Mua lại doanh nghiệp (Acquisition) là hoạt động trong đó một doanh nghiệp mua lại phần lớn hoặc toàn bộ tài sản hoặc vốn sở hữu của doanh nghiệp mục tiêu nhằm giành quyền kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp đó.
luật sư doanh nghiệ p
Thị trường mua bán doanh nghiệp thường có 4 kiểu mua lại doanh nghiệp: (i) Mua lại kiểu thân thiện (Friendly Takeover), (ii) Mua lại kiểu thù địch (Hostile Takeover), (iii)Mua lại kiểu thâu tóm ngược (Reverse Takeover), (iv) Mua lại kiểu Backflip (Backflip Takeover).
luat su doanh nghiep
Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu một số kiểu mua lại doanh nghiệp nêu trên.
1 Mua lại kiểu thân thiện (Friendly Takeover)
luật sư uy tín
Một thương vụ mua lại được xem là “thân thiện” khi nó được nhận được sự đồng thuận của Hội đồng quản trị của công ty bị mua lại. Thông thường, bên mua lại sẽ gửi một “đề nghị” tới Hội đồng quản trị của bên bị mua lại để xem xét và thông báo cho các cổ đông. Trong điều kiện lý tưởng, nếu như Hội đồng quản trị nhận thấy rằng việc chấp nhận thương vụ mua lại này sẽ đem lại nhiều lợi ích cho cổ đông hơn là từ chối nó, thì Hội đồng quản trị sẽ đề nghị các cổ đông chấp nhận thương vụ này và như vậy, một giao dịch mua lại kiểu thân thiện được hình thành.
van phong luat su
Tóm lại, một thương vụ mua lại được coi là thân thiện khi các bên “Thuận mua vừa bán”, các bên đều đạt được những mục tiêu riêng của mình.
văn phòng luật sư
Một trong những thương vụ mua lại được đánh giá là “thân thiện” tại Việt Nam trong thời gian gần đây là vụ Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (Masan consumer) chào mua công khai 50.11% cổ phần của Công ty cổ phần Cà phê Biên Hòa (Vinacafe). Với tỉ lệ như vậy, không khó để Masan chi phối hoạt động của Vinacafe- công ty có thị phần cà phê hòa tan lớn nhất cả nước- khoảng 40% thị phần, và là một thương hiệu nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà còn trên thế giới. Theo các báo cáo tài chính thường niên, tình hình kinh doanh của Vinacafe đang rất thuận lợi, hàng sản xuất ra đến đâu bán hết đến đó. Với 2 lĩnh vực kinh doanh khác nhau, họ cũng không phải là đối thủ cạnh tranh trong một thương vụ thâu tóm thù địch. Chính những thành quả kinh doanh đầy ấn tượng của Vinacafe mới là yếu tố hấp dẫn Masan đặt vấn đề cho một thương vụ mua lại, cũng như chính tầm nhìn và mục tiêu dài hạn của Vinacafe là yếu tố khiến họ đồng ý bán lại cổ phần cho Tập đoàn Hàng tiêu dùng nổi tiếng này. Ông Lê Hùng Dũng- Phó Tổng giám đốc Vinacafe cho biết, Vinacafe muốn trở thành 1 trong 10 công ty hoạt động trong ngành công nghiệp thực phẩm có giá trị vốn hóa lớn nhất Việt Nam vào năm 2015. Có lẽ đó chính là một trong những lý do khiến Ban lãnh đạo của Vinacafe chấp nhận một thương vụ mua lại “thân thiện” và “cùng phát triển”. Masan và Vinacafe không loại trừ nhau mà có những giá trị bổ sung cho nhau.
luật sư ly hôn
Thực chất, động cơ của các bên trong thương vụ này là gì?
Đóng vai trò là bên bán, có thể thấy động cơ của Vinacafe rõ ràng là để “tìm đối tác chiến lược”. Vinacafe có những lý do để tin rằng cuộc “hôn phối” với Masan sẽ đem lại cho họ những thuận lợi nhất định. Xét về tiềm lực tài chính, Masan là được đánh giá là một công ty nắm trong tay lượng tiền mặt lớn. Về cơ cấu ngành hàng, sản phẩm chủ lực của Masan là nước tương và mì gói- khá phù hợp với Vinacafe. Về mạng lưới phân phối, Masan có hơn 455.000 điểm bán lẻ rải rác trên khắp các vùng miền Việt Nam- một điều kiện tuyệt vời để cho Vinacafe “phủ sóng” sản phẩm của họ trên toàn quốc.
