Bị can có được thay đổi lời khai hay không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi lẽ, không phải lúc nào cơ quan tiến hành tố tụng cũng tuân thủ tuyệt đối quy định của pháp luật về lấy lời khai trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin cần thiết về vấn đề này.
1. Chứng cứ trong vụ án hình sự bao gồm những gì?
Chứng cứ là những gì có thật, được dùng làm căn cứ xác định xem có hành vi phạm tội hay không và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
Chứng cứ phải được thu thập theo trình tự, thủ tục được Bộ luật tố tụng hình sự quy định từ những nguồn sau đây:
-
Vật chứng;
-
Lời khai, lời trình bày;
-
Dữ liệu điện tử;
-
Kết luận giám định, định giá tài sản;
-
Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
-
Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế;
-
Các tài liệu, đồ vật khác.
Lưu ý, việc triệu tập bị can lấy lời khai phải có giấy triệu tập của cơ quan điều tra.
Bị can có được thay đổi lời khai trong quá trình giải quyết vụ việc hình sự hay không?
2. Thủ tục lấy lời khai bị can
Điều tra viên tiến hành lấy lời khai ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can.
Trước khi tiến hành hỏi cung lần đầu, ĐTV phải giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ của mình.
Nếu vụ án có nhiều bị can thì hỏi riêng từng người. Có thể cho bị can viết bản tự khai.
Kiểm sát viên hỏi cung bị can trong trường hợp bị can kêu oan, khiếu nại hoạt động điều tra hoặc có căn cứ xác định việc điều tra vi phạm pháp luật hoặc khi xét thấy cần thiết.
Mỗi lần lấy lời khai đều phải lập biên bản. Sau khi hỏi cung, Điều tra viên phải đọc biên bản cho bị can nghe hoặc để bị can tự đọc và ký xác nhận vào từng trang.
Chú ý,pháp luật nghiêm cấm việc mớm cung, sử dụng bức cung, nhục hình khi lấy lời khai hoặc tự ý sửa chữa, thay đổi nội dung lời khai trai luật.
3. Thủ tục thay đổi lời khai của bị can
Điều 184 BLTTHS 2015 quy định việc sửa chữa, bổ sung lời khai trong biên bản phải được tiến hành trước khi kết thúc buổi hỏi hỏi cung. ĐTV và bị can phải ký xác nhận vào vị trí được sửa chữa, bổ sung đó. Ngoài ra, bị cáo có cũng quyền thay đổi lời khai tại phiên xét xử ở Tòa án.
4. Luật sư sẽ giúp gì cho thân chủ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự
Vai trò của luật sư khi tham gia bào chữa cho bị can, bị cáo
Tham gia hỏi cung bị can
Luật sư bào chữa được quyền:
-
Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can;
-
Nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi bị can;
-
Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi bị can;
-
Xem và ký xác nhận biên bản hỏi cung có sự tham gia của mình. Biên bản phải ghi rõ câu hỏi của Luật sư và câu trả lời của bị can.
5. Thủ tục nhờ luật sư bào chữa
Tham gia bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa
Luật sư đại diện cho thân chủ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, thay mặt bị cáo biện luận trước tòa, tham gia tranh luận với đại diện Viện kiểm sát, với đại diện bị hại nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan.
Sau đó hỗ trợ thực hiện thủ tục kháng cáo khi có căn cứ cho rằng bản án được tuyên chưa đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo.
Trên đây là nội dung tư vấn giải quyết vụ án hình sự của luật sư. Nếu quý khách hàng gặp phải khó khăn khi tham gia quá trình tố tụng hoặc cần hỗ trợ bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp vui lòng liên hệ ngay cho Luật sư hình sự.