Giao – nhận hàng hóa là nghĩa vụ cơ bản, đầu tiên của các bên trong quan hệ Hợp đồng mua bán hàng hóa (HĐMBHH) nhằm hiện thực hóa những lời thỏa thuận trên giấy tờ bằng những hành vi cụ thể. Trong nghĩa vụ giao – nhận hàng hóa, giao hàng là nghĩa vụ cơ bản của bên bán và nhận hàng là nghĩa vụ cơ bản của bên mua. Cụ thể, pháp luật cũng đã quy định rõ bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng, trường hợp không có thỏa thuận cụ thể, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan theo quy định của Luật Thương mại năm 2005 (LTM 2005). Như vậy, dù các bên có thỏa thuận hay không, pháp luật vẫn quy định giao hàng là một nghĩa vụ bắt buộc đối với bên bán. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu bên bán không giao hàng thì bên mua không thể thực hiện các cam kết tiếp theo như nhận hàng, thanh toán. Do vậy, giao hàng là nghĩa vụ cơ bản nhất, cũng là bước tiên quyết trong việc hiện thực hóa hợp đồng.
Song song với nghĩa vụ giao hàng của bên bán là nghĩa vụ nhận hàng của bên mua. Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng theo thỏa thuận và thực hiện những công việc hợp lý để giúp bên bán giao hàng. Như vậy, không chỉ có nghĩa vụ nhận hàng, bên mua còn phải thực hiện những công việc hợp lý tạo sự thuận lợi cho việc giao hàng của bên bán. Các công việc hợp lý như sắp xếp kho bãi, bố trí người nhận hàng, thông tin cụ thể các vấn đề đó cho bên bán… trước khi bên bán giao hàng.
luat su gioi
Việc bên bán không giao hàng hoặc bên mua không nhận hàng đều có thể cấu thành vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng và phải chịu các chế tài do LTM 2005 quy định.
luật sư giỏi
Các vấn đề quan trọng liên quan đến việc giao nhận hàng hóa là thời gian và địa điểm giao nhận. Các vấn đề này có thể do các bên thỏa thuận trong hợp đồng hoặc nếu không thỏa thuận, thì áp dụng quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:
Thời gian giao nhận hàng hóa
luat su uy tin
Trong hợp đồng mua bán, yếu tố thời gian luôn được đề cao và coi trọng. Tiến độ sản xuất, hiệu quả và lợi nhuận kinh doanh liên quan đến đối tượng trong hợp đồng hầu hết chịu ảnh hưởng từ việc bên bán có giao hàng đúng hẹn hay không. Chính bởi vậy, khi giao kết hợp đồng, thời gian giao hàng là một trong những chi tiết các bên phải thỏa thuận rõ ràng.
luật sư uy tín
Các bên có thể thỏa thuận với nhau về việc giao hàng trong một thời hạn hay tại một thời điểm. Thời hạn giao hàng là một khoảng thời gian được ấn định cụ thể mà bên bán có quyền giao hàng bất kì lúc nào trong thời hạn đó mà không bị coi là vi phạm hợp đồng, và bên bán phải có nghĩa vụ nhận hàng. Ví dụ, hai bên thỏa thuận với nhau: bên bán sẽ thực hiện việc giao hàng trong thời gian từ ngày 15/8/2014 đến ngày 25/8/2014. Như vậy trong khoảng thời gian từ ngày 15 đến ngày 25 tháng 8 năm 2014, bên bán có quyền giao hàng vào bất kì ngày nào và phải thông báo trước cho bên mua. Thời điểm giao hàng là thời điểm cụ thể trong ngày mà khi đến thời điểm đó, bên bán có nghĩa vụ giao hàng.
