Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án là một biện pháp cưỡng chế thi hành án được quy định tại khoản 3 Điều 71 Luật Thi hành án dân sự. Nhìn chung, hiện nay Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn đã quy định tương đối đầy đủ, rõ ràng về trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án. Tuy nhiên vẫn còn một số bất cập cần phải tháo gỡ. Ở đây, chúng tôi muốn bàn đến việc áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án được hướng dẫn tại khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSTC ngày 26/7/2010 của Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự (Thông tư 14).
luat su
Cụ thể, khoản 1 Điều 6 Thông tư 14 hướng dẫn:
tìm luật sư giỏi
“1. Kể từ thời điểm có bản án, quyết định sơ thẩm mà người phải thi hành án bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, cầm cố tài sản của mình cho người khác, không thừa nhận tài sản là của mình mà không sử dụng khoản tiền thu được để thi hành án thì tài sản đó vẫn bị kê biên để thi hành án, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nếu có tranh chấp thì Chấp hành viên hướng dẫn đương sự thực hiện việc khởi kiện tại Toà án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo mà không có người khởi kiện thì cơ quan thi hành án xử lý tài sản để thi hành án.
luật sư uy tín
Kể từ thời điểm có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật hoặc trong trường hợp đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án mà tài sản bị bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, cầm cố cho người khác, người phải thi hành án không thừa nhận tài sản là của mình thì bị kê biên, xử lý để thi hành án.”
luật sư giỏi
Để thấy rõ các vướng mắc trong quy định trên, chúng ta phải đi sâu phân tích căn cứ xác định chủ sở hữu tài sản trong trường hợp giao dịch của người phải thi hành án được thực hiện kể từ khi có bản án, quyết định sơ thẩm làm cơ sở cho việc kê biên, xử lý tài sản.
van phong luat su
Trong thực tiễn công tác thi hành án dân sự, biện pháp kê biên tài sản được áp dụng khi người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ trả tiền và mặc dù người này có điều kiện thi hành (có tài sản) nhưng không tự nguyện thi hành. Để tiến hành kê biên tài sản, Chấp hành viên (CHV) hoặc người được thi hành án phải tiến hành xác minh tài sản của người phải thi hành án và khi có căn cứ cho thấy người phải thi hành án có tài sản nhưng không tự nguyện thi hành án thì CHV mới tiến hành kê biên để thi hành án. Do đó, căn cứ để xác định một tài sản có phải là của người phải thi hành án hay không là rất quan trọng vì CHV chỉ kê biên, xử lý tài sản khi có căn cứ xác định tài sản đó thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản là đất đai (sau đây gọi chung là quyền sở hữu) hợp pháp của người phải thi hành án.
Khi xác định quyền sở hữu tài sản của người phải thi hành án theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 14 chúng ta nên chia thành hai nhóm như sau:
công ty luật
Nhóm thứ nhất gồm các hành vi: bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho của người phải thi hành án cho người khác kể từ thời điểm có bản án, quyết định sơ thẩm.
Nhóm thứ hai gồm các hành vi: thế chấp, bảo lãnh và cầm cố tài sản cho người khác kể từ thời điểm có bản án, quyết định sơ thẩm.
cong ty luat
Nhóm thứ nhất là nhóm những hành vi nhằm chuyển quyền sở hữu tài sản sang cho người khác. Nhóm thứ hai là nhóm các hành vi chưa dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản cho người khác, mà theo quy định của pháp luật thì người phải thi hành án vẫn đang là chủ sở hữu hợp pháp đối với tài sản. Do đó, việc kê biên xử lý tài sản mà người phải thi hành án đã thực hiện các hành vi ở nhóm thứ hai được tiến hành theo các quy định hiện hành của pháp luật thi hành án dân sự mà không có vướng mắc về việc xác định chủ sở hữu tài sản. Vì vậy, việc xác định chủ sở hữu để tiến hành kê biên, xử lý tài sản chỉ đặt ra đối với nhóm thứ nhất gồm các hành vi bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho của người phải thi hành án cho người khác kể từ thời điểm có bản án, quyết định sơ thẩm.
