Bộ luật dân sự và Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung đã được Quốc hội khóa 13 thông qua tại kỳ họp thứ 10, với rất nhiều những quy định được sửa đồi, bổ sung theo hướng tất cả vì con người và hướng tới con người, ghi nhận các giá trị phổ quát về quyền con người được thừa nhận rộng rãi trên thế giới, trong đó có quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình và “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng; trong trường hợp này, quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Bộ luật này được áp dụng.”
“Trường hợp các bên không có thoả thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này”2 . “Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật... thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này, án lệ, lẽ công bằng” .
Trong bài viết này chúng tôi xin được bày tỏ quan điểm của mình về quy định trên với đồng nghiệp và những người quan tâm. Có thể nói quy định trên là sự khẳng định, tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân mà hai Bộ luật Dân sự và Tố tụng dân sự vừa được sửa đổi thông qua ghi nhận. Đồng thời bàn luận về cách thức để thực thi tốt nhất quyền yêu cầu nói trên.
Bộ luật dân sự và Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung đã được Quốc hội khóa 13 thông qua tại kỳ họp thứ 10, với rất nhiều những quy định được sửa đổi, bổ sung theo hướng tất cả vì con người và hướng tới con người, ghi nhận các giá trị phổ quát về quyền con người được thừa nhận rộng rãi trên thế giới, trong đó có quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình và . “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng; trong trường hợp này, quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Bộ luật này được áp dụng.” . “1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.
Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.
Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng.
“Việc giải quyết vụ việc dân sự quy định tại khoản này được thực hiện theo các nguyên tắc do Bộ luật dân sự và Bộ luật này quy định.”
Các quy định trên đã ghi nhận một quyền cơ bản của con người đó là quyền được Nhà nước bảo hộ, đó là sự thể chế hóa chủ trương của Đảng về chiến lược cải cách tư pháp đã được ghi nhận trong NQ49-NQ TW với mục tiêu xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa. Hoạt động tư pháp mà trung tâm là hoạt động xét xử phải được tiến hành có hiệu quả, hiệu lực cao.
Là sự thể chế hóa Hiến pháp 2013 “Ở nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo hiến pháp và pháp luật, Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.
van phong luat su
Lần đầu tiên chúng ta chính thức ghi nhận trong Hiến pháp về quyền con người, ghi nhận các giá trị phổ quát đã được xã hội loài người, thừa nhận rộng rãi và quy định trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân, đó là một trong những quy định thể hiện rõ bản chất dân chủ của Nhà nước ta.
Trước khi có quy định trên, thực tế có rất nhiều vụ việc người dân khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết vụ, việc dân sự như tranh chấp về mộ phần, chăm sóc mồ mả hay kiện đòi các giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu, quyền nhân thân... bị Tòa án từ chối vì không thuộc thẩm quyền. Việc từ chối giải quyết những vụ việc như trên của các Tòa án xuất phát từ sự bất cập của pháp luật dân sự quy định về phạm vi điều chỉnh và thẩm quyền giải quyết vụ, việc dân sự trong Bộ luật tố tụng dân sự trước đây.
văn phòng luật sư
Ví dụ, việc kiện đòi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hay sổ hộ khẩu trong các quan hệ dân sự thì Tòa án không giải quyết vì theo quy định của Bộ luật dân sự 2005, giấy tờ nói trên không phải là tài sản, “tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản” đồng thời Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi bổ sung năm 2011 quy định về thẩm quyền giải quyết của Tòa án chỉ bao gồm:
1. Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch ViệtNam.
2. Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản.
3. Tranh chấp về hợp đồng dân sự.
4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ trừ những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 29 của bộ luật này.
5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.
6. Tranh chấp về bồi thường thiết hại ngoài hợp đồng.
7. Tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai.
8. Tranh chấp liên quan đến nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật.
9. Các tranh chấp khác về dân sự mà pháp luật có quy định.
công ty luật
Với quy định này chúng ta thấy Bộ luật tố tụng năm 2011 quy định “vừa đóng lại vừa mở”. Đóng bởi từ khoản 1 đến khoản 8 là liệt kê các vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Phải chăng các nhà làm luật đã thấy sự bất cập của pháp luật tố tụng dân sự trong việc liệt kê cụ thể các vụ việc giải quyết là không đầy đủ, nên đã quy định tại khoản 9 theo hướng mở, nhưng lại không rõ ràng vì các tranh chấp về dân sự này phải được pháp luật quy định, mà pháp luật quy định là pháp luật nào thì không rõ. Và vì vậy để “an toàn” trong công việc Tòa án đã từ chối giải quyết các vụ việc không được liệt kê trong bộ luật hoặc làm công văn hỏi ý kiến của Tòa án Tối cao.
