ủy thác tư pháp.
giai quyet tranh chap
- Hồ sơ ủy thác tư pháp chỉ được lập và gửi ra nước ngoài sau khi cá nhân, tổ chức đã nộp chi phí thực hiện ủy thác tư pháp theo quy định, trừ trường hợp giữa Việt Nam và nước yêu cầu có thỏa thuận khác hoặc điều ước quốc tế mà Việt nam là thành viên có quy định khác.
khởi kiện dân sự
* Hỗ trợ chi phí thực hiện ủy thác tư pháp
khoi kien dan su
- Cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài có yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện ủy thác tư pháp có thể được xem xét hỗ trợ chi phí thực hiện ủy thác tư pháp theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trên cơ sở có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Công dân Việt Nam thuộc trường hợp được trợ giúp pháp lý thì có thể được xem xét hỗ trợ chi phí thực hiện ủy thác tư pháp theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý và Nghị định số 92/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Tương trợ tư pháp.
Theo quy định tại Điều 8 của Thông tư liên tịch số 15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC thì cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước có yêu cầu tương trợ tư pháp phải nộp phí và chi phí tương trợ tư pháp. Mức phí và chi phí, đối tượng nộp, cơ quan có thẩm quyền thu; việc quản lý và sử dụng các khoản phí và chi phí được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
BÀI CÙNG CHUYÊN MỤC
► Ủy thác tư pháp đối với những vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài