Người dân Việt Nam từ bao đời nay có thói quen là vợ chồng cùng làm di chúc chung để định đoạt, phân chia tài sản cho con cháu. Do vậy, từ Thông tư năm 1981 đến Bộ luật dân sự năm 2005 (BLDS 2005), chúng ta luôn có quy định cho loại di chúc này. Tuy nhiên, Bộ luật dân sự do Quốc hội thông qua ngày 24/11/2015 (sau đây viết tắt là BLDS 2015) đã không giữ lại những quy định về di chúc chung của vợ chồng. Như nhiều tác giả khác, trong bài viết “Di chúc chung vợ chồng, những bất cập trong vấn đề hiệu lực” tôi đã phân tích một số hạn chế của quy định về di chúc chung vợ chồng theo BLDS 2005, nhưng việc Quốc hội không chỉnh lý, hoàn thiện để khắc phục các hạn chế mà lại bỏ luôn quy định về di chúc chung vợ chồng là một điều đáng tiếc. Việc lập di chúc chung vợ chồng diễn ra khá phổ biến trong thực tế nên việc BLDS 2015 chỉ đơn thuần bỏ các quy định về di chúc chung của vợ chồng đã tồn tại trước đó mà không nêu rõ là cấm di chúc chung của vợ chồng và cũng không quy định hướng xử lý đối với di chúc chung vợ chồng sẽ dẫn đến những hệ lụy khó giải quyết.
van phong luat su
Trước việc BLDS 2015 không giữ lại quy định về di chúc chung của vợ chồng, câu hỏi đặt ra là phải xử lý như thế nào đối với trường hợp những cặp vợ chồng vẫn muốn duy trì văn hóa lâu đời là lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung? Câu trả lời khá dễ dàng nếu họ lập di chúc chung trước khi Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực (ngày 1/1/2017). Vấn đề phức tạp hơn khi những người này lập di chúc từ khi Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực pháp luật.
văn phòng luật sư
• Di chúc chung lập trước khi Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực (1/1/2017)
Khoản 1 Điều 688 BLDS 2015 quy định “Đối với giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật này có hiệu lực thì việc áp dụng pháp luật được quy định như sau: giao dịch dân sự chưa được thực hiện mà có nội dung, hình thức khác với quy định của Bộ luật này thì chủ thể giao dịch tiếp tục thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Bộ luật dân sự năm 2005”.
luat su
Di chúc là một dạng giao dịch dân sự, do đó, các quy định trên được áp dụng cho di chúc, tức di chúc chung được lập trước ngày 1/1/2017 được điều chỉnh bởi các quy định của BLDS 2005. Vì vậy, những cặp vợ chồng lập di chúc chung trước ngày 1/1/2017 thì vẫn áp dụng quy định của Bộ Luật dân sự 2005 để giải quyết, không gặp phải những phiền toái từ việc BLDS 2015 không có quy định về di chúc chung vợ chồng.
luật sư
• Từ khi Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực
van phong luat su pham tuan anh
Ở Việt Nam, nếu những cặp vợ chồng có tài sản chung muốn lập di chúc chung sau ngày 1/1/2017 thì có được không? Đây là câu hỏi được đặt ra vì trong thực tế đời sống, vợ chồng lập di chúc chung là một văn hóa đã tồn tại từ bao đời nay. Câu trả lời cho câu hỏi này không đơn giản vì BLDS 2015 không có quy định nêu rõ là cấm di chúc chung của vợ chồng và cũng không quy định hướng xử lý đối với di chúc chung vợ chồng;
luật sư giỏi
Để không cho phép lập di chúc chung, Bộ luật dân sự Pháp đưa ra một quy định nói rõ không cho phép lập di chúc chung. Cụ thể, theo Điều 968 Bộ luật dân sự Pháp “một di chúc không thể được làm trong cùng một văn bản bởi hai hay nhiều người, hoặc vì lợi ích của người thứ ba, hoặc để định đoạt cho nhau”. Với nội hàm như vậy, người quan tâm hiểu ngay rằng pháp luật Pháp đã cấm di chúc chung.
luat su gioi
BLDS 2015 không có quy định cấm di chúc chung một cách rõ ràng như BLDS Pháp thì liệu có một quy định nào được hiểu là không cho phép vợ chồng lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung không? Trong BLDS 2015 có quy định có thể dẫn đến cách hiểu là vợ chồng không được lập di chúc chung. Đó là Điều 624 với nội dung “di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. Quy định này có thể dẫn tới cách hiểu là Điều 624 chỉ chấp nhận di chúc của một cá nhân. Tuy nhiên, quy định tại Điều 624 cũng có trong BLDS 2005 (Điều 646 BLDS 2005), việc tồn tại song song quy định này và quy định về di chúc chung của vợ chồng trong BLDS 2005 cho thấy chúng không mâu thuẫn, loại trừ lẫn nhau. Hơn nữa, nếu phân tích kỹ quy định tại Điều 624 của BLDS 2015 thì việc hiểu theo hướng cấm di chúc chung của vợ chồng không thực sự thuyết phục. Bởi lẽ, điều luật trên chỉ nói di chúc là “ý chí của cá nhân” chứ không phải là “ý chí của một cá nhân”. Trong khi đó vợ, chồng đều là cá nhân nên hoàn toàn có thể hiểu vợ chồng được lập di chúc chung để thể hiện ý chí cá nhân của họ trong cùng một văn bản. Nói cách khác quy định trên chỉ có ý nghĩa và được các nhà làm luật viết ra từ khi xây dựng BLDS 2005 nhắm phân biệt cá nhân với các chủ thể khác (ví dụ, pháp nhân không được lập di chúc) chứ không nói là di chúc chỉ có thể do một cá nhân lập và đây cũng không phải quy định mới bổ sung vào BLDS 2015 để cấm di chúc chung vợ chồng mà nó đã có từ BLDS 2005, khi quy định về di chúc chung vợ chồng cùng tồn tại. Như vậy, không đủ cơ sở để cho rằng đây là quy định cấm di chúc chung của vợ chồng khi họ định đoạt tài sản chung của họ.