Việc từ chối giải quyết những vụ, việc nói trên của Tòa án có thể đúng với quy định của pháp luật lúc đó nhưng không hợp lý và không đúng với tinh thần của học thuyết nhà nước pháp quyền mà Việt Nam tuyên bố, theo đuổi. Không phù hợp với xu thế của nhận loại là giải quyết tranh chấp phải bằng con đường tư pháp, có như vậy mới bảo đảm tính công bằng, công khai và minh bạch.
cong ty luat
Quy định như trên không những không bảo vệ triệt để các quyền con người, quyền dân sự của cá nhân, tổ chức mà còn tạo ra những bất ổn xã hội. Đó là tình trạng người dân khi bị từ chối sẽ tự giải quyết tranh chấp “tự xử” khi không “nhờ” được công quyền. Việc tự giải quyết này dẫn đến nhiều hệ lụy cho xã hội đó là tình trạng “cá lớn nuốt cá bé” là tình trạng tùy tiện xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác, và ở đâu có tình trạng người dân tự giải quyết tranh chấp mà không theo pháp luật, thì ở đó công lý bị chà đạp, niềm tin vào công quyền bị sói mòn…
luat su hinh su
Việc quy định Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng như quy định trong Bộ luật dân sự và tố tụng dân sự đã góp phần hạn chế của pháp luật trước đây và chấm dứt tình trạng từ chối của Tòa án khi người dân yêu cầu. Bảo vệ triệt để quyền con người và quyền công dân trong việc thực hiện quyền khởi kiện tại cơ quan công quyền. Đồng thời đúng với tinh thần của Hiến pháp 2013.
luật sư hình sự
“1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
Nhà nước pháp quyền với nền tảng cơ bản là Nhà nước phải vì con người, hướng tới con người và tất cả vì con người. Nhà nước phải bảo đảm các quyền con người, quyền công dân được thực thi trong thực tế xã hội trong đó có quyền được yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ khi có tranh chấp mà trọng tâm, chủ yếu là việc giải quyết của Tòa án nhân nhân trong hoạt động xét xử. Đây là thành quả to lớn của xã hội loài người mà Việt Nam đang tiếp thu, xây dựng. Đòi hỏi chúng ta phải ban hành một hệ thống pháp luật cụ thể, đầy đủ, rõ ràng, công khai và minh bạch. Một hệ thống pháp luật mà mọi người dân có thể dễ dàng tiếp cận, dễ hiểu, qua đó biết mình được làm gì, không được làm gì, và công quyền phải đáp ứng những yêu cầu chính đáng của nhân dân.
Việc quy định này cũng góp phần tích cực trong việc hình thành hệ thống án lệ theo tinh thần của NQ49/NQ-TW. Việc thừa nhận án lệ trong hệ thống pháp luật góp phần to lớn vào việc bổ sung những khiếm khuyết, những “lỗ hổng” của pháp luật thành văn, bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của người dân và phù hợp với nền kinh tế thị trường, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế quốc tế, các quan hệ kinh tế, dân sự đang phát triển từng ngày từng giờ, chính sự phát triển mạnh mẽ các quan hệ kinh tế, xã hội này mà pháp luật không thể dự liệu được hết tất cả các tình huống nảy sinh trong cuộc sống đồng thời cuộc sống không thể chờ pháp luật mới nảy sinh. Việc phát triển hệ thống án lệ không những giải quyết kịp thời thỏa đáng quyền lợi của người dân mà còn phù hợp với thông lệ quốc tế, với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Với quy định này sẽ tạo điều kiện cho thẩm phán chủ động, sáng tạo trong hoạt động xét xử. Việc quy định Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng còn thể hiện việc Việt Nam thực thi nghiêm túc các cam kết quốc tế mà chúng ta đã ký kết, gia nhập trong đó có tuyên ngôn quốc tế nhân quyền của Liên hiệp quốc “Mọi người đều có quyền được bảo vệ và bênh vực bởi các cơ quan tư pháp quốc gia có thẩm quyền về các hành vi vi phạm các quyền căn bản do Hiến pháp và luật pháp quy định”.
