Ủy thác tư pháp về dân sự là yêu cầu bằng văn bản của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc thực hiện một hoặc một số hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật nước có liên quan hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Ủy thác tư pháp chính là một hình thức để thực hiện tương trợ tư pháp được thực hiện trên cơ sở yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
Theo quy định tại Điều 13 của Luật Tương trợ tư pháp thì Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện tương trợ tư pháp trong các trường hợp sau đây:
- Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu cho người đang ở nước được yêu cầu;
- Triệu tập người làm chứng, người giám định ở nước được yêu cầu;
- Thu thập, cung cấp chứng cứ ở nước được yêu cầu để giải quyết vụ việc dân sự tại Việt Nam;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài Tòa án Việt Nam có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự khi cần tiến hành một số hoạt động tố tụng dân sự tại nước ngoài.
Theo hướng dẫn tại tiểu mục 4.3 Mục 4 Phần I của Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31 tháng 3 năm 2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 thì những vụ việc dân sự “Cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài” là trường hợp trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự cần phải tiến hành một hoặc một số hoạt động tố tụng dân sự ở nước ngoài mà Tòa án Việt Nam không thể thực hiện được, cần phải yêu cầu cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện hoặc đề nghị Tòa án nước ngoài thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập theo nguyên tắc có đi có lại.
Pháp luật hiện hành của Việt Nam chưa quy định cụ thể trong trường hợp nào và những vụ việc dân sự nào thì Tòa án phải tiến hành ủy thác tư pháp cho cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài. Tuy nhiên, căn cứ vào các quy định khác nhau của pháp luật thì thông thường những vụ việc dân sự phải tiến hành ủy thác tư pháp là những vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam có quy định tại khoản 2 Điều 405 về vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Theo đó, vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là vụ việc dân sự có ít nhất một trong các đương sự là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc các quan hệ dân sự giữa các đương sự là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
“Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài” cũng có thể được xác định qua việc xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, theo đó khoản 2 Điều 410 của Bộ luật tố tụng dân sự có quy định:
“Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong các trường hợp sau đây:
- Bị đơn là cơ quan, tổ chức nước ngoài có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc bị đơn có cơ quan quản lý, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam;
- Bị đơn là công dân nước ngoài, người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam hoặc có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam;
van phong luat su
- Nguyên đơn là công dân nước ngoài, người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam đối với vụ việc dân sự về yêu cầu đòi tiền cấp dưỡng, xác định cha mẹ;
luat su
- Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc xảy ra ở nước ngoài, nhưng các đương sự đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam là nguyên đơn hoặc bị đơn cư trú tại Việt Nam;
- Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mà việc thực hiện toàn bộ hoặc một phần hợp đồng xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam;
- Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân “Việt Nam”.
- Tuy nhiên, việc xác định “vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài” và việc xác định việc phải ủy thác tư pháp trong một số trường hợp khá phức tạp và không phải “vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài” nào Tòa án cũng phải tiến hành ủy thác tư pháp và ngược lại, nhiều vụ việc dân sự khi Tòa án tiến hành thụ lý, giải quyết thì không phải là “vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài” và không phải tiến hành ủy thác tư pháp nhưng sau đó một hoặc nhiều đương sự ra nước ngoài công tác, học tập, lao động dẫn đến Tòa án phải tiến hành ủy thác tư pháp. Do đó, việc xác định “vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài” để xác định việc Tòa án có phải tiến hành việc ủy thác tư pháp hay không chỉ mang tính chất tương đối. Trong quá trình giải quyết vụ việc, Thẩm phán phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể mà mình đang giải quyết để xác định xem có cần tiến hành hoạt động tố tụng ở nước ngoài hay không, từ đó xác định việc có phải tiến hành việc ủy thác tư pháp ra nước ngoài hay không.
luật sư
Qua thực tiễn giải quyết các vụ việc dân sự tại Tòa án nhân dân các cấp thì các vụ việc sau đây thì Tòa án sẽ phải tiến hành ủy thác tư pháp cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài:
- Yêu cầu bắt giữ tàu biển, thả tàu biển đang bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thi hành án dân sự có yếu tố nước ngoài; Yêu cầu Tòa án có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện ủy thác tư pháp cho Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam bắt giữ tàu biển.
- Yêu cầu bắt giữ tàu bay, thả tàu bay đang bị bắt giữ tại cảng hàng không, sân bay để bảo đảm lợi ích của người có quyền, lợi ích đối với tàu bay hoặc để thi hành án dân sự có yếu tố nước ngoài.
văn phòng luật sư
- Yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã có yếu tố nước ngoài.
- Yêu cầu công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài, bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài.
- Yêu cầu không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài, bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.
luật sư thừa kế
- Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định kinh doanh, thương mại, lao động của Trọng tài nước ngoài.
luat su thua ke
- Yêu cầu liên quan đến hoạt động Trọng tài thương mại Việt Nam thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có yếu tố nước ngoài.
- Các vụ án khác về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động có yếu tố nước ngoài.
- Các vụ việc khác về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động có yếu tố nước ngoài.
BÀI CÙNG CHUYÊN MỤC:
► Thẩm quyền và chi phí trong ủy thác tư pháp về dân sự