So với Bộ Luật dân sự năm 2005, Bộ luật dân sự (sau đây viết tắt là BLDS) được Quốc hội thông qua vào cuối năm 2015, có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 đã có những sửa đổi cơ bản những quy định chung về hợp đồng.
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc một số nội dung mới liên quan đến phần giao kết hợp đồng.
luật sư giỏi
♦ Thay đổi khái niệm hợp đồng. Theo Điều 388 BLDS 2005, “hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên”. Tuy nhiên, quy định này thể hiện phạm vi khá hẹp, chưa bao quát được phạm vi áp dụng của BLDS là “quy định địa vị pháp lý...quyền, nghĩa vụ ... trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động” (Điều 1 BLDS 2005). Khái niệm về hợp đồng dân sự cho thấy những quy định về hợp đồng dường như chỉ áp dụng trong quan hệ dân sự, trong khi những quy định của BLDS là quy định chung và có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác trong đời sống. Để khắc phục nhược điểm này, Điều 385 BLDS 2015 quy định “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. So với BLDS 2005, Bộ luật mới bỏ từ “dân sự”, chính vì vậy khái niệm hợp đồng mang tính bao quát, rộng hơn so với quy định cũ. Đồng thời nhằm để tránh sự phân biệt máy móc giữa hợp đồng dân sự với hợp đồng kinh tế hay hợp đồng thương mại v.v… và bảo đảm rằng BLDS là luật chung điều chỉnh mọi quan hệ hợp đồng.
luat su
♦ Về đề nghị giao kết hợp đồng . Trong đó có thể thấy khái niệm về đề nghị giao kết hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 390 BLDS 2005 còn chưa cụ thể, rõ ràng, dẫn đến gây nhiều khó khăn cho quá trình áp dụng, cụ thể “Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể”.
luật sư
Thông thường nội dung của một thư chào hàng đã cho thấy hành động “sẵn sàng” giao kết hợp đồng từ phía doanh nghiệp, đồng nghĩa với việc họ mong đợi giao kết hợp đồng từ phía đối tác, tức là đã thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, đây chỉ là điều kiện “cần” chứ chưa “đủ” cho một đề nghị giao kết hợp đồng. Vì để được xem là lời đề nghị giao kết hợp đồng và bên đề nghị chỉ chịu sự ràng buộc về đề nghị của mình “đối với bên đã được xác định cụ thể”. Thực tế, quy định này có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau. Một là, lời đề nghị phải được gửi đến bên được đề nghị cụ thể, chứ không phải chung chung. Hai là, đề nghị không gửi đến “đích danh” một chủ thể nào nhưng lời đề nghị có nêu rõ nội dung và chủ thể được đề nghị.
van phong luat su
Khác so với BLDS 2005, khoản 1 Điều 386 BLDS 2015 quy định “đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng”. Có thể thấy rằng với quy định mới này đã lược bỏ cụm từ “cụ thể”, nghĩa là chỉ cần gửi tới bên đã được xác định, đồng thời mở rộng thêm chủ thể là “công chúng”. Như vậy, với quy định mới, khái niệm “đề nghị giao kết hợp đồng” mang tính bao quát và phù hợp hơn cho thực tiễn áp dụng. Bởi cụm từ “cụ thể” dường như là không cần thiết, đồng thời có thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau như đã phân tích nêu trên.
văn phòng luật sư
Nhìn từ quy định này chúng ta thấy rằng: Một đề nghị giao kết hợp đồng phải thỏa mãn các yếu tố: thể hiện rõ ý định giao kết, phải có sự ràng buộc về mặt pháp lý đối với bên được đề nghị và bên được đề nghị phải được xác định hoặc tới công chúng.
luật sư uy tín
Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng. Khi bên được đề nghị nhận được đề nghị giao kết hợp đồng, nếu đề nghị giao kết hợp đồng có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó. Vậy trong trường hợp nếu bên đề nghị không ấn định thời hạn trả lời thì sẽ như thế nào? Vấn đề này chưa được nêu trong BLDS 2005. BLDS 2015 (khoản 1 Điều394) đã bổ sung thêm quy định này, theo đó khi bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý. Quy định mới này đã lấp được “khoảng trống” cho trường hợp khi đề nghị giao kết không nêu thời hạn.
