Buôn lậu là buôn bán hàng hoá qua biên giới một cách trái phép.
1. Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm
luat su gioi
Các dấu hiệu về chủ thể của tội phạm này không có gì đặc biệt so với các tội phạm khác, chỉ cần người có năng lực trách nhiệm hình sự và đến độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật là có thể trở thành chủ thể của tội phạm này.
luat su uy tin
Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì người đủ 16 tuổi trở lên mới là chủ thể của tội phạm này thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 của điều luật, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự vè tội phạm này quy định tại khoản 1, khoản 2 của điều luật mà họ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này theo khoản 3 và khoản 4 của điều luật, vì khoản 1 và khoản 2 của điều luật là tội phạm ít nghiêm trọng và nghiêm trọng, còn khoản 3 và khoản 4 của điều luật là tội phạm rất nghiêm trọng và đặt biệt nghiêm trọng.
Nếu vật phạm pháp là hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý dưới một trăm triệu đồng hoặc là hàng cấm nhưng số lượng chưa lớn, thì người phạm tội phải là người đã bị xử phạt hành chính về hành vi buôn lậu hoặc là hành vi quy định tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160 và 161 của Bộ luật hình sự, hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì mới cấu thành tội buôn lậu.
- Đã bị xử phạt hành chính về hành vi buôn lậu mà còn vi phạm là trường hợp, trước khi thực hiện hành vi buôn lậu, người phạm tội đã bị xử phạt hành chính cũng về hành vi buôn lậu hoặc là hành vi quy định tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160 và 161 của Bộ luật hình sự bằng một trong các hình thức được quy định trong Pháp lệnh xử phạt hành chính do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dung mà chưa quá một năm. Nếu người phạm tội bị xử phạt hành chính về hành vi khác không phải là hành vi buôn lậu hoặc là hành vi quy định tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160 và 161 của Bộ luật hình sự, thì người có hành vi buôn lậu cùng không chịu trách nhiệm hình sự.
tìm luật sư giỏi
- Đã bị kết án về tội buôn lậu hoặc các tội quy định tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160 và 161 của Bộ luật hình sự chưa được xoá án tích mà còn vi phạm là trường hợp, trước khi thực hiện hành vi buôn lậu, người phạm tội đã bị Toà án kết án về tội buôn lậu hoặc một trong các tội quy định tại các điều 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160 và 161 của Bộ luật hình sự chưa được xoá án tích theo quy định tại Điều 77 Bộ luật hình sự. Nếu người phạm tội bị kết án về tội phạm khác không phải là tội buôn lậu hoặc một trong các tội quy định tại các điều 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160 và 161 của Bộ luật hình sự hoặc đã được xoá án tích, thì người có hành vi buôn lậu cùng không chịu trách nhiệm hình sự.
luật sư nhà dất
2. Các dấu hiệu thuộc về khách thể của tội phạm
luat su nha dat
Nếu trước đây, tội buôn lậu được nhà làm luật quy định tại chương “các tội xâm phạm an ninh quốc gia” thì khách thể của tội phạm này là an ninh kinh tế. Nay tội buôn lậu được nhà làm luật quy định tại chương “các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế”, thì khách thể của tội phạm này không còn là an ninh kinh tế nữa mà là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là trật tự quản lý việc xuất, nhập khẩu hàng hoá, tiền tệ, kim khí dá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử.
Chính sách xuất, nhập khẩu của Nhà nước ta luôn thay đổi theo chính sách kinh tế phù hợp với cơ chế thị trường, vì vậy việc xác định khách thể trực tiếp của tội buôn lậu có thể thay đổi tuỳ thuộc vào chính sách xuất nhập khẩu của Nhà nước.
Đối tượng tác động của tội buôn lậu là hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá và hàng cấm. Khi xác định đối tượng tác động, nếu cần phải trưng cầu giám định của cơ quan chuyên môn thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải trưng cầu giám định.
Hàng hoá là vật phẩm được làm ra trong qua trình sản xuất, có giá trị và được đem trao đổi trong thị trường.
Tiền Việt Nam là tiền, ngân phiếu, trái phiếu và các loại thẻ tín dụng hoặc giấy tờ khác có giá trị thanh toán do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.
