Tự do hóa thương mại là một trong những mục tiêu cơ bản của WTO và Việt Nam với tư cách là một thành viên của WTO đang cố gắng thực hiện các cam kết nói chung và các cam kết liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối hàng hóa nói riêng để phù hợp với mục tiêu đó
luat su gioi tphcm
Đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển ở trình độ thấp, lại đang trong quá trình chuyển đổi nên Việt Nam đã yêu cầu và được WTO chấp thuận cho Việt Nam được hưởng một thời gian chuyển đổi để thực hiện một số cam kết có liên quan.
Đối với quyền xuất khẩu, nhập khẩu
luật sư giỏi tphcm
Tuân thủ quy định WTO, mọi cá nhân hoặc doanh nghiệp nước ngoài bao gồm cả Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (DNCVĐTNN) đã đăng ký tiến hành các hoạt động nhập khẩu sẽ được tự do lựa chọn các nhà phân phối để tiến hành phân phối các sản phẩm nhập khẩu liên quan trong phạm vi lãnh thổ hải quan của Việt Nam. Việt Nam sẽ không áp đặt bất kỳhạn chếnào đối với việc lựa chọn các nhà phân phối, kể cả hạn chế liên quan tới loại hình doanh nghiệp hay quốc tịch của nhà phân phối.
luật sư thành phố hồ chí minh
Việt Nam đồng ý cho các doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài kể cả DNCVĐTNN được quyền xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa như doanh nghiệp và cá nhân Việt Nam kể từ khi gia nhập, ngoại trừ các hàng hóa bị giới hạn được quy định trong danh mục hàng hóa không được xuất khẩu, nhập khẩu và tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có); một số sản phẩm chịu sự điều chỉnh của cơ chếThương mại Nhà nước được nêu tại Bảng 8(c) Phụ lục Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO như: xăng dầu, thuốc lá điếu, xì gà, băng đĩa hình, báo và tạp chí,... Một số mặt hàng đặc biệt khác như gạo và dược phẩm, Việt Nam chỉ cho phép xuất khẩu, nhập khẩu sau một thời gian chuyển đổi. Cụ thể, từ ngày 01/01/2009 các cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài có quyền nhập khẩu một số sản phẩm nhất định liệt kê tại Bảng 8(a) Phụ lục Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO. Và tới ngày 01/01/2011 thì mới dành cho các cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài quyền xuất khẩu gạo tại Bảng 8(b) Phụ lục Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO vì lý do an ninh lương thực.
văn phòng luật sư tphcm
Đặc biệt, "các nhà đầu tư nước ngoài không bị hạn chế chỉ được phép nhập khẩu hàng hóa liên quan tới ngành, nghề kinh doanh hoặc ngành, nghề được ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư hoặc chỉ được phép nhập khẩu hàng hóa đã quy định trong Giấy chứng nhận đầu tư nữa". Có nghĩa là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập ở Việt Nam được phép nhập khẩu tất cả những hàng hóa khác không thuộc các loại hàng hóa cấm nhập khẩu và không phải là những hàng hóa Việt Nam bảo lưu chỉ dành quyền nhập khẩu cho các doanh nghiệp không có vốn đầu tư nước ngoài.
luat su tphcm
Như vậy, quyền xuất khẩu và nhập khẩu của DNCVĐTNN theo Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO về cơ bản là bình đẳng với doanh nghiệp không có vốn đầu tư nước ngoài, đáp ứng được nguyện vọng của DNCVĐTNN hoạt động trong lĩnh vực này. Quyền xuất khẩu chỉ là quyền đứng trên tờ khai hải quan để làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu, trong mọi trường hợp doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài sẽ không được tự động tham gia vào hệ thống phân phối trong nước. Và như phân tích ở trên, các cam kết sẽ không ảnh hưởng đến quyền của Việt Nam trong việc đưa ra các quy định để quản lý dịch vụ phân phối đặc biệt đối với các sản phẩm nhạy cảm như dược phẩm, xăng dầu, báo và tạp chí.
