Các công ty thuộc các loại hình sở hữu khác nhau sẽ có những đặc trưng pháp lý riêng biệt. Vì vậy, việc xây dựng cơ chế quản lý nội bộ cũng chịu sự chi phối từ những đặc trưng pháp lý của từng loại hình sở hữu. Với mục đích cung cấp thêm nguồn tư liệu, tôi xin trích đăng lại bài viết của Ts Ngô Hoàng Oanh (*) để quý doanh nghiệp tham khảo trong quá trình thiết kế cơ cấu quản lý nội bộ doanh nghiệp.
Công ty TNHH được liệt kê vào dạng công ty đối vốn nhưng nó có bản chất của cả công ty đối vốn lẫn đối nhân. Lịch sử hình thành và phát triển công ty thường theo hình thức tự phát, tức là các thương gia, trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình đã lập ra các hội buôn, rồi thành công ty, sau đó pháp luật mới thừa nhận và dần dần hoàn thiện quy chế pháp lý cho các công ty này. Nhưng đối với loại hình công ty TNHH thì lại khác hẳn. Nó không phải là sản phẩm của các thương gia mà là sản phẩm của các nhà làm luật, là kết quả của hoạt động luật pháp.
Các công ty TNHH đầu tiên trên thế giới ra đời vào năm 1892 ở Đức sau khi luật về Công ty TNHH được ban hành. Sở dĩ các nhà làm luật sáng tạo ra loại hình công ty này vì trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ bên cạnh những công ty cổ phần có quy mô đồ sộ đã xuất hiệu nhiều nhu cầu đầu tư vừa và nhỏ. Mô hình công ty cổ phần không thích hợp với khuynh hướng đầu tư vừa và nhỏ này. Trong khi đó các thành viên lại không muốn chịu trách nhiệm vô hạn như các thành viên công ty tư nhân và công ty hợp danh. Các nhà đầu tư vừa muốn tận dụng khả năng đối vốn của công ty cổ phần lại vừa không muốn chịu những chế độ quản lý khắt khe của công ty cổ phần. Họ muốn có một mô hình công ty hoàn toàn mới đáp ứng được các yêu cầu quy mô nhỏ, số lượng thành viên ít, quy chế pháp lý đơn giản và chịu trách nhiệm hữu hạn. Các nhà làm luật đã đáp ứng được nguyện vọng của các nhà đầu tư bằng việc sáng tạo ra mô hình mới: công ty trách nhiệm hữu hạn. Công ty TNHH đã kết hợp được ưu điểm về sự quen biết nhau giữa các thành viên của công ty đối nhân. Đồng thời nó cũng khắc phục được nhược điểm về quy chế quản lý phức tạp của công ty cổ phần và nhược điểm của việc không phân chia được rủi ro trong công ty hợp danh và công ty tư nhân.
Từ đặc điểm trên, cần lưu ý các yếu tố sau khi thiết kế cơ cấu quản lý nội bộ cho công ty TNHH:
Thứ nhất, cấu trúc vốn của công ty: luat su tim luat su
Công ty TNHH trước hết là công ty đối vốn. Vốn điều lệ chia thành từng phần, mỗi thành viên có thể góp nhiều, ít khác nhau. Các thành viên công ty chịu trach nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị điều hành trong công ty TNHH trước hết chịu ảnh hưởng của cơ cấu vốn góp của các thành viên trong công ty. Các quy định này được Luật Doanh nghiệp 2005 quy định rất cụ thể trong phần tổ chức, quản lý và điều hành công ty cổ phần:
-Tất cả thành viên góp vốn đều được tham gia Hội đồng thành viên (HĐTV) công ty, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. HĐTV được triệu tập họp theo yêu cầu của Chủ tịch HĐTV hoặc của thành viên hoặc nhóm thành viên sở hữu trên 25% vốn điều lệ hoặc một tỉ lệ nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định, trừ trường hợp công ty có một thành viên sở hữu trên 75% vốn điều lệ và Điều lệ công ty không quy định cụ thể thì các thành viên thiểu số hợp nhau lại đương nhiên có quyền yêu cầu triệu tập Hội đồng thành viên (khoản 2,2 Điều 41 Luật Doanh nghiệp năm 2005).