luat su ly hon
Về phía bên mua- Tập đoàn Masan- công ty này có thể có nhiều động cơ khác nhau. Động cơ thứ nhất, đó là đặt bước chân gia nhập vào ngành cà phê hòa tan và biến Masan thành một tập đoàn kinh doanh đa ngành hàng. Thương vụ thâu tóm này rõ ràng sẽ giúp Masan tiết kiệm thời gian và chi phí phát triển một sản phẩm mới thông qua việc tận dụng danh tiếng sẵn có của thương hiệu Vinacafe. Động cơ thứ hai thể hiện một bước đi có tính toán hơn của Masan nhằm niêm yết chứng khoán của mình trên thị trường quốc tế. Vì lẽ đó, có thể nói thương vụ này có một phần giống với hình thức mua lại kiểu Reverse mà tác giả sẽ trình bày rõ hơn trong phần sau.
chia tai san khi ly hon
2 Mua lại kiểu thù địch (Hostile Takeover)
Khác với một giao dịch mua lại thân thiện, trong giao dịch mua lại kiểu thù địch, kết quả của giao dịch là ý muốn đơn phương của bên mua lại và nằm ngoài ý chí của bên bị mua lại. Một giao dịch mua lại được coi là mang tính “thù địch” khi Hội đồng quản trị của công ty bị mua lại từ chối lời đề nghị của bên mua lại, tuy nhiên bên này vẫn tiếp tục theo đuổi thương vụ, hoặc tuyên bố một cách thẳng thừng về việc sẽ thực hiện thương vụ.
luat su hinh su
Câu hỏi được đặt ra là: Bên mua lại sẽ thực hiện thương vụ bằng cách nào? Có vài cách để bên mua lại thực hiện điều này. Ở mức độ nhẹ nhàng, bên mua lại sẽ chào mua công khai với mức giá cố định cao hơn giá thị trường của công ty bị mua lại. Ở một mức độ gay gắt hơn, bên mua lại có thể sẽ tham dự vào một “cuộc chiến” nhằm thay đổi Hội đồng quản trị của công ty, bằng cách thuyết phục các cổ đông, đặc biệt là các cổ đông lớn, thông qua quyết định thay thế những thành viên của Hội đồng không đồng ý giao dịch này bằng những thành viên mới dễ dàng chấp nhận nó. Một cách làm khác cũng được bên mua lại tính đến, đó là lặng lẽ mua đủ cổ phiếu của công ty mục tiêu được niêm yết trên thị trường mở ở một số lượng đủ để làm thay đổi quyết định của Hội đồng quản trị. Phương pháp này được gọi là “Thâu tóm một cách từ từ”. Trong tất cả các cách trên, những người quản lý công ty hoàn toàn không muốn giao dịch mua lại xảy ra, mặc dù vậy, nó vẫn xảy ra theo cách nào đó.
Đối với bên mua lại, hệ quả của một thương vụ mua lại để lại thường được xem xét ở khía cạnh thực tiễn hơn là pháp lý. Điển hình nhất là những vấn đề liên quan đến việc cung cấp thông tin của công ty mục tiêu. Trong trường hợp Hội đồng quản trị của công ty mục tiêu tỏ ra hợp tác, bên mua lại có thể kéo dài thời gian thương thảo để thực hiện một sự phân tích đầy đủ và toàn diện về tình hình tài chính của công ty mục tiêu, từ đó cho họ cơ hội để cân nhắc về giá cả của thương vụ. Ngược lại, nếu Hội đồng quản trị bất hợp tác trong việc cung cấp thông tin, bên mua lại chỉ có được một số lượng khiêm tốn những thông tin đã được công khai, và bên mua lại có thể sẽ phải trả giá cho thương vụ này bằng những rủi ro đã bị che giấu về tình hình tài chính của công ty mục tiêu. Hơn nữa, thông thường bên mua lại phải vay nợ từ ngân hàng để chi trả cho thương vụ, và có khả năng là ngân hàng sẽ từ chối cho vay nếu như họ cảm thấy những thông tin về công ty mục tiêu mà bên mua lại cung cấp cho họ là quá ít và không chắc chắn
luật sư hình sự
3 Thâu tóm ngược (Reverse Takeover)
Trên thị trường chứng khoán, thuật ngữ này còn được gọi là “Niêm yết cửa sau” (back-door listing). Niêm yếu cửa sau hay thâu tóm ngược được hiểu là việc một công ty chưa đủ điều kiện niêm yết đã dùng biện pháp mua lại để nắm quyền kiểm soát một công ty đã niêm yết và nghiễm nhiên được niêm yết trên thị trường chứng khoán bằng việc đổi tên cổ phiếu đã niêm yết. Nói cách khác, trong thương vụ này, những cổ phiếu được niêm yết sẽ mang lớp “vỏ” của công ty bị mua lại nhưng là “ruột” của công ty mua lại.