Theo quy định tại Điều 170 Bộ luật Dân sự, một trong những căn cứ để xác lập quyền sở hữu là “Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”;
ly hon don phuong
Đồng thời, tại Điều 167 Bộ luật Dân sự quy định về đăng ký quyền sở hữu tài sản, quy định như sau: “Quyền sở hữu đối với bất động sản được đăng ký theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đăng ký bất động sản. Quyền sở hữu đối với động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Như vậy, quyền sở hữu tài sản của một người có thể được chứng minh bằng văn bản (đối với bất động sản và một số động sản theo quy định của pháp luật) hoặc bằng việc thể hiện đầy đủ các quyền năng của chủ sở hữu trên thực tế (đối với động sản). Tuy nhiên, theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 14 thì việc xác định một tài sản được coi là của người phải thi hành án có bị kê biên hay không lại căn cứ vào thời điểm người phải thi hành án chuyển quyền sở hữu cho người khác. Theo đó, thì nếu như kể từ thời điểm có bản án, quyết định sơ thẩm mà người phải thi hành án bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho người khác, không thừa nhận tài sản là của mình mà không sử dụng khoản tiền thu được để thi hành án thì tài sản đó vẫn bị kê biên để thi hành án, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Thực tế khi áp dụng quy định này vào giải quyết việc thi hành án sẽ gặp phải các vướng mắc sau:
soan thao hop dong
Thứ nhất: quy định trên không có sự phân biệt việc bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho là hợp pháp hay không hợp pháp mà chỉ căn cứ vào thời điểm thực hiện giao dịch là kể từ khi có bản án, quyết định sơ thẩm. Do đó, nếu là một giao dịch hợp pháp, người phải thi hành án đã bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho tài sản của mình cho người khác thông qua một hợp đồng công chứng hoặc một hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật, thì tài sản bây giờ đã không thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án. Như vậy, để kê biên được thì phải hủy bỏ giao dịch trên vì không thể kê biên xử lý tài sản khi mà nó không thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án. Có thể nói, chúng ta chưa có một căn cứ pháp lý cụ thể nào để hủy bỏ giao dịch giữa người phải thi hành án với người nhận chuyển quyền sở hữu tài sản được thực hiện kể từ khi có bản án, quyết định sơ thẩm. Vì hiện nay pháp luật chưa quy định việc có bản án, quyết định sơ thẩm là một căn cứ để hạn chế quyền tài sản đối với chủ sở hữu (người phải thi hành án), trừ trường hợp tài sản đó là đối tượng tranh chấp trong vụ án hoặc đã bị áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc là đã bị cơ quan thi hành án áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án. Do vậy, mặc dù đã có bản án, quyết định sơ thẩm nhưng người phải thi hành án vẫn có thể chuyển quyền sở hữu tài sản của mình cho người khác một cách hợp pháp nếu không thuộc các trường hợp đã loại trừ nêu trên. Khi đó việc hủy bỏ các giao dịch này là rất khó khăn. Trừ trường hợp có căn cứ rõ ràng cho thấy đây là giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo nhằm lẫn tránh nghĩa vụ với người thứ ba theo quy định tại Điều 129 Bộ luật Dân sự.