Trong tiến trình hội nhập chúng ta đã dần nội luật hóa các cam kết quốc tế phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, và phong tục tập quán. Việc nội luật hóa quy định trên góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng công bằng, dân chủ, văn minh, mọi tranh chấp phải được giải quyết bằng con đường tư pháp một cách công khai, công bằng và minh bạch, để con người không bị bắt buộc phải sử dụng đến biện pháp cuối cùng là tự giải quyết một cách tùy tiện, trái luật. Về mặt kinh tế quy định trên còn có giá trị to lớn trong việc khuyến khích các cá nhân tổ chức nước ngoài yên tâm đầu tư vào Việt Nam, các quyền dân sự, kinh tế của họ được Hiến pháp và luật bảo vệ bằng con đường tư pháp. Qua đó chúng ta có cơ hội tiếp cận các nguồn lực về vốn, trình độ quản lý và công nghệ tiên tiến của thế giới, góp phần tạo ra nhiều của cải, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về vật chất và tinh thần của nhân dân.
Quy định này cũng tạo cơ sở pháp lý cho thẩm phán, người tham gia xét xử chủ động và “an toàn” trong thực thi công vụ, bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích của cá nhân tổ chức, tạo niềm tin cho nhân dân vào công lý. Đồng thời để thực hiện tốt công việc của mình trước yêu cầu của xã hội, thì đội ngũ những người xét xử phải không ngừng năng cao trình độ chuyên môn và trau dồi đạo đức, sao cho phán quyết của mình phải đảm bảo hợp pháp, hợp lý và hợp tình.
Tuy nhiên để thực thi tốt quy định nói trên ngoài việc nỗ lực của đội ngũ xét xử, trong việc năng cao trình độ lý luận và thực tiễn, chủ động sáng tạo trong hoạt động xét xử của mình thì các cơ quan chức năng cần nhanh chóng kiện toàn bộ máy theo hướng tinh, gọn và hiệu quả, nhất là Tòa án nhân dân tối cao cần xây dựng hệ thống án lệ, để Tòa án cấp dưới chủ động và có cơ sở trong việc xét xử. Song song với việc đó cần phải tập huấn, bồi dưỡng các kiến thức và kỹ năng cho đội ngũ tham gia xét xử, bên cạnh đó cần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho họ để họ yên tâm phụng sự công lý và vì công lý. Cùng với đó là những đãi ngộ của Nhà nước về vật chất lẫn tinh thần, cần xây dựng các định chế để đội ngũ xét xử không có cơ hội và không muốn xét xử tùy tiện. Cần có chế tài nghiêm khắc đối với những thẩm phán, người tham gia xét xử tùy tiện, cố tình ra phán quyết trái luật, bẻ cong công lý để trục lợi và làm sói mòn niềm tin của nhân dân đối với nền tư pháp nước nhà.
luat su tranh tung
Với quy định của Bộ luật dân sự và tố tụng dân sự về “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ án dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng là cần thiết phù hợp với Hiến pháp sửa đổi năm 2013 và đòi hỏi của thự tế xã hội, phù hợp với việc xây dựng nền kinh tế thị trường. Là một sự tiến bộ xã hội trong quá trình nhận thức và lập pháp trong việc đề cao và bảo vệ các quyền con người, quyền công dân. Nhất là khi chúng ta đang hội nhập toàn diện vào nền kinh tế quốc tế. Thực thi những cam kết quốc tế, trong đó có Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền của Liên hiệp quốc. Các cam kết gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và gân đây là Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên thái bình dương (TPP)... Tuy nhiên để thực thi tốt quy định này cần xây dựng tốt cơ sở vật chất, các định chế pháp lý tương thích và con người... có như vậy mới bảo đảm được các quyền con người, quyền công dân đồng thời cũng giữ được ổn định trật tự xã hội.
luật sư tranh tụng
Ts. Nguyễn Xuân Quang