van phong luat su
Liên quan đến thời gian giao hàng, pháp luật Thương mại cũng quy định rõ, bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kì thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua. Đây là một quy định hoàn toàn mới so với pháp luật Thương mại trước đây. Trước đây pháp luật quy định thời điểm giao hàng là nội dung bắt buộc các bên phải thỏa thuận trong hợp đồng nên trong quá trình thực hiện, pháp luật chỉ yêu cầu “người bán phải giao hàng… đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng”. Với cách quy định như vậy, pháp luật đã hoàn toàn để cho các bên tự thỏa thuận và thực hiện. Tuy nhiên, với hoạt động diễn ra thường xuyên và sôi động như mua bán hàng hóa, thì việc kiểm soát sự thỏa thuận và thực hiện của các bên là vô cùng cần thiết, giúp hoạt động này diễn ra một cách thuận lợi và hạn chế rủi ro. LTM 2005 đã làm được điều này, bằng cách vẫn tôn trọng thỏa thuận của các bên nhưng bên cạnh đó, luật đã định hướng cho các bên trình tự thực hiện trong trường hợp các bên thỏa thuận không rõ hoặc không có thỏa thuận, hạn chế tối đa việc xảy ra các tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng.
văn phòng luật sư
Trường hợp các bên không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng và cần thông báo trước cho bên mua. Như vậy, nghĩa vụ giao hàng của bên bán cũng bao gồm cả một số quyền nhất định, đó là quyền được giao hàng vào “bất kì thời điểm nào trong thời hạn” và được quyền giao “trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng” và phải thông báo cho bên mua. Điều đó cho thấy, trong việc giao hàng, bên bán nắm quyền chủ động nhiều hơn. Quy định này cũng phù hợp với tinh thần của Công ước viên 1980. Theo quy định của Công ước, bên bán có thể giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong khoảng thời gian được hợp đồng ấn định hay có thể xác định được khoảng thời gian giao hàng bằng cách tham chiếu vào hợp đồng, nếu như không thể căn cứ vào các tình tiết để biết ngày giao hàng mà người mua ấn định là ngày nào; trong trường hợp khác, bên bán có thể giao hàng trong một thời gian hợp lý sau khi hợp đồng được ký kết. Cũng theo Công ước, nếu hoàn cảnh cho thấy cần thiết phải để người mua quy định ngày giao hàng thì quyền chủ động này lại thuộc về người mua.
Bên cạnh quy định về giao hàng đúng thời gian, pháp luật cũng có quy định trong trường hợp bên bán giao hàng quá sớm. Giao hàng quá sớm là trường hợp giao hàng trước thời hạn hay thời điểm đã thỏa thuận, lúc này bên mua có quyền nhận hoặc không nhận hàng nếu các bên không có thỏa thuận khác. Nếu bên mua nhận hàng, bên bán vẫn phải chịu chi phí bảo quản cho tới đúng thời hạn hoặc thời điểm giao hàng, vì lúc này, quyền sở hữu hàng hóa vẫn thuộc bên bán, chưa chuyển giao qua cho bên mua. Bên mua nhận hàng hóa trong trường hợp này với tư cách là “người giữ hộ”. Nếu bên mua không nhận hàng, bên bán vẫn giữ hàng hóa và đến hạn giao hàng đã thỏa thuận, tiến hành giao hàng cho bên mua. Lúc này, nếu hàng hóa đảm bảo đúng và đầy đủ như đã thỏa thuận, bên mua không có quyền từ chối nhận hàng.
tìm luật sư giỏi
Việc từ chối nhận hàng của bên mua khi bên bán giao hàng trước thời hạn (trường hợp thứ nhất) được phân biệt với việc từ chối nhận hàng khi bên bán giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng (trường hợp thứ hai). Trong trường hợp thứ nhất, hàng hóa bên bán giao đảm bảo đúng với những gì đã thỏa thuận về đối tượng, số lượng và chất lượng, bên mua chỉ từ chối nhận hàng vì bên bán vi phạm về thời gian giao hàng; khi đến hạn, bên bán giao hàng lại, bên mua không được từ chối mà phải có nghĩa vụ nhận hàng. Trong trường hợp thứ hai, bên bán từ chối nhận hàng vì hàng hóa không phù hợp với hợp đồng (không đúng đối tượng, không đủ số lượng,…), bên bán có thể phải bồi thường thiệt hại nếu hành vi giao hàng không phù hợp gây thiệt hai cho bên mua.