luat su uy tin
Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Sau khi đề nghị được chuyển đến người nhận, người này có thể trả lời chấp nhận, từ chối hoặc sửa đổi đề nghị. Tuy nhiên, cũng có trường hợp trong quá trình giao kết, đôi khi một bên không nói rõ quan điểm của mình. Nói cách khác, họ đã im lặng trong thời điểm này. Như vậy, im lặng có được xem là giao kết hợp đồng hay không? Vấn đề này đã tồn tại trong BLDS 2005, tuy nhiên đến BLDS 2015 đã được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp hơn. Theo đó, Điều 393 BLDS 2015 có bổ sung thêm quy định mới mà trước đó chưa tồn tại trong BLDS 2005: “Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên”.
luat su hinh su
Thời điểm giao kết hợp đồng. Theo quy định tại Điều 404 BLDS 2005 về thời điểm giao kết hợp đồng dân sự thì: Hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết. Tuy nhiên, khoản 2, khoản 4 Điều 400 BLDS 2015 đã được sửa đổi khác so với quy định BLDS 2005: Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó. Như vậy, BLDS 2005 chỉ nêu về trường hợp im lặng là giao kết nếu trong hợp đồng các bên có thoả thuận, nhưng không có quy định về thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng. BLDS 2015 quy định rõ ràng hơn khi đưa ra quy định thời hạn của “im lặng là đồng ý” là thời điểm cuối cùng của thời hạn theo thoả thuận trước đó bởi các bên.
luật sư hình sự
Khoản 4 Điều 400 BLDS 2005 quy định “thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản”. Như vậy, khoản 4 chỉ đề cập tới một hình thức chấp nhận trên văn bản là chữ ký nhưng trong thực tế có thể có chấp nhận hợp đồng theo hình thức khác như điểm chỉ, đóng dấu. Điều 400 BLDS 2015 đã bổ sung “thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản”.
luat su bao chua
Mặt khác, theo quy định tại khoản 3, 4 BLDS 2005 : “Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản”. Điều luật trên đề cập tới xác định thời điểm hợp đồng được giao kết bằng lời nói và bằng văn bản. Trong thực tế thường xảy ra rất nhiều trường hợp hợp đồng giao kết bằng miệng nhưng được xác nhận lại bằng văn bản, nên quy định nêu trên là không còn phù hợp. Khắc phục nhược điểm này, khoản 3, 4 Điều 400 BLDS 2015 quy định “Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.Trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng được xác định bằng lời nói.
luật sư bào chữa
♦ Điều kiện chung trong giao kết hợp đồng . Điều 406 quy định: Điều kiện giao dịch chung là những điều khoản ổn định do một bên công bố để áp dụng chung cho bên được đề nghị giao kết hợp đồng; nếu bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng thì coi như chấp nhận các điều khoảnnày. Điều kiện giao dịch chung chỉ có hiệu lực với bên xác lập giao dịch trong trường hợp điều kiện giao dịch này đã được công khai để bên xác lập giao dịch biết hoặc phải biết về điều kiệnđó. Trình tự, thể thức công khai điều kiện giao dịch chung thực hiện theo quy định của pháp luật. Điều kiện giao dịch chung phải bảo đảm sự bình đẳng giữa các bên. Trường hợp điều kiện giao dịch chung có quy định về miễn trách nhiệm của bên đưa ra điều kiện giao dịch chung, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì quy định này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuậnkhác.
luat su ly hon
Đây là quy định hoàn toàn mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005. Thực tế, ngày nay quan hệ hợp đồng phát triển ngày càng đa dạng, những chủ thể tham gia hợp đồng thường giao kết số lượng hợp đồng lớn, nên họ thường đưa ra những điều kiện chung nhằm áp dụng chung đối với các khách hàng của mình. Mặt khác, nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, trong một số lĩnh vực pháp luật quy định phải đăng ký điều kiện giao dịch chung.
luật sư ly hôn
Thông thường, bên đưa ra điều kiện chung là bên mạnh thế, nên, nhằm tránh trường hợp một bên đưa ra các điều kiện áp dụng trái với quy định của pháp luật, “lấn át” bên yếu thế, cần thiết phải có quy định minh thị đối với vấn đề này. Hơn nữa, hiện nay chỉ có luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quy định về vấn đề này; còn pháp luật chuyên ngành thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như xây dựng, hàng không, hàng hải, bảo hiểm, ngân hàng, du lịch v.v... chưa có quy định cụ thể mà dường như chỉ được đưa ra bởi chính các chủ thể kinh doanh. Vì vây, việc bổ sung kịp thời quy định này trong BLDS 2015 là phù hợp.