Kim khí quý là các loại kim khí thuộc loại quý hiếm dạng tự nhiên hoặc các chế phẩm làm từ kim khi quý theo danh mục do Nhà nước Việt Nam ban hành như: Vàng, bạc, bạch kim...
Đá quý là các loại đá tự nhiên và các thành phẩm từ đá quí theo danh mục do Nhà nước Việt Nam ban hành như: Kim cương, Rubi, Saphia, Emôrot và những đá quý tự nhiên khác có giá trị tương đương.
Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá là cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hoá do Nhà nước quy định.
Theo quy định của Luật di sản văn hoá được Quốc hội thông qua ngày 29-6-2001 và Chủ tịch nước công bố ngày 12-7-20001, thì cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học, có từ một trăm năm trở lên. Tuy nhiên, Luật này không quy định thế nào là vật có giá trị lịch sử, văn hoá, mà chỉ quy định di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Căn cứ vào quy định này, ngoài danh lam thắng cảnh không là đối tượng của tội phạm này, thì di tích lịch sử - văn hoá, di vật, bảo vật quốc gia đều được coi là vật có giá trị lịch sử văn hoá.
Theo quy dịnh của Luật về di sản thì, di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử văn hoá, khoa học; di vật là vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử văn hoá, khoa học; bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hoá, khoa học.
Cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hoá là vật được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định đó là cổ vật, là vật có giá trị lịch sử văn hoá. Nói chung trong những trường hợp này, các cơ quan tiến hành tố tụng cần trưng cầu giám định.
Hàng cấm là hàng hoá mà Nhà nước cấm buôn bán trên lãnh thổ Việt Nam và cấm nhập, cấm xuất.
Nói chung, khi xác định có phải là hàng cấm hay không các cơ quan tiến hành tố tụng cần căn cứ vào các quy định của Nhà nước về hàng hoá cấm buôn bán, đối chiếu với Bộ luật hình sự xem loại hàng hoá đó đã là đối tượng của tội phạm nào chưa. Nếu hàng cấm đã là đối tượng của tội phạm khác rồi thì không còn là đối tượng của tội buôn lậu nữa.
Do tình tình hình kinh tế xã hộ ở nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, nên các quy định của Nhà nước về hàng cấm luôn được sửa đổi, bổ sung. Vì vậy, khi xác định hàng cấm cần căn cứ vào các văn bản của Nhà nước của các ngành có liên quan về danh mục hàng cấm để làm căn cứ xác định người phạm tội có buôn bán hàng cấm qua biên giới không.
3. Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm
a. Hành vi khách quan
luat su tranh tung
Người phạm tội buôn lậu chỉ có một hành vi khách quan là buôn bán trái phép, nhưng thủ đoạn lại rất đa dạng. Thực tiễn xét xử cho thấy có nhiều trường hợp, nếu căn cứ vào hợp đồng mua bán giữa các bên thì không có hành vi buôn lậu, nhưng xem xét một cách khách quan toàn diện thì hành vi đó đó là hành vi buôn lậu. Ví dụ: Trong vụ án Nguyễn Ngọc Lâm (Anh Lâm), theo giấy phép nhập khẩu (quota), thì Anh Lâm được nhập xe ôtô dạng khung gầm có gắn động cơ đã qua sử dụng; hợp đồng mua xe với Công ty nước ngoài cũng ghi bán và mua xe như trong giấy phép nhập khẩu, nhưng thực tế Anh Lâm mua xe nguyên chiếc, rồi tháo dời các linh kiện từ nước ngoài, chỉ để khung gầm và động cơ rồi vận chuyển từ nước ngoài về Việt Nam mở tờ khai hải quan đúng với giấy phép nhập khẩu và hợp đồng ngoại thương, còn các linh kiện khác của xe, Anh Lâm nhập về bằng con đường khác. Sau khi khung xe, và các linh kiện của xe được nhập về, Anh Lâm thuê các lắp ráp thành một chiếc xe hoàn chỉnh đem bán cho người tiêu dùng.