Đối với quyền phân phối
van phong luat su
GATS là hiệp định đa phương duy nhất điều chỉnh hoạt động thương mại dịch vụ quốc tế, tuy nhiên, không phải ngay lập tức mọi lĩnh vực dịch vụ đều phải vận dụng các nguyên tắc của GATS, mà tùy thuộc vào kết quả đàm phán và các cam kết trong lĩnh vực dịch vụ, một quốc gia sẽ thực thi mở cửa thị trường toàn diện hay hạn chế đối với một lĩnh vực dịch vụ cụ thể nào đó. Nếu các thành viên chưa hoặc không có cam kết riêng về giới hạn và điều kiện trong Biểu cam kết về một lĩnh vực nào đó thì không có nghĩa vụ phải thực hiện việc mở cửa thị trường đối với lĩnh vực này. Điều này đồng nghĩa, Việt Nam được quyền hạn chế việc tiếp cận thị trường phân phối của DNCVĐTNN theo lộ trình được cụ thể hóa trong Biểu cam kết về dịch vụ của Việt Nam với WTO để giúp các doanh nghiệp không có vốn đầu tư nước ngoài có thời gian để phát triển và nâng cao sức cạnh tranh của mình.
Theo Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ của Việt Nam với WTO thì nhà đầu tư nước ngoài vẫn được quyền tiếp cận thị trường phân phối Việt Nam thông qua bốn phương thức giống như quy định của GATS bao gồm phương thức cung cấp qua biên giới, tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài, cung cấp dịch vụ thông qua hiện diện thương mại, cung cấp dịch vụ thông qua hiện diện thể nhân đồng thời quy định dịch vụ phân phối bao gồm: dịch vụ đại lý hoa hồng, dịch vụ bán buôn, dịch vụ bán lẻ, dịch vụ nhượng quyền thương mại.
luat su hinh su gioi
Để đảm bảo điều kiện hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường phân phối Việt Nam trước thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ của Việt Nam với WTO quy định: "Các điều kiện về [...] phạm vi hoạt động quy định tại Giấy phép thành lập hoặc cho phép hoạt động hoặc cung cấp dịch vụ hoặc các hình thức chấp thuận tương tự khác của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam sẽ không hạn chế hơn so với mức thực tế tại thời điểm Việt Nam gia nhập WTO". Quy định này cho phép các DNCVĐTNN hoạt động tại Việt Nam trước thời điểm gia nhập WTO vẫn sẽ được hưởng các điều kiện và ưu đãi như trong Giấy phép đầu tư đã được cấp.
luật sư hình sự giỏi
Sau ngày Việt Nam gia nhập WTO, Việt Nam quy định một số hạn chế nhất định đối việc gia nhập thị trường phân phối. Cụ thể, kể từ ngày 11/01/2007, Việt Nam cam kết mở cửa các dịch vụ phân phối đối với tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và các sản phẩm nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam loại trừ khỏi cam kết những mặt hàng như thuốc lá, xì gà, sách, báo và tạp chí, băng đĩa video trên mọi phương tiện trung gian, kim loại và đá quý, các sản phẩm dược và thuốc, thuốc nổ, dầu đã qua chế biến và dầu thô, gạo, đường mía và đường củ cải vì "đây là những mặt hàng nhạy cảm mà Việt Nam chưa có ý định cho nước ngoài tham gia phân phối tại Việt Nam". Việc hạn chế về loại hàng hóa được phép phân phối này không áp dụng đối với các nhà phân phối có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam trước ngày 11/01/2007 (thời điểm Việt Nam gia nhập WTO) nếu Giấy phép đầu tư cho phép họ phân phối các mặt hàng này đồng thời hạn chế phân phối những loại mặt hàng này cũng sẽ được dỡ bỏ dần theo lộ trình.
luật sư bào chữa giỏi
Đối với bốn phương thức tiếp cận thị trường theo WTO, Việt Nam sẽ không mở cửa hoàn toàn mà tùy vào từng phương thức tiếp cận, Nhà nước sẽ quyết định mở cửa ở những mức độ nhất định.
luat su bao chua gioi
– Đối với phương thức cung cấp qua biên giới, dịch vụ phân phối được thực hiện thông qua dịch vụ nhượng quyền thương mại, đối với các dịch vụ còn lại Việt Nam chưa cam kết mở cửa tức là Việt Nam có thể áp dụng bất kỳ điều kiện nào đối với việc mở cửa thị trường ngoạitrừ phân phối các sản phẩm phục vụ nhu cầu cá nhân và phân phối các chương trình phần mềm máy tính hợp pháp phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc vì mục đích thương mại.
