Dù bạn trực tiếp hay ủy quyền cho luật sư thương lượng giải quyết tranh chấp, để đạt được thành công trong quá trình thương lượng là không đơn giản, đòi hỏi bạn hay luật sư của bạn phải có phương pháp khoa học. Phương pháp khoa học giúp các bên dễ đi đến sự thỏa thuận đáp ứng lợi ích chính đáng của cả hai bên và giải quyết các lợi ích đối kháng một cách công bằng, gắn kết quan hệ lâu bền hơn.
Ngạn ngữ Việt Nam có câu “lạt mềm buộc chặt” nói đến phương pháp xử lý vấn đề mềm dẻo, linh hoạt thì sẽ giành được thành công. Nhưng nếu bạn luôn ở ở thế “mềm” thì đối phương sẽ lợi dụng và không bỏ lỡ cơ hội tấn công. Vì vậy, cần có sự kết hợp giữa biện pháp mềm dẻo với biện pháp cứng rắn. Nhiều tình huống buộc phải có phương pháp xử lý thích hợp. Các tình huống phát sinh cũng rất đa dạng, chẳng hạn đối phương là kẻ mạnh hoặc trường hợp đối phương không hợp tác... Tất cả những vấn đề đó đòi hỏi phải có những kỹ năng nhất định để xử lý những tình huống cụ thể xảy ra trong quá trình thương lượng, hòa giải tranh chấp.
Dù tham gia vào quá trình thương lượng, hòa giải với vai trò nào người tham gia thương lượng cũng cần nắm vững những nghệ thuật cơ bản sau đây:
- Tách con người ra khỏi vấn đề;
- Tập trung vào lợi ích, không tranh cãi về lập trường;
- Tạo ra các phương án đôi bên cùng có lợi;
Ba nghệ thuật nói trên được coi như là “cẩm nang” trong suốt cả quá trình thương lượng hòa giải.
1.Tách con người ra khỏi vấn đề
Phương pháp này có vẻ trừu tượng nhưng đây thực sự là một phương pháp hữu hiệu nếu biết cách vận dụng. Trước hết, phương pháp này đòi hỏi người tham gia thương lượng phải nhận thức được rằng mình không phải đang làm việc với những “đại diện của phía bên kia” mà là với những con người cụ thể - với những tình cảm, tiêu chuẩn giá trị riêng của họ, có trình độ, có học thức, quan điểm riêng và rất khó dự đoán được về họ. Xung đột nằm trong đầu của con người, vì vậy, khía cạnh con người có thể làm nên thành công hay thất bại trong các cuộc giải quyết xung đột. Con người luôn có nguyện vọng được thấy mình tốt và quan tâm xem người khác nghĩ về mình thế nào. Điều này làm họ nhạy cảm hơn với lợi ích của đối phương. Mặt khác, cái tôi của họ rất dễ bị tổn thương, họ nhìn nhận thế giới theo quan điểm riêng của họ và luôn lẫn lộn nhận thức của họ với hiện thực. Chính vì vậy rất dễ dẫn tới việc hiểu lầm làm tăng thêm định kiến và dẫn tới những phản ứng, đối phó nhau trong cái vòng luẩn quẩn. Việc tìm kiếm giải pháp trở nên khó khăn và việc thương lượng, hòa giải đi tới bế tắc. Trong khi tiến hành thương lượng, hoà giải cần luôn ghi nhớ rằng mình không phải chỉ giải quyết vấn đề con người của các bên hoặc của phía bên kia mà của cả chính mình. Đừng bộc lộ cái tôi chủ quan vào quá trình giải quyết xung đột. Thái độ bực bội và tâm trạng thất vọng có thể cản trở việc đạt một thỏa thuận có lợi.
Tóm lại ở nghệ thuật “tách con người ra khỏi vấn đề”, đòi hỏi người tham gia thương lượng, trong quá trình giải quyết tranh chấp phải khéo léo, không để “cái tôi” của con người xen vào làm căng thẳng thêm vấn đề cần được thảo luận.
2. Tập trung vào lợi ích, không tranh cãi về lập trường. tìm luật sư
Tranh cãi về lập trường làm ngưng trệ quá trình giải quyết tranh chấp. Tranh cãi về lập trường làm cho việc giải quyết tranh chấp trở thành một cuộc đấu ý chí. Sự bảo thủ lập trường làm cho mỗi bên cảm thấy đang phải tuân theo ý chí cứng rắn của phía bên kia, trong khi các quyền lợi chính đáng của mình lại không được chú ý đến. Tranh cãi lập trường thường làm cho các bên căng thẳng và đôi khi phá tan quan hệ giữa hai bên.