Đối với vấn đề giao hàng muộn, tuy pháp luật Thương mại hiện hành không có quy định, nhưng đó cũng là một vấn đề có thể xảy ra trên thực tế. Trước đây, vấn đề này được quy định trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989: “Khi một bên thực hiện hợp đồng kinh tế chậm so với thời hạn ghi trong hợp đồng thì bên bị vi phạm có quyền không nhận sản phẩm, hàng hoá dù đã hoàn thành; có quyền đòi phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại”. Tuy hiện nay quy định này đã không còn được áp dụng nhưng từ đó cũng có thể suy ra khái niệm giao hàng muộn. Theo đó, giao hàng muộn là giao hàng sau thời hạn hoặc thời điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng. Hành vi đó cũng cần phải được coi là hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên bán, bên mua cũng cần phải được quyền lựa chọn giữa các cách giải quyết “hoặc nhận hàng hóa, bắt phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại như trường hợp không thực hiện hợp đồng hoặc nhận hàng hóa và bắt phạt vi phạm thời gian thực hiện hợp đồng và bồi thường thiệt hại”.
luat su goi tphcm
Tương ứng với thời gian giao hàng của bên bán là nghĩa vụ nhận hàng của bên mua. Trước đây, pháp luật quy định nghĩa vụ nhận hàng của bên mua: Khi một bên từ chối tiếp nhận hàng hóa đã hoàn thành theo đúng hợp đồng thì bên kia có quyền đòi phạt vi phạm hợp đồng, đòi bồi thường các phí tổn bảo quản, chuyên chở và thiệt hại khác do việc không tiếp nhận gây ra. LTM 2005 tuy không quy định về nghĩa vụ nhận hàng nhưng có thể áp dụng quy định của BLDS 2005 về chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ dân sự, theo đó khi bên bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng đúng thời gian, địa điểm, thì bên mua phải có nghĩa vụ tiếp nhận, nếu bên mua không nhận vào thời điểm đó thì bên bán có nghĩa vụ phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo quản tài sản và có quyền yêu cầu bên mua thanh toán chi phí hợp lý. Và thiết nghĩ, hành vi chậm nhận hàng của bên mua cũng phải bị coi là vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng, và nếu gây ra thiệt hại cho bên bán thì bên mua phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Địa điểm giao nhận hàng hóa
luat su
Địa điểm giao nhận hàng hóa chính là nơi mà các bên tiến hành hoạt động giao - nhận hàng. Việc xác định địa điểm giao hàng có ý nghĩa quan trọng, “bởi vì nó liên quan đến chi phí vận chuyển và gánh chịu rủi ro trong khi vận chuyển”. Trong hợp đồng, nếu các bên có thỏa thuận về địa điểm giao hàng thì thực hiện theo sự thỏa thuận của các bên. Nhưng nếu trong hợp đồng các bên không có sự thỏa thuận, thì địa điểm giao hàng được xác định như sau
i. Trường hợp hàng hóa là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hóa đó;
luật sư
ii. Trường hợp hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hóa thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên;
iii. Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hóa, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hóa thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó;
iv. Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán.
Quy định tại LTM 2005 về địa điểm giao nhận hàng hóa là một quy định hoàn toàn mới so với LTM 1997. Nhưng trước LTM 1997, Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế cũng đã quy định về vấn đề này, cụ thể Pháp lệnh cho phép các bên có quyền thỏa thuận địa điểm giao nhận phù hợp với điều kiện thực tế, thuận tiện và có lợi cho các bên; Nếu trong hợp đồng không có sự thoả thuận của các bên và không có quy định của pháp luật đối với địa điểm của loại hợp đồng đó, thì địa điểm giao nhận được xác định là kho chính của bên giao hàng, bán hàng và giao trên phương tiện vận chuyển của bên đặt hàng, mua hàng.