- Cuộc họp của HĐTV được coi hợp lệ khi có số thành viên tham dự đại diện ít nhất 75% vốn điều lệ. Nếu cuộc họp thứ nhất không đủ điều kiện thì cuộc họp thứ hai được tiến hành khi có số thành viên dự họp đại diện ít nhất 50% vốn điều lệ, nếu cuộc họp thứ hai không đủ điều kiện tiến hành thì cuộc họp thứ ba được tiến hành không phụ thuộc vào số thành viên dự họp và số vốn điều lệ được đại diện bởi số thành viên dự họp (Điều 1 Luật Doanh nghiệp 2005).
Các quyết định trong công ty được thông qua không dựa trên sự thống nhất của số lượng thành viên mà dựa trên số lượng vốn góp của các thành viên trong công ty:
Theo quy định điều 52 luật Doanh nghiệp 2005, HĐTV thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết và được thông qua khi được số phiếu đại diện ít nhất 65% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp chấp thuận hoặc một tỷ lệ cụ thể khác do công ty quy định. Đối với quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty, tổ chức lại, giải thể công ty cần phải có số phiếu đại diện công ty ít nhất 75% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp chấp thuận.
-Trong trường hợp quyết định của HĐTV được thông qua dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì phải được số thành viên đại diện ít nhất 75% vốn điều lệ chấp thuận hoặc một tỷ lệ cụ thể khác quy định tại Điều lệ công ty.
- Sự phân chia quyền lực trong công ty phụ thuộc vào số lượng vốn góp của các thành viên. Việc bầu Chủ tịch hội đồng thành viên, bầu Giám đốc hoặc Tổng giam đốc dựa trên cơ sở quyết định tập thể của toàn thể HĐTV. Tỷ lệ vốn góp của các thành viên tương ứng với số phiếu biểu quyết, vì vậy thành viên góp càng nhiều vốn càng có nhiều khả năng được bầu làm Chủ tịch HĐTV.
-Một trong những đặc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn khác biệt hoàn toàn với công ty cổ phần là phần vốn góp rất khó chyển nhượng ra bên ngoài. Chính đặc điểm này làm cho cơ cấu quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn ổn định hơn công ty cổ phần.
Thứ hai, cơ cấu thành viên của công ty: luật sư tìm luật sư
Cơ cấu thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn có những đặc điểm tạo nên sự khác biệt trong cơ chế quản lý công ty. Tuy là công ty đối vốn nhưng yếu tố đối vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn khác với yếu tố vốn của công ty cổ phần, vì trong công ty trách nhiệm hữu hạn, giống như công ty hợp danh, uy tín và tín nhiệm có vai trò quan trọng đối với các thành viên trong công ty. Khác với công ty cổ phần, trong đó số thành viên không hạn chế tối đa, số lượng thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn không vượt quá năm mươi. Điều này thể hiện yếu tố “đối nhân” của công ty trách nhiệm hữu hạn. Khác với công ty cổ phần là công ty thuộc dạng mở, công ty TNHH được coi là “hội kín”. Thành viên là những người quen biết nhau, tín nhiệm lẫn nhau. Việc chuyển nhượng vốn góp cho người ngoài công ty rất khó, thể hiện ở chỗ phải được sự đồng ý của các thành viên còn lại trong công ty. Điều đó đồng nghĩa với việc phải có sự đồng ý của các thành viên trong công ty thì một người bên ngoài mới được tham gia vào công ty. Điều 44 Luật Doanh nghiệp quy định thành viên công ty TNHH muốn chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác phải tuân theo trình tự nhất định:
-Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần thành viên trong công ty với cùng điều kiện.
- Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày chào bán.
Luật đã quy định rất chặt chẽ những trường hợp người ngoài công ty có được phần vốn đó của các thành viên trong công ty không qua chuyển nhượng phần vốn góp như: Tặng, cho, thừa kế ... Tại Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2005.
Trong trường hợp thành viên là cá nhân chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thànt viên đó là thành viện của công ty.
Trong trường hợp thành viên bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì quyền và nghĩa vụ của thành viên đó trong công ty được thực hiện thông qua người giám hộ.
Trong trường hợp các thành viên trong công ty muốn tặng, cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác thì người được tặng, cho chỉ được trở thành thành viên của công ty nếu là người có cùng huyết thống đến thế hệ thứ ba của thành viên công ty. Trường hợp người được tặng cho là người khác thì họ chỉ trở thành thành viên của công ty khi được HĐTV chấp thuận.
Trường hợp thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ thì người nhận thanh toán trở thành thành viên của công ty nếu được HĐTV chấp thuận. Trong trường hợp HĐTV không chấp thuận thì người nhận thanh toán chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp đó theo quy định tại Điều 44 nêu trên.
Để hạn chế người ngoài tham gia vào Công ty khi không có sự chấp thuận của HĐTV, luật quy định trong những trường hợp nàycông ty có trách nhiệm mua lại phần vốn góp đó hoặc phần vốn góp đó được chuyển nhượng cho các thnành viên trong công ty (Khoản 3 Điều 45 Luật doanh nghiệp 2005)
Cơ cấu thành viên ảnh hưởng đến chế độ quản lý của công ty còn thể hiện ở mô hình công ty TNHH một thành viên. Đối với công ty TNHH một thành viên là tổ chức, cơ cấu công ty phụ thuộc vào số lượng người đại diện được tổ chức chủ sở hữu bổ nhiệm. Trong trường hợp có ít nhất hai người được bổ nhiệm làm đại diện theo ủy quyền thì cơ cấu tổ chức của công ty bao gồm HĐTV, Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc) và kiểm soát viên. Trong trường hợp này, HĐTV bao gồm tất cả người đại diện theo ủy quyền. Trường hợp một người đại diện theo ủy quyền thì người đó làm chủ tịch công ty, trong trường hợp này cơ cấu tổ chức quản lý của công ty bao gồm chủ tịch công ty, giám đốc (hoặc tổng giám đốc) và kiểm soát viên.
Đối với công ty TNHH một thành viên là cá nhân thì cơ cấu tổ chức của công ty bao gồm chủ tịch công ty, giám đốc hoặc tổng giám đốc. Trong trường hợp này, cơ cấu tổ chức của công ty gần giống với cơ cấu tổ chức quản lý công ty tư nhân.
Cơ cấu thành viên chi phối đến cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH còn thể hiện ở chỗ số lượng thành viên ảnh hưởng đến việc thành lập ban kiểm soát hay không. Theo quy định tại Điều 46 Luật doanh nghiệp 2005 thì công ty TNHH có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập ban kiểm soát. Một loại hình công ty TNHH nữa Luật cũng bắt buộc thành lập ban kiểm soát là công ty TNHH một thành viên là tổ chức. Các loại hình công ty dưới 11 thành viên hoặc công ty TNHH một sở hữu là cá nhân không phải thành lập ban kiểm soát.
Thứ ba: Quy mô hoạt động của công ty TNHH luật sư giỏi
Công ty TNHH được nhà làm luật sáng tạo ra để phù hợp với công ty vừa và nhỏ, vì vậy, về bản chất công ty TNHH có quy mô hoạt động nhỏ.
Bài cùng chuyên mục: luật sư uy tín
► Quản lý nội bộ doanh nghiệp, yếu tố quyết định sự thành công luat su uy tin
luật sư doanh nghiệp luật sư bào chữa
ly hôn luật sư hôn nhân gia đình