soạn thảo hợp đồng
Thứ hai: nếu CHV vẫn tiến hành kê biên xử lý tài sản của người phải thi hành án đã bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho người khác kể từ khi có bản án, quyết định sơ thẩm và hướng dẫn đương sự thực hiện việc khởi kiện tại Toà án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Thực ra trong trường hợp này, việc đương sự khởi kiện tại Tòa án là rất khó xảy ra, vì giữa người bán và người mua không có tranh chấp về tài sản. Hơn nữa, nếu giao dịch này nhằm lẩn tránh nghĩa vụ trả nợ thì người phải thi hành án sẽ cố tình không thừa nhận tài sản là của mình, mà trong thực tế sẽ xảy ra tình huống khác, đó là người nhận chuyền quyền sở hữu tài sản từ người phải thi hành án sẽ khiếu nại đến Cơ quan thi hành án đối với quyết định kê biên của CHV, vì họ cho rằng CHV đã kê biên tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của họ. Lúc này Cơ quan thi hành án lại phải thêm một bước giải quyết khiếu nại. Còn nếu khi hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo mà không có người khởi kiện thì cơ quan thi hành án xử lý tài sản để thi hành án. Như vậy, khi tài sản được phát mãi bán đấu giá để thi hành án, thì việc chuyền quyền sở hữu cho người trúng đấu giá sẽ được thực hiện theo quy định nào, khi mà giao dịch giữa người phải THI HÀNH ÁN với người mua vẫn còn hiệu lực?
Vấn đề kê biên tài sản thuộc sở hữu chung
Thực tế hiện nay có nhiều trường hợp Chấp hành viên áp dụng biện pháp kê biên xử lý tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản chung của hộ gia đình để đảm bảo thi hành án, vì trong xã hội hiện nay đối với quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà thông thường Nhà nước hay cấp cho hộ gia đình, trong khi đó người phải thi hành án phần nhiều chỉ là chủ hộ hoặc thành viên trong hộ gia đình đó.
Về cơ sở pháp lý cho việc cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung được Luật Thi hành án dân sự quy định tại Điều 74 như sau:
“ 1. Trước khi cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án với người khác, kể cả quyền sử dụng đất, Chấp hành viên phải thông báo cho chủ sở hữu chung biết việc cưỡng chế.
Chủ sở hữu chung có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án xác định phần sở hữu của họ đối với tài sản chung. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, nếu chủ sở hữu chung không khởi kiện thì người được thi hành án hoặc Chấp hành viên có quyền yêu cầu Toà án xác định phần sở hữu của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để bảo đảm thi hành án.
Đối với tài sản thuộc quyền sở hữu chung của vợ, chồng thì Chấp hành viên xác định phần sở hữu của vợ, chồng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình và thông báo cho vợ, chồng biết. Trường hợp vợ hoặc chồng không đồng ý thì có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án phân chia tài sản chung trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phần sở hữu được Chấp hành viên xác định. Hết thời hạn trên, đương sự không khởi kiện thì Chấp hành viên tiến hành xử lý tài sản và thi hành ánnh toán lại cho vợ hoặc chồng của người phải thi hành án giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu của họ.
2. Tài sản kê biên thuộc sở hữu chung đã xác định được phần sở hữu của các chủ sở hữu chung được xử lý như sau:
a) Đối với tài sản chung có thể chia được thì Chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế phần tài sản tương ứng với phần sở hữu của người phải thi hành án;
b) Đối với tài sản chung không thể chia được hoặc nếu việc phân chia làm giảm đáng kể giá trị của tài sản thì Chấp hành viên có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với toàn bộ tài sản và thi hành ánnh toán lại cho chủ sở hữu chung còn lại giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu của họ.
3. Khi bán tài sản chung, chủ sở hữu chung được quyền ưu tiên mua tài sản.”
Pháp luật về thi hành án đã quy định tương đối rõ về thủ tục kê biên tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án với người khác, kể cả quyền sử dụng đất. Nhưng trong thực tế làm thế nào để việc xử lý tài sản của người phải thi hành án có chung với người khác bảo đảm thi hành đúng pháp luật, hạn chế thấp nhất khiếu nại của đương sự là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Vì vậy đòi hỏi Chấp hành viên phải hết sức chặc chẽ trong quá trình tổ chức thi hành.