Khi thực hiện phương pháp này đòi hỏi người tham gia thương lượng phải biết cách để đảm bảo các yếu tố sau:
- Điều hòa các lợi ích chứ không phải lập trường. Trong một cuộc thương lượng, hòa giải, vấn đề cơ bản không phải là sự xung khắc lập trường mà là sự xung đột giữa ý muốn, nguyện vọng, lợi ích của các bên.
- Làm cho phía bên kia hiểu chính xác các lợi ich của mình quan trọng và chính đáng đến mức nào. Một nhiệm vụ quan trọng là trình bày cho phía bên kia biết tính hợp pháp của lợi ích. Để thực hiện được việc này, đòi hỏi người tham gia thương lượng phải nắm vững pháp luật để xác định chính xác mức độ bị vi phạm của các lợi ích như thế nào. Thể hiện cho đối tác cảm nhận được lợi ích bị xâm hại đó không xuất phát từ sự đánh giá một chiều, chủ quan của mình mà đó là lợi ích đương nhiên được pháp luật thừa nhận.
- Công nhận lợi ích của phía bên kia như là một phần của vấn đề. Phía bên kia sẽ lắng nghe bạn nếu họ có cảm giác là bạn hiểu họ. Vậy nên, nếu muốn phía bên kia chú ý tới lợi ích của mình thì hãy bắt đầu bằng việc chứng tỏ rằng mình cũng chú ý đến lợi ích của họ.
- Đấu tranh cương quyết trong những vấn đề thuộc thế mạnh làm tăng sức ép có một giải pháp hữu hiệu. Thương lượng cương quyết vì lợi ích của bạn không có nghĩa là đóng cửa đối với quan điểm của phía bên kia. Vừa kết hợp với những phương án mình đưa ra vừa biết tính đến lợi ích của đối phương và tỏ ra rộng mở với những đề xuất của họ. Để thương lượng thành công cần phải vừa cứng rắn vừa rộng mở. Khi đó, người tham gia thương lượng cần phải xác định rõ được rõ ràng những mục tiêu nào cần theo đuổi và những mục tiêu có thể nhượng bộ. Thương lượng, hòa giải thành công thường dựa trên cơ sở biết chịu thiệt, từ bỏ một số lợi ích để đạt được lợi ích cao hơn.
3. Tạo ra các ‘phương án để đôi bên cùng có lợi. tim luat su
Trong các tranh chấp liên quan đến pháp lý thì việc tìm một giải pháp để cả đôi bên đều có lợi không phải là vấn đề đơn giản. Nhưng phải biết nhìn xa trông rộng, chịu bỏ đi một lợi ích nhỏ trước mắt để có những mối quan hệ lâu dài. Điều đó dễ thực hiên hơn đối với các nhà kinh doanh, nhưng hoàn toàn không dễ thực hiện đối với các cá nhân trong tranh chấp dân sự, càng khó thực hiện đối với tranh chấp giữa người lao động và người sử dung lao động. Các kỹ thuật có thể xem xét để áp dụng là:
- Tìm kiếm mối lợi chung tiềm ẩn ngay trong xung đột và những cơ hội trong tương lai;
- Để đối phương dễ quyết định, hãy đặt họ trước một sự lựa chọn càng ít phương hại càng tốt;
- Chuẩn bị nhiều phương án khác nhau, bắt đầu từ cái đơn giản nhất. Xem xét xem nên chấp nhận lợi ích nào, nhượng bộ lợi ích nào.
Các phương án nói trên đòi hỏi sự vận dụng nhạy bén và sáng tạo. Người tham gia thương lượng phải biết cách áp dụng vào thực tiễn sinh động của cuộc sống với những sắc thái khác nhau để phát huy hiệu quả các phương pháp vào quá trình thương lượng giải quyết tranh chấp.
(* ) Bài viết có sử dụng tư liệu của Ths. Nguyễn Thị Hằng Nga và một số luật sư đồng nghiệp.
luat su uy tin luật sư giỏi luật sư doanh nghiệp luat su luật sư uy tín