Có thể nói, những thủ đoạn buôn lậu mà người phạm tội thực hiện rất đa dạng, tuỳ thuộc vào tình hình kinh tế xã hội cũng như các chính sách của Nhà nước đối với việc xuất nhập khẩu.
b. Hậu quả
Hậu quả của hành vi buôn lậu là những thiệt hại đến tính mạng, tài sản và những thiệt hại khác do hành vi buôn lậu gây ra. Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Tuy nhiên, nếu hậu quả do hành vi buôn lậu gây ra là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt có mức cao hơn.
Khi xác định hậu quả do hành vi buôn lậu gây ra cần chú ý rằng, giá trị hàng hoá và sô lượng hàng hoá quy định tại khoản 1 của điều luật như: Hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng; hàng cấm có số lượng lớn thì không có nghĩa là đó là hậu quả của tội phạm, mà đó chỉ là vật phạm pháp.
Thiệt hại trực tiếp do hành vi buôn lậu gây ra là Nhà nước không kiểm soát được hàng hoá xuất nhập khẩu, gây thất thoát thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu hàng hoá.
c. Các dấu hiệu khách quan khác
luật sư tranh tụng
Ngoài hành vi khách quan, đối với tội buôn lậu, nhà làm luật quy định một số dấu hiệu khách quan khác là dấu hiệu băt buộc của cấu thành tội phạm như: Giá trị hàng phạm pháp, số lượng hàng phạm pháp, địa điểm phạm tội. Nếu thiếu các dấu hiệu này thì dù một người có hành vi buôn bán trái phép hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, dá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá hoặc hàng cấm cũng không phải là hành vi buôn lậu.
Địa điểm phạm tội được xác định là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội buôn lậu, đó là hành vi buôn bán trái phép qua biên giới. Nếu buôn bán trái phép hàng hoá không qua biên giới thì hành vi không cấu thành tội buôn lậu mà tuỳ trường hợp hành vi đó cấu thành tội buôn bán hàng cấm, kinh doanh trái phép..
Biên giới là đường phân cách giữa quốc gia này với quốc gia khác. Biên giới bao gồm biên giới đường bộ, đường thuỷ, đường không. Tuy nhiên, việc xác định hành vi buôn bán trái phép đã qua biên giới chưa lại không phải cứ vào việc hàng hoá đã qua đường biên chưa, mà căn cứ vào địa điểm mà cơ quan kiểm soát hàng hoá qua biên giới như: Hải quan sân bay, hải quan các cửa khẩu khác, có khi địa điểm đó nằm sâu trong lãnh thổ nhưng hành vi buôn lậu đó vẫn xảy ra. Vì vậy, khi xác định hành vi buôn bán trái phép hàng hoá đã qua biên giới hay chưa, không phải là căn cứ vào hàng hoá đó đa qua đường biên giới hay chưa, mà phải căn cứ vào hàng hoá đó đã thoát khỏi sự kiếm soát của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc xuất nhập khẩu hàng hoá đó (thường là cơ quan Hải quan).
Đây là dấu hiệu thực tiễn xét xử thường có quan điểm đánh giá khác nhau khi phải xác định hành vi buôn bán trái phép hàng hoá có phải là hành vi buôn lậu hay không.
4. Các dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm
Người thực hiện hành vi buôn lậu là do cố ý (cố ý trực tiếp), tức là nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi buôn bán trái phép qua biên giới, thấy trước được hậu quả của của hành vi buôn bán trái phép qua biên giới và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. Không có hành vi buôn lậu nào được thực hiện do cố ý gián tiếp.
Mục đích của người phạm tội là thụ lợi. Biểu hiện của mục đích thu lợi là người phạm tội tìm cách trốn thuế xuất nhập khẩu.
BÀI CÙNG CHUYÊN MỤC:
► Tội cướp tài sản
► Tội cướp giật tài sản
► Tội cưỡng đoạt tài sản
►Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
► Tội giết người
► Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
► Tội cố ý gây thương tích
► Tội hiếp dâm trẻ em
► Tội gây rối trật tự công cộng
► Tội đua xe trái phép
► Tội đánh bạc
► Tội vi phạm các quy định về điều khiển giao thông đường bộ
►Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không đảm bảo an toàn
► Tội phạm về chức vụ