Ở nước ta trong những năm gần đây các doanh nghiệp đã bắt đầu sử dụng dịch vụ tư vấn của luật sư dưới các hình thức khác nhau (tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn thường xuyên). Mỗi hình thức tư vấn có những thế mạnh và hạn chế nhất định. Tùy theo nhu cầu công việc cần đến sự giúp đỡ của luật sư, các doanh nghiệp lựa chon cho mình một hình thức tư vấn phù hợp.
1. Tư vấn dưới hình thức ký hợp đồng lao động trong doanh nghiệp
Đây là hình thức tư vấn pháp luật khá phổ biến trên thế giới. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp thường có Ban pháp chế hoặc cán bộ pháp chế hoạt động với tư cách là luật sư nhà (in house lawyes) giúp doanh nghiệp dự báo, phòng tránh, xử lý các rủi ro trong kinh doanh; tham mưu, tư vấn cho lãnh đạo doanh nghiệp trong việc áp dụng, thi hành pháp luật; tư vấn soạn thảo, xây dựng nội quy, quy chế, v.v…
Sử dụng “luật sư nhà” có lợi thế bởi họ chính là người sống trong doanh nghiệp để giải quyết các công việc pháp lý hàng ngày. Hiểu rõ nội bộ cũng như tiến trình ra quyết định của doanh nghiệp nên các giải pháp hoặc ý kiến tư vấn của họ thường phản ánh đúng những gì mà bộ phận quản lý yêu cầu.
Tuy nhiên, hình thức này chỉ phù hợp với những doanh nghiệp lớn, khối lượng công việc phải xử lý hàng ngày nhiều vì khi ký hợp đồng lao động với luật sư sẽ làm tăng biên chế nhân sư và nhiều khoản chi phí cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, do đặc thù của nghề luật sư là cần sự độc lập trong công việc nên ngoài yếu tố kinh nghiệm bị hạn chế (vì phải làm việc toàn thời gian cho một doanh nghiệp) thì yếu tố tổ chức cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của hình thức sử dụng luật sư theo hợp đồng lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu còn ở quy mô vừa và nhỏ, cơ cấu tổ chức, quy trình làm việc còn chưa thật sự chặt chẽ, chuyên nghiệp.
Để giảm thiểu hạn chế này, luật sư (hay cán bộ, phòng ban pháp chế) cần được doanh nghiệp tạo điều kiện để hoạt động độc lập, không nên phân bổ bộ phận này vào bất cứ một bộ phận hay phòng ban nào khác. Các doanh nghiệp nước ngoài còn gọi bộ phận pháp chế của họ là Phòng (ban) luật. Người đứng đầu Phòng luật thường gọi là Luật sư trưởng hay Trưởng phòng luật (General in-house Lawyer hoặc đơn giản là Legal Manager).
Trên thực tế có nhiều doanh nghiệp Việt Nam, do bộ phận pháp chế chỉ có một người nên thường được bố trí vào một phòng ban khác (thường là phòng hành chính, nhân sự). Nếu đây là yêu cầu bắt buộc về mặt tổ chức thì doanh nghiêp nên có quy định rõ ràng, đảm bảo cho họ có sự độc lập về chuyên môn và chỉ chịu sự điều hành trực tiếp của Giám đốc doanh nghiệp.
2. Tư vấn thường xuyên dưới hình thức cung cấp dịch vụ pháp lý luat su uy tin
Đây là hình thức tư vấn phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, số lượng công việc không nhiều. Theo đó, doanh nghiệp và luật sư ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật; luật sư có trách nhiệm tư vấn cho doanh nghiệp các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình hoạt động, đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động đúng quy định pháp luật; ngăn ngừa các rủi ro pháp lý trong hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh ... Doanh nghiệp có trách nhiệm trả cho luật sư một khoản phí hàng tháng theo thỏa thuận. Thời hạn hợp đồng thường là 01 năm, hết một năm hai bên sẽ ký tiếp hợp đồng mới hoặc chấm dứt tùy theo nhu cầu và đặc điểm tình hình của mình. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất ưa chuộng hình thức này vì phí hàng tháng không cao mà vẫn có luật sư tư riêng. Luật sư cũng có những thuận lợi nhất định khi tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp. Là người tư vấn thường xuyên nên luật sư có điều kiện hiểu rõ những đặc điểm của doanh nghiệp, giải quyết công việc thuận lợi hơn so với luật sư tư vấn theo vụ việc.
3. Tư vấn theo vụ việc luật sư giỏi luật sư uy tín
Đây là hình thức tư vấn các doanh nghiệp chưa có thói quen sử dụng tư vấn thường xuyên hoặc ngay cả trong trường hợp doanh nghiệp có bộ phận pháp chế nhưng vẫn mời các luật sư bên ngoài tham gia giải quyết vụ việc của mình cùng với các luật sư “nhà”. Quan hệ giữa luật sư và doanh nghiệp được thiết lập trên cơ sở hợp đồng cung cấp dịch vụ pháp lý; theo đó, doanh nghiệp là người sử dụng dịch vụ pháp lý và luật sư là người cung cấp dịch vụ pháp lý. Nội dung hợp đồng là luật sư tư vấn hoặc giải quyết một công việc cụ thể của doanh nghiệp. Hợp đồng chấm dứt khi công việc là nội dung của hợp đồng đã hoàn thành.
Hình thức này thường được sử dụng để giải quyết một sự cố hay sự vụ cụ thể. Mức phí sẽ tùy thuộc vào độ phức tạp và thời gian giải quyết công việc, nhưng thông thường là cao hơn so với phí tư vấn thường xuyên.
luật sư doanh nghiệp luật sư luat su tìm luật sư tim luat su
(* )Bài viết có sử dụng tư liệu của Ts. Ngô Hoàng Oanh và một số luật sư đồng nghiệp.