Tính bắt buộc của thủ tục thông báo
Một khi tồn tại căn cứ hủy bỏ hợp đồng thì quyền hủy bỏ hợp đồng mới có thể được thực hiện. Ở một số nước, điển hình như Pháp tại Điều 1184 Bộ luật dân sự Pháp, hủy bỏ hợp đồng phải do Tòa án quyết định; Luật thống nhất của OHADA (Tổ chức hài hòa hoá Pháp luật Thương mại Châu Phi) về Luật Thương mại chung quy định người bán hoặc người mua phải yêu cầu hủy hợp đồng tại Tòa án có thẩm quyền[1] ,… Tuy nhiên, xu hướng hiện nay là thừa nhận quyền này thuộc về bên bị vi phạm; tức là, khi có căn cứ, bên bị vi phạm có thể hủy hợp đồng mà không cần có sự cho phép của bất kỳ cơ quan nào, miễn là đáp ứng được các điều kiện khác. Công ước của Liên Hợp Quốc năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG), Bộ Nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế 2004 (PICC), Bộ Nguyên tắc Luật hợp đồng Châu Âu 2002 (PECL)[2] cũng theo hướng này, rằng việc hủy bỏ hợp đồng được tiến hành bằng việc thông báo cho bên có nghĩa vụ.
luat su gioi tphcm
Điều 315 Luật Thương mại 2005 (LTM) quy định bên huỷ bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc huỷ bỏ hợp đồng, trong trường hợp không thông báo ngay mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên huỷ bỏ hợp đồng phải bồi thường thiệt hại. “Thông báo”, theo từ điển tiếng Việt[3] , là báo cho mọi người biết tình hình, tin tức bằng lời nói hoặc văn bản. Như vậy, việc hủy bỏ hợp đồng thương mại theo pháp luật thương mại Việt Nam không cần có sự chấp thuận trước của cơ quan tài phán mà chỉ cần thông báo cho bên có nghĩa vụ biết. Trách nhiệm thông báo đương nhiên thuộc về bên bị vi phạm muốn áp dụng chế tài. Bằng thủ tục này, hai bên có thể xác định rõ tình trạng pháp lý của hợp đồng; đồng thời tiến hành các bước cần thiết để lường trước những rủi ro có thể xảy ra, hạn chế thiệt hại.
luat su ly hon gioi
Vấn đề cần làm rõ ở đây là tính bắt buộc của thủ tục thông báo được nêu tại Điều 315 LTM 2005. Bởi lẽ điều khoản chỉ quy định khi không thông báo ngay mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên hủy bỏ hợp đồng phải bồi thường thiệt hại. Việc không thông báo như vậy dẫn đến hậu quả bên có quyền mất quyền áp dụng hay chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, điều này đã không được giải thích cụ thể. Thực tế, có thể thấy, khi giải quyết yêu cầu hủy bỏ hợp đồng, các Tòa án Việt Nam không đi vào xem xét sự tồn tại của thủ tục thông báo mà chỉ tập trung làm rõ có các căn cứ để hủy bỏ hợp đồng hay không để sau đó, áp dụng loại chế tài hủy bỏ hợp đồng tương ứng.
luật sư ly hôn giỏi
Chính vì như vậy nên ở Việt Nam hiện nay vẫn đang tồn tại hai quan điểm. Quan điểm thứ nhất cho rằng thông báo không phải là thủ tục bắt buộc, quan điểm thứ hai lại cho rằng thông báo là thủ tục bắt buộc:
luật sư giỏi và uy tín
Tác giả đồng ý với quan điểm thứ hai, cho rằng đây là một thủ tục bắt buộc. Sở dĩ như vậy vì những lý do sau:
Thứ nhất, quyền hủy bỏ hợp đồng được thực hiện mà không bắt buộc phải qua thủ tục tư pháp; do đó, việc thông báo là bắt buộc để xác nhận tình trạng pháp lý của hợp đồng, tránh được thiệt hại, đồng thời hạn chế sự lạm dụng quyền từ bên hủy bỏ hợp đồng.
luật sư bào chữa giỏi
Thứ hai, khi chỉ có căn cứ hủy bỏ hợp đồng nhưng bên có quyền đã không có bất kỳ biểu hiện nào thể hiện rõ ràng cho bên kia biết họ sẽ thực hiện quyền đó thì chúng ta có thể hiểu họ đã không sử dụng quyền hủy bỏ hợp đồng; bên đó không thể hủy bỏ một cách đương nhiên mà phải thông báo cho bên kia biết. Trong quan hệ hợp đồng, việc một bên im lặng luôn tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại lớn.
luat su bao chua gioi
Thứ ba, Thông báo phải được thực hiện với tư cách là một thủ tục theo luật nội dung; khi không có thông báo thì Tòa án không được xem xét hủy bỏ hợp đồng.