Do tầm quan trọng đó nên theo chúng tôi thì, trước khi tiến hành cưỡng chế, Chấp hành viên buộc phải tiến hành xác minh tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án với người khác tại các cơ quan có chức năng đăng ký tài sản đó như quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 58/2009/NĐ-CP, ngày 13 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự.
Trở lại quy định tại Điều 74 Luật Thi hành án dân sự nêu trên thì chúng tôi nhận thấy rằng trước khi quyết định cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án với người khác, kể cả quyền sử dụng đất, Chấp hành viên phải thực hiện các thủ tục sau:
1. Đối với tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án với người khác (không phải của vợ, chồng) Chấp hành viên buộc phải thông báo cho chủ sở hữu chung biết việc cưỡng chế. Khi đó chủ sở hữu chung có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án xác định phần sở hữu của họ đối với tài sản chung.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, nếu chủ sở hữu chung không khởi kiện thì người được thi hành án hoặc Chấp hành viên có quyền yêu cầu Toà án xác định phần sở hữu của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để bảo đảm thi hành án.
Trường hợp này có một số Chấp hành viên chưa phân biệt được khi đã hết 30 ngày, nếu chủ sở hữu chung không khởi kiện thì ai là người có quyền yêu cầu Toà án xác định phần sở hữu của người phải thi hành án.
Chúng tôi thấy rằng trong trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu thì người được thi hành án phải có trách nhiệm yêu cầu Toà án xác định phần sở hữu của người phải thi hành án, bởi lẽ theo pháp luật thi hành án quy định người được thi hành án phải có trách nhiệm cung cấp thông tin về tài sản của người phải thi hành án cho Chấp hành viên. Còn trong trường hợp thi hành án chủ động thì Chấp hành viên mới có quyền (cũng như phải có trách nhiệm) yêu cầu Toà án xác định phần sở hữu của người phải thi hành án để bảo vệ lợi ích của Nhà nước.
2. Đối với tài sản thuộc quyền sở hữu chung của vợ, chồng thì Chấp hành viên xác định phần sở hữu của vợ, phần sở hữu của chồng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình và thông báo cho vợ, chồng biết. Trường hợp vợ hoặc chồng không đồng ý thì có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án phân chia tài sản chung trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phần sở hữu được Chấp hành viên xác định.
Hết thời hạn trên, đương sự không khởi kiện thì Chấp hành viên tiến hành xử lý tài sản và thi hành ánnh toán lại cho vợ hoặc chồng của người phải thi hành án giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu của họ.
Trong trường hợp này thì Chấp hành viên phải xác định phần sở hữu của vợ, phần sở hữu của chồng. Nếu vợ hoặc chồng không đồng ý thì có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án phân chia tài sản chung trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phần sở hữu được Chấp hành viên xác định. Tức là sau 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Chấp hành viên, vợ hoặc chồng có quyền khởi kiện.
Hết thời hạn khởi kiện mà, vợ hoặc chồng không khởi kiện thì Chấp hành viên tiến hành xử lý tài sản và thi hành ánnh toán lại cho vợ hoặc chồng của người phải thi hành án giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu của họ.
Vấn đề chúng tôi thấy cần lưu ý để làm rõ thêm về cơ sở để chủ sở hữu chung khởi kiện yêu cầu Toà án xác định phần sở hữu của họ đối với tài sản chung và để cho vợ hoặc chồng khởi kiện là trước đó phải có thông báo của Chấp hành viên; Đối với trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ, chồng thì Chấp hành viên không có trách nhiệm yêu cầu Toà án xác định phần sở hữu của họ kể cả việc thi hành án chủ động. Trong trường hợp này Chấp hành viên phải báo cáo lãnh đạo cơ quan để phối hợp các ngành hữu quan xác định chặt chẽ phần sở hữu của vợ, phần sở hữu của chồng, đảm bảo đúng theo quy định tại Điều 95 Luật Hôn nhân gia đình.