Hỏi: luật sư giỏi
Gia đình tôi mua 1 mảnh đất trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của chủ hộ ghi "Đất trồng cây lâu năm đến 2064". Tuy nhiên khi gia đình mua thì người bán đã san ủi và chia lô. Gia đình tôi đã thực hiện xong thủ tục chuyển nhượng và làm đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất. Phòng TNMT cấp huyện đã đưa vào "kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện để quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất" và hướng dẫn làm hồ sơ xin chuyển đổi xong, hồ sơ đã chuyển sang phòng một cửa. Nhưng lãnh đạo UBND huyện chỉ đạo phải xử phạt gia đình vì chuyển mục đích sử dụng đất trái phép khi chưa được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đất trước khi làm hồ sơ xin chuyển đổi sang đất ở vẫn nguyên trạng với tình trạng ban đầu đã mua (đất bị san ủi từ đồi dành cho trồng cây lâu năm).
Câu hỏi tôi muốn được tư vấn là:
Việc UBND cấp huyện xử phạt đối với gia đình người mua đất đúng hay là sai? (Phạt người bán có hành vi san ủi đất hay phạt gia đình tôi khi mua lại mảnh đất đó?).
Trả lời:
Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính, Điều 1 Nghị định 81//2013/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung theo Nghị định số 97/2017/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính và Điều 2 Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính là người “có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai hoặc trong việc thực hiện các hoạt động dịch vụ về đất đai ” . Khoản 2, Điều 1 Luật xử lý vi phạm hành chính xác định “ Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính ”
luật sư đất đai
Như vậy có thể khẳng định rằng, chỉ người nào "thực hiện hành vi vi phạm" mới là đối tượng xử phạt. Đối chiếu với các quy định của pháp luật, Anh/chị không có hành vi vi phạm “.hoạt động dịch vụ về đất đai”. Do vậy chỉ khi Anh/chị có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai mới là đối tượng xử lý vi phạm.
văn phòng luật sư
Thông tin câu hỏi Anh/chị cho biết “Đất trước khi làm hồ sơ xin chuyển đổi sang đất ở vẫn nguyên trạng với tình trạng ban đầu đã mua” . Từ thông tin trong câu hỏi Tôi hiểu rằng sau khi “làm hồ sơ xin chuyển đổi sang đất ở ” Anh/chị đã có hành vi làm thay đổi nguyên trạng nhưng không nêu rõ làm gì. Do không có đủ dữ liệu nên căn cứ theo quy định của pháp luật, tôi trả lời theo 02 tình huống:
luật sư bào chữa
Nếu Anh chị mới làm, nộp hồ sơ xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất, khi chưa được chấp thuận (đang trong quá trình thụ lý, giải quyết hồ sơ) Anh/chị đã có hành vi như xây dựng nhà ở, đào ao nuôi cá…hoặc hành vi khác thay đổi mục đích sử dụng đất từ trồng cây lâu năm sang mục đích khác thì dù việc san ủi là do chủ sử dụng trước thực hiện, Anh/chị vẫn thuộc đối tượng bị xử phạt về hành vi vi phạm chuyển mục đích sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
luật sư hình sự
Nếu từ khi nhận chuyển nhượng, làm, nộp hồ sơ xin chuyển đổi mục đích, trong thời gian chờ được chấp thuận Anh /chị vẫn để nguyên trạng, chưa có hành vi nào làm thay đổi mục đích sử dụng đất hoặc có hành vi nhưng phù hợp mục đích sử dụng (ví dụ: trồng cây lâu năm) thì không có căn cứ để xử phạt Anh/chị về hành vi Chuyển mục đích sử dụng đất
thuê luật sư
Ngoài ra, để xác định việc xử phạt đúng hay sai thì còn liên quan đến vấn đề thời hiệu, thẩm quyền, điều luật áp dụng, trình tự, thủ tục v.v…Đọc nội dung câu hỏi Tôi hiểu rằng việc xử phạt Anh/chi mới ở dạng “chỉ đạo” của lãnh đạo UBND huyện, nghĩa là Anh/chị mới chỉ nghe thông tin nói lại chứ chưa có cơ sở chính xác, cơ quan chức năng chưa xử phạt. Để xử phạt thì cơ quan chức năng còn phải tiến hành các thủ tục như lập biên bản vi phạm, chứng minh hành vi vi phạm theo quy định tại Điểm đ Khoản 2, Điều 3 và Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính… Do không có hồ sơ, quyết định xử phạt, chưa biết chính xácAnh/chị đã có hành vi gì thay đổi hiện trạng và UBND huyện chưa xử phạt nên chúng tôi không thể trả lời cụ thể UBND huyện xử phạt đúng hay sai. Trường hợp Cơ quan chức năng xử phạt mà không chứng minh được hành vi vi phạm thì Anh/chị có quyền khiếu nại/khởi kiện, chứng minh mình không có hành vi vi phạm theo quy định tại Điểm đ Khoản 2, Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính.
luật sư nhà đất
Ghi chú: Nghị định 102/2014/NĐ-CP hết hiệu lực và được thay thế bởi Nghị định 91/2019/NĐ-CP từ ngày 05/01/2020. Tuy nhiên căn cứ vào thời điểm đặt câu hỏi thì Tôi hiểu rằng thời điểm vi phạm (nếu có) trước ngày 05/01/2020 nên chúng Tôi viện dẫn Nghị định 102/2014/NĐ-CP.
Luật sư Phạm Tuấn Anh
luật sư