Cách thức thông báo
luat su hinh su gioi
Điều 315 LTM 2005 yêu cầu bên hủy bỏ hợp đồng phải có nghĩa vụ thông báo nhưng lại không nói rõ thông báo có cần phải được thể hiện với hình thức, nội dung ra sao và thời điểm “thông báo ngay” được hiểu như thế nào cho đúng. Những vấn đề trên không được quy định cụ thể đã gây ra những khó khăn nhất định cho cơ quan tài phán khi xem xét yêu cầu hủy bỏ hợp đồng của các bên.
Về hình thức, nội dung thông báo:
luật sư hình sự giỏi
Theo quy định tại Điều 315 LTM 2005, hoàn toàn có thể hiểu, thông báo trên có thể dưới bất kỳ hình thức nào. Tuy vậy, điều dễ nhận thấy là với một thông báo bằng lời nói thì việc chứng minh có tồn tại thông báo rất khó thực hiện. Việc không quy định thông báo cần có những nội dung cụ thể nào, một mặt tạo sự chủ động, linh hoạt cho chủ thể áp dụng nhưng mặt khác lại tạo điều kiện cho sự nhập nhằng không thể xác định được bên đó có ý định hủy bỏ hợp đồng hay không khi nội dung không rõ ràng.
luat su
LTM 1997 cũng như BLDS 2005 cũng không có bất cứ quy định nào về hình thức, nội dung của thông báo. Theo một số tác giả, BLDS 2005 không quy định rõ việc thông báo hủy bỏ hợp đồng phải được thể hiện dưới hình thức nào nên hình thức thông báo do bên hủy bỏ hợp đồng tự lựa chọn, trong thông báo phải nói rõ nguyên nhân dẫn đến việc hủy bỏ hợp đồng[4] .
Trong CISG, thông báo là một thủ tục bắt buộc nếu muốn hủy bỏ hợp đồng; song, cũng không có bất cứ quy định nào làm sáng tỏ những khía cạnh trên.
Căn cứ vào khoản 4 Điều 1.10 PICC, “Thông báo” được hiểu bao gồm cả lời tuyên bố, lời đề nghị, lời yêu cầu hay bất kỳ một trao đổi thông tin có ý chí nào khác. Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 7.3.2 PICC quy định việc hủy bỏ hợp đồng được thực hiện bằng thông báo cho bên có nghĩa vụ biết và khoản 1 Điều 1.10 khẳng định: “Khi được yêu cầu, một thông báo có thể được thực hiện dưới bất kỳ cách thức nào phù hợp với hoàn cảnh”. Như vậy, theo PICC, không có bất kỳ điều kiện nào về hình thức của thông báo, việc xác định mức độ phù hợp với hoàn cảnh tùy vào từng vụ việc, “đặc biệt là tính sẵn có và độ tin cậy của các phương tiện truyền thông cũng như mức độ quan trọng và khẩn cấp của thông tin”[5] .
luật sư
Tóm lại, chính vì không được quy định cụ thể trong luật nên bên có quyền hủy bỏ sẽ phải tự tiến hành và chịu trách nhiệm về việc thông báo với hình thức, nội dung sao cho phù hợp với hoàn cảnh và khả năng chứng minh khi có tranh chấp xảy ra.
Tác giả cho rằng không nhất thiết quy định thông báo phải được thể hiện với hình thức, nội dung như thế nào mới là hợp pháp. Bởi lẽ, điều này sẽ tạo được sự chủ động cho bên có quyền, phù hợp với từng tình huống của họ mà thực hiện quyền này một cách hợp lý. Và cũng do vậy mà đề cao trách nhiệm của bên áp dụng và nghĩa vụ chứng minh của họ.
Về thời điểm thông báo:
LTM 2005 cũng giống như BLDS 2005 chỉ quy định “thông báo ngay” dẫn đến thực tế có nhiều cách hiểu như “thông báo phải tiến hành trong khoảng thời gian hợp lý, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể”[6] hoặc “phải được tiến hành nhanh chóng trong một khoảng thời gian hợp lý nhất phù hợp với điều kiện”[7] hoặc “thông báo trong thời gian sớm nhất có thể”[8] ,…
Trong PICC, nếu bên có quyền mong muốn hủy bỏ hợp đồng thì họ phải thông báo cho bên kia trong một thời gian hợp lý kể từ khi biết hoặc phải biết về việc không thực hiện nghĩa vụ của bên kia. Tính chất hợp lý về mặt thời gian ở đây cũng phụ thuộc nhiều vào từng hoàn cảnh, tình huống cụ thể. Ví dụ như trong những trường hợp mà bên có quyền có thể dễ dàng có được việc thực hiện khác, do đó có thể đầu cơ theo việc tăng hoặc giảm giá, thì việc thông báo phải được tiến hành ngay lập tức; khi bên này cần tìm hiểu xem có thể đạt được việc thực hiện từ những nguồn thay thế khác hay không thì thời hạn hợp lý sẽ lâu hơn[9] ,…
Theo tác giả, “thông báo ngay” cần được hiểu là không chậm trễ và phù hợp với từng tình huống, từng hợp đồng cụ thể. Tác giả đồng ý với quan điểm rằng, trong trường hợp chưa kịp thông báo hủy bỏ hợp đồng cho bên vi phạm biết nhưng bên vi phạm đã thực hiện nghĩa vụ thì bên bị vi phạm mất quyền hủy bỏ hợp đồng[10] . Do đó, cần được hiểu là thời hạn cho việc thông báo ngay sẽ kết thúc khi bên vi phạm đã thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ của mình.