– Đối với phương thức tiêu dùng ở nước ngoài, Việt Nam cam kết không hạn chế đối với việc cung cấp dịch vụ phân phối thông qua phương thức này, tức là mở cửa hoàn toàn, không áp dụng các biện pháp hạn chế mở cửa thị trường hoặc đối xử quốc gia. Nguyên nhân vì hiện nay, phương thức này chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng sản lượng hàng hóa cung cấp.
luat su bao chua
– Đối với phương thức hiện diện thể nhân, Việt Nam vẫn chưa cam kết trừ những cam kết chung được nêu trong Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ của Việt Nam với WTO.
luật sư bào chữa
– Đối với phương thức hiện diện thương mại, Việt Nam cam kết không hạn chế ngoại trừ một số trường hợp được quy định trong Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ của Việt Nam với WTO sẽ được trình bày cụ thể sau đây:
luật sư uy tín
Thứ nhất, đối với dịch vụ đại lý hoa hồng, dịch vụ bán buôn, dịch vụ bán lẻ: ngay từ khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài sẽ được phép thành lập doanh nghiệp liên doanh với đối tác Việt Nam và tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 49%. Kể từ ngày 01/01/2008, hạn chế vốn góp 49% sẽ được bãi bỏ, Việt Nam cho phép thành lập liên doanh không hạn chế vốn nhưng không đồng nghĩa với việc cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài,...và phải đến ngày 01/01/2009, nhà đầu tư có quyền thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
luat su uy tin
Các DNCVĐTNN cung cấp các dịch vụ nói trên còn bị hạn chế trong việc phân phối một số mặt hàng. Kể từ ngày gia nhập, các DNCVĐTNN trong lĩnh vực phân phối sẽ được phép cung cấp dịch vụ đại lý hoa hồng, bán buôn, bán lẻ tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và các sản phẩm nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam ngoại trừ: xi măng và clinke, lốp (trừ lốp máy bay), giấy, máy kéo, phương tiện cơ giới, ôtô con và xe máy, sắt thép, thiết bị nghe nhìn rượu và phân bón. Kể từ ngày 01/01/2009, các DNCVĐTNN trong lĩnh vực phân phối sẽ được phép cung cấp dịch vụ đại lý hoa hồng, bán buôn, bán lẻ máy kéo, phương tiện cơ giới, ôtô con và xe máy. Trong vòng ba năm kể từ ngày gia nhập, các DNCVĐTNN trong lĩnh vực phân phối sẽ được phép cung cấp dịch vụ đại lý hoa hồng, bán buôn và bán lẻ tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam.
luật sư giỏi
Tuy nhiên, Việt Nam không cam kết về việc cho phép doanh nghiệp phân phối nước ngoài được lập chi nhánh để thực hiện các hoạt động đại lý hoa hồng, dịch vụ bán buôn, dịch vụ bán lẻ. Việc thành lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất sẽ được xem xét căn cứ vào kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) của địa bàn nơi đặt cơ sở bán lẻ và phụ thuộc vào cơ quan cấp phép có thẩm quyền của Việt Nam mà không được thực hiện tự do nên rất khó dự đoán trước được về khả năng được cấp phép. Cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào các tiêu chí chính: số lượng các nhà cung cấp dịch vụ đang hiện diện trong một khu vực địa lý, sự ổn định của thị trường và quy mô địa lý.
Thứ hai, đối với dịch vụ nhượng quyền thương mại, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài sẽ thành lập doanh nghiệp liên doanh với đối tác Việt Nam và tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 49%. Kể từ ngày 01/01/2008, hạn chế vốn góp 49% sẽ được bãi bỏ. Kể từ ngày 01/01/2009, nhà đầu tư sẽ được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Ngoài ra, doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền thương mại nước ngoài chỉ được phép mở chi nhánh tại Việt Nam sau thời hạn ba năm kể từ ngày gia nhập WTO với điều kiện trưởng chi nhánh phải là người thường trú tại Việt Nam.
luat su gioi
Cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO về mở cửa thị trường dịch vụ phân phối cho các nhà cung ứng dịch vụ nước ngoài đã thực sự mở cánh cửa vào thị trường này và phá thế độc quyền của các doanh nghiệp không có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên,chỉ chưa đầy ba năm sau thời điểm gia nhập WTO, Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ cho các nhà bán lẻ nước ngoài. Lộ trình này là khá ngắn so với lộ trình năm năm của các dịch vụ chuyển phát, chứng khoán, vận tải,... và còn ngắn hơn nữa so với rất nhiều ngành dịch vụ mà Việt Nam thậm chí không có cam kết gì về thời điểm mở cửa như các dịch vụ viễn thông cơ bản, dịch vụ nghe nhìn, phim ảnh, du lịch,...