luat su ly hon
Để cho hết lẽ, tôi giả sử có quy định (hay có suy luận) là cấm di chúc chung của vợ chồng trong BLDS 2015 thì quy định đó có giá trị pháp lý không? Có phù hợp với Hiến pháp hiện hành không?
luật sư ly hôn
Theo khoản 1 Điều 32 Hiến pháp, “mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác”. Vì Điều 32 vừa nêu nằm trong Chương 2 về Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ ản của công dân nên quyền sở hữu tài sản ở quy định trên được hiểu là một “quyền con người” nên được hưởng cơ chế bảo vệ tương ứng trong đó có cơ chế được nêu tại khoản 2 Điều 14 Hiến pháp với nội dung “quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.
luat su thua ke
Với quy định tại khoản 2 Điều 14 Hiến pháp, chỉ có Luật (văn bản do Quốc hội ban hành) mới có thể “hạn chế” quyền sở hữu. Tuy nhiên, việc hạn chế này chỉ được chấp nhận “trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Tôi cho rằng việc vợ chồng lập di chúc chung không ảnh hưởng tới “quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” trong quy định vừa nêu. Do đó, quy định trong Bộ luật dân sự hay trong luật khác không thể cấm di chúc chung của vợ chồng. Vì thế, nếu có quy định nào cấm hay được hiểu là cấm di chúc chung của vợ chồng thì quy định đó không phù hợp với Điều 14 Hiến Pháp hiện hành.
luật sư thừa kế
Từ những phân tích trên, chúng ta có thể khẳng định, không tồn tại một quy định có giá trị pháp lý cấm di chúc chung của vợ chồng khi họ định đoạt tài sản chung của họ. Điều đó có nghĩa là di chúc chung của vợ chồng chưa có điều luật cụ thể quy định và chịu sự điều chỉnh của những quy định về hoàn cảnh chưa có điều luật cụ thể.
• Hướng xử lý trường hợp không có điều luật cụ thể
luat su hinh su
Về hướng xử lý trường hợp chưa có điều luật cụ thể để áp dụng, Khoản 2 Điều 14 BLDS 2015 quy định “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật cụ thể để áp dụng; trong trường hợp này, quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Bộ luật này được áp dụng”. Do đó, nếu có tranh chấp về di chúc chung của vợ chồng, Tòa án không được từ chối giải quyết, tức phải giải quyết nội dung tranh chấp. Vấn đề tiếp theo là giải quyết như thế nào?
luật sư hình sự
Khoản 2 Điều 14 BLDS 2015 yêu cầu Tòa án giải quyết theo Điều 5 và Điều 6 BLDS 2015. Trong khi đó, Điều 6 BLDS 2015 quy định: “trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên không có thoả thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự. Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này, án lệ, lẽ công bằng”. Theo quy định này, trong trường hợp chưa có quy định ghi nhận một cách rõ ràng di chúc chung của vợ chồng, Tòa án vẫn phải giải quyết dựa trên cơ sở lẽ công bằng, các nguyên tắc cơ bản, trong đó có Khoản 2 Điều 3 BLDS 2015 với nội dung “Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện quyền dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng”.
luat su nha dat
Với những phân tích trên có thể một lần nữa khẳng định, cho đến nay, dù BLDS 2015 không quy định nhưng việc lập di chúc chung vợ chồng là một quyền dân sự không trái pháp luật và cũng không trái đạo đức xã hội nên vẫn có hiệu lực thực hiện và phải được các chủ thể khác tôn trọng. Dù muốn hay không thì di chúc chung vợ chồng đã, đang và sẽ tiếp tục phát sinh đòi hỏi chúng ta phải có cơ chế giải quyết đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các bên. Chúng tôi hy vọng rằng Tòa án sẽ kế thừa những ưu điểm về di chúc chung của vợ chồng trong các quy định trước đây để có một hệ thống án lệ đầy đủ, thuyết phục về di chúc chung của vợ chồng, đáp ứng nhu cầu tốt đẹp, chính đáng của người dân.
luật sư nhà đất
văn phòng luật sư phạm tuấn anh