Về hiệu lực của thông báo:
Pháp luật thương mại Việt Nam đã không quy định rõ có bắt buộc bên kia phải nhận được thông báo hủy bỏ hợp đồng thì thông báo mới có hiệu lực.
Trên thế giới, tồn tại hai học thuyết về vấn đề này, đó là thuyết tiếp thụ và thuyết tống phát. Với những người theo thuyết tiếp thụ thì thông báo chỉ có hiệu lực khi đến bên nhận. Ngược lại, thuyết tống phát cho rằng thông báo có hiệu lực khi đã được gửi đi và không nhất thiết phải đến bên nhận; điều đó có nghĩa là khi bên có quyền đã thực hiện đầy đủ thủ tục theo quy định nhưng vì những lý do khách quan mà thông báo không đến được thì họ không mất quyền viện dẫn việc đã thực hiện thủ tục thông báo.
Điều 27 CISG quy định: “Bởi vì trong Phần II của Công ước này không có quy định gì khác nên, trong trường hợp, nếu thông báo yêu cầu hay thông tin khác đã được thực hiện bởi một bên của hợp đồng chiếu theo Phần III này và bằng một phương tiện thích hợp với hoàn cảnh, thì một sự chậm trễ hoặc lầm lẫn trong việc chuyển giao thông tin hoặc sự thông tin không đến người nhận, cũng sẽ không làm bên đó mất quyền viện dẫn các thông tin của mình”. Như vậy, trong CISG, thông báo đó không nhất thiết đến người nhận, những rủi ro trong quá trình gửi – nhận thông báo làm cho bên kia không nhận được thông báo hoặc nhận được chậm trễ sẽ do bên đó tự chịu mà không ảnh hưởng đến quyền hủy bỏ hợp đồng của bên có quyền. Điều này cũng có nghĩa là bên có quyền hủy bỏ hợp đồng chỉ cần chứng minh được là họ đã gửi thông báo cho bên kia vào một thời điểm hợp lý.
Đối với PICC, Điều 1.10 chỉ rõ “một thông báo có hiệu lực khi nó đến bên nhận” và đồng thời “một thông báo đến bên nhận khi được thông báo bằng miệng hoặc thông báo được giao đến trụ sở hay địa chỉ thư tín”. Theo đó, thông báo bằng miệng đến bên người nhận khi được trao đổi với chính người này hoặc một người khác được chính người này cho phép; các thông báo dạng khác đến bên nhận khi chúng được gửi đến cho người này hoặc được gửi đến trụ sở hay địa chỉ thư tín của người này; mặc dù vậy, không nhất thiết là thông báo phải được chuyển đến tận tay người nhận hay người này phải thực sự đọc nó”[11] .
Thiết nghĩ, sẽ là cần thiết khi xem một thông báo hủy bỏ hợp đồng có hiệu lực khi đến bên nhận. Bởi lẽ, theo tác giả, thông báo cần được hiểu là một thủ tục bắt buộc và nếu chấp nhận thông báo vẫn có hiệu lực dù không đến được bên nhận thì thủ tục này không còn ý nghĩa, bên vi phạm không thể biết được hợp đồng có bị hủy bỏ hay không, dễ dẫn đến tâm lý của bên bị vi phạm là chỉ cần gửi thông báo đi mà để mặc kết quả hoặc lạm dụng quyền để hủy bỏ hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia.
[1] Nhà pháp luật Việt – Pháp (2011), Các thuật ngữ hợp đồng thông dụng, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, tr. 591.
[2] Điều 26 CISG, Điều 7.3.2 PICC, Điều 9:303 PECL.
[3] Viện ngôn ngữ học (2006), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, tr. 952.
[4] Hoàng Thế Liên (Chủ biên) (2009), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005, Tập 2, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, tr. 271.
[5] Nhà pháp luật Việt – Pháp, tlđd (44), tr. 70.
[6] Nguyễn Thị Việt Hà, tlđd (36), tr. 50.
[7] Võ Thị Thanh (2012), Hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật, Trường đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr. 15.
[8] Ngô Thị Minh Loan (2014), Hủy bỏ hợp đồng do bị vi phạm trong Bộ luật dân sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr. 29.
[9] Nhà pháp luật Việt – Pháp, tlđd (44), tr. 352.
[10] Nguyễn Văn Luyện, Lê Thị Bích Thọ, Dương Anh Sơn, tlđd (1), tr. 55.
[11] Nhà xuất bản Pháp – Việt, tlđd (44), tr. 72.