Đối với những công ty bị mua lại, lý do họ chấp nhận làm “vỏ” là có thể là do việc kinh doanh không hiệu quả, giá trị thị trường thấp, hoặc mong muốn tìm đối tác chiến lược, không loại trừ khả năng đây là những pháp nhân được lập ra để làm “vỏ” cho các công ty khác mượn để niêm yết cổ phiếu.
Đối với những công ty đi mua lại, có nhiều nguyên nhân khiến họ tìm cách niêm yết cửa sau. Thứ nhất, có thể họ muốn tránh các chi phí của việc niêm yết cửa trước (front-door listing) như chi phí tư vấn phát hành, luật sư, kế toán viên, công ty chứng khoán…Thứ hai, các công ty này muốn rút ngắn thời gian chờ được niêm yết, thông thường là 6 tháng, và giảm thiểu những phiền phức liên quan tới cơ quan quản lý khi niêm yết.
Quay trở lại với thương vụ Masan mua lại Vinacafe: Vào ngày 20.10.2011, công chúng nghe tin Vinacafe Biên Hòa ra báo cáo về việc thay đổi cổ đông lớn, đánh dấu thời điểm Masan hoàn tất việc mua 50.11% cổ phần của tập đoàn cà phê này. Và một tuần sau đó, các tờ báo đưa tin Masan Group đang cân nhắc việc đưa cổ phiếu ra niêm yết trên thị trường nước ngoài. Điều này cho thấy sự tính toán của Masan trong nước cờ “niêm yết quốc tế”.
Câu hỏi đặt ra là, pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về vấn đề này? Trước đây, hành vi thâu tóm ngược hay niêm yết cửa sau được thừa nhận ở hầu hết các thị trường chứng khoán như là một hoạt động kinh doanh bình thường, với điều kiện các bên liên quan phải thông báo và được sự chấp nhận của cơ quản quản lý nhà nước trước khi tiến hành. Gần đây, Thông tư 73/2013/BTC của Bộ Tài chính ra đời đã có những quy định khắt khe hơn. Cụ thể, tại Điều 3 và Điều 4 của Thông tư quy định công ty sau khi mua lại chỉ được phép tiến hành niêm yết cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội khi nào đáp ứng toàn bộ các điều kiện của công ty niêm yết mới, đồng thời bên mua lại phải có ít nhất 2 năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần tính đến thời điểm công ty hình thành sau khi mua lại được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bên cạnh đó là các điều kiện về tỉ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu, các điều kiện về kế toán, báo cáo tài chính…
4 Mua lại kiểu Backflip (Backflip Takeover)
Mua lại kiểu Backflip là một dạng mua lại mà ở đó công ty đi mua lại tự biến mình trở thành công ty con của công ty bị mua lại. Loại hình mua lại này xảy ra khi một công ty lớn hơn nhưng lại ít danh tiếng hơn mua lại một công ty đang khá chật vật về tài chính nhưng lại có danh tiếng lớn.
Một thương vụ mua lại kiểu Backflip có thể kể đến là vụ Tập đoàn Texas Air mua lại Continental Airlines. Texas Air là một công ty được thành lập tại Mỹ năm 1980 chuyên hoạt động trong lĩnh vực cung ứng và đầu tư về hàng không. Năm 1982, Texas Air đã mua lại Continental Airlines, nhưng sau nhiều lần cân nhắc, ban lãnh đạo Texas Air đã quyết định vẫn giữ lại tên Continental Arilines, bởi lẽ so với Texas Air, Continental Airlines là một thương hiệu danh tiếng hơn và ít mang tính địa phương cục bộ. Continental Airlines lúc này đang ở trong một tình trạng tài chính tồi tệ với các khoản nợ lớn. Thương vụ này không giúp Texas Air thành công hơn mà khiến họ lao đao trong tình cảnh nợ nần. Vào đầu những năm 90, công ty bị phân chia và bán cho 3 tập đoàn Scandinavian Airlines System , Ross Perot 's EDS (Electronic Data Systems) và Air Canada -led investment group. Đa số người ta quên đi tên gọi Texas Air mà chỉ còn nhớ nó là Continental Airline.
luat su