luat su thua ke
Có thể đưa ra một số đặc điểm về nội dung điều kiện giao dịch chung như sau:
luật sư thừa kế
Thứ nhất, điều kiện giao dịch chung là những quy định, quy tắc, điều kiện ổn định do một bên trong quan hệ hợp đồng thiết lập từ trước. Thông thường, những quy định này được ban hành một cách đơn phương mà không phải thông qua sự thoả thuận với bên đối tác. Hay nói cách khác, điều kiện giao dịch chung chỉ thể hiện ý chí của một bên trong quan hệ hợp đồng và phục vụ chủ yếu cho mục đích mà bên đề nghị giao kết đưa ra đối với bên được đề nghị. Các quy tắc điều kiện này mang tính ổn định, lâu dài.
luat su nha dat
Thứ hai, điều kiện giao dịch chung có sự ràng buộc pháp lý đối với bên được đề nghị nếu bên này đã chấp nhận các điều khoản do bên đề nghị đưa ra và không thể thay đổi, sửa chữa hay huỷ bỏ các quy tắc, quy định này được.
luật sư nhà đất
Thứ ba, điều kiện giao dịch chung chỉ có hiệu lực với bên xác lập giao dịch trong trường hợp điều kiện giao dịch này đã được công khai để bên xác lập giao dịch biết hoặc phải biết về điều kiện đó. Đây là quy định chung trong giao kết nhằm bảo vệ quyền lợi cho bên đối tác trong giao dịch không tham gia vào việc đưa ra các điều kiện chung, pháp luật giới hạn hiệu lực của điều kiện chung chỉ có hiệu lực khi được thể hiện công khai và bên xác lập giao dịch vốn đã biết từ trước đó. Quy định này là cần thiết bởi lẽ hiện nay trong quan dân sự, thương mại; bên bán thường công khai điều kiện chung tại các địa điểm bán hàng nhưng cũng không ít trường hợp các quy tắc, quy định chung này chỉ được phổ biến rất hạn chế, dẫn đến trong nhiều trường hợp chỉ khi có tranh chấp xảy hay khi người tiêu dùng có yêu cầu thì họ mới có thể tiếp cận được với các điều kiện giao dịch chung này.
Thứ tư, điều kiện giao dịch chung phải bảo đảm sự bình đẳng giữa các bên. Trường hợp điều kiện giao dịch chung có quy định về miễn trách nhiệm của bên đưa ra điều kiện giao dịch chung, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì quy định này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Như đã phân tích, điều kiện giao dịch chung được bên đề nghị lập sẵn, bên được đề nghị không thể trực tiếp đàm phán, thoả thuận các điều khoản và khi đã xác lập đồng nghĩa với việc phải chấp nhận các các điều kiện giao dịch một cách bị động, dễ dẫn đến rủi ro, nên về nguyên tắc thì các điều kiện chung này phải đảm bảo sự bình đẳng.
Cần phân biệt điều kiện chung trong giao kết hợp đồng khác với điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Theo đó điều kiện có hiệu lực của hợp đồng là tổng hợp những yêu cầu pháp lý nhằm đảm bảo cho hợp đồng được lập đúng bản chất đích thực của nó; điều kiện giao dịch chung trong giao kết hợp đồng là những điều khoản mang tính ổn định do một bên đưa ra để áp dụng chung cho bên được đề nghị giao kết hợp đồng; nếu bên được đề nghị đã đồng ý chấp nhận giao kết hợp đồng thì coi như chấp nhận các điều khoản này.
Bên cạnh đó, cũng cần phân biệt điều kiện giao dịch chung và hợp đồng theo mẫu. Hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung đều giống nhau ở mục đích sử dụng. Một là, sự ra đời của hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung với tính chuẩn hoá và ổn định cao, nhằm mục đích giúp cho việc giao kết hợp đồng trở nên thuận tiện và dễ dàng, tiết kiệm được thời gian, chi phí cho các bên khi tham gia giao kết hợp đồng. Hai là, cũng giống với điều kiện giao dịch chung, mặc dù được coi là hợp đồng nhưng bên được được đề nghị trong giao kết hợp đồng không có điều kiện để đàm phán các điều khoản trong đó mà chỉ có thể hoặc là chấp nhận toàn bộ hợp đồng hoặc là từ chối giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, giữa hai khái niệm có sự khác nhau cơ bản ở chỗ nếu hợp đồng theo mẫu mang bản chất của hợp đồng nói chung là sự thoả thuận, thống nhất giữa các bên, thì điều kiện giao dịch chung là những quy tắc, quy định thể hiện ý chí đơn phương của bên đề nghị đã được thiết lập từ trước. Hợp đồng theo mẫu không phải là những quy tắc, quy định mà là những điều khoản do một bên soạn thảo để giao dịch với đối tác.
Luật sư Phạm Tuấn Anh
Giám đốc Công ty luật B.N.C & Cộng sự