Như vậy, nếu so sánh giữa quy định của Pháp lệnh và của LTM 2005 thì quy định của LTM hiện hành đã mở rộng ra các địa điểm giao nhận hàng hóa rất nhiều, chứ không còn bó hẹp là tại kho chính của bên bán và giao hàng trên phương tiện của bên mua nữa. Quy định này cũng phù hợp với tình hình thực tế khi hoạt động mua bán giữa các chủ thể liên quan đến rất nhiều đối tượng khác nhau, có thể là động sản, có thể là vật gắn liền với đất đai… Khi mua bán hàng hóa là vật gắn liền với đất đai thì quy định địa điểm giao hàng hóa là kho chính của bên bán không còn khả thi. Hơn nữa, không phải mọi hợp đồng mua bán bên mua đều có quy định về vận chuyển hàng hóa, hoặc nếu có, cũng không phải lúc nào bên mua cũng chịu trách nhiệm vận chuyển. Từ đó cho thấy, quy định về địa điểm giao hàng trong LTM 2005 hợp lý và khả thi hơn rất nhiều.
Nếu các bên có thỏa thuận về địa điểm giao hàng thì thực hiện giao, nhận theo đúng thỏa thuận đó. Nếu không có thỏa thuận thì từng tùy trường hợp mua bán cụ thể, áp dụng quy định của pháp luật. Nếu các bên không tiến hành giao, nhận đúng địa điểm dẫn đến việc giao, nhận chậm gây ra thiệt hại thì bên vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó.
Tóm lại, thời gian và địa điểm giao hàng có ý nghĩa quan trọng, trước tiên trong việc tạo thuận lợi cho các bên giao, nhận hàng hóa; sau đó là căn cứ trong việc xác định một bên đã hay chưa hoàn thành nghĩa vụ giao, nhận hàng; và cuối cùng là căn cứ xác định trách nhiệm của mỗi bên nếu có sự vi phạm điều khoản này.
Giao, nhận chứng từ liên quan đến hàng hóa
luật sư bào chữa giỏi
Chứng từ liên quan đến hàng hóa là các loại giấy tờ chứa đựng những thông tin về hàng hóa có tác dụng làm rõ đặc điểm về giá trị, chất lượng, số lượng của hàng hóa. Chứng từ liên quan đến hàng hóa thường bao gồm hóa đơn thương mại (là yêu cầu của người bán đòi hỏi người mua phải trả số tiền hàng ghi trên hóa đơn, trong đó làm rõ đơn giá, tổng giá trị của hàng hóa,…); bảng kê chi tiết (là chứng từ về chi tiết hàng hóa trong lô hàng, tạo điều kiện cho việc kiểm tra hàng hóa); phiếu đóng gói (là bảng kê khai các hàng hóa được đặt trong một kiện hàng); giấy chứng nhận phẩm chất; giấy chứng nhận số lượng; giấy chứng nhận trọng lượng.
luat su bao chua gioi
Giao chứng từ là vấn đề quan trọng trong quá trình thực hiện hợp đồng, là cơ sở để bên mua thực hiện thanh toán đúng thời hạn và là cơ sở để bên mua căn cứ vào đó tiến hành kiểm tra hàng hóa. Nếu các bên có thỏa thuận về việc giao chứng từ thì bên bán có nghĩa vụ giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua trong thời hạn, tại địa điểm và bằng phương thức đã thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn, địa điểm giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua thì bên bán phải giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua trong thời hạn và tại địa điểm hợp lý để bên mua có thể nhận hàng. Thời hạn và địa điểm hợp lý mà bên bán phải giao chứng từ có thể là cùng với thời hạn và địa điểm giao hàng. Hoặc nếu hợp đồng có quy định việc vận chuyển hàng hóa thì bên bán có thể giao chừng từ cho bên mua sau khi hàng hóa được giao cho người vận chuyển, nhằm đảm bảo nghĩa vụ thanh toán của bên mua.
luật sư bào chữa giỏi tphcm
Khi các bên có thỏa thuận một thời hạn để bên bán giao chứng từ, nếu bên bán đã giao mà có thiếu sót, và vẫn còn trong thời hạn thì bên bán có thể khắc phục những thiếu sót đó trong thời hạn còn lại. Tuy nhiên, việc khắc phục này không được gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí cho bên mua, nếu có thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí bất hợp lý đó.
luat su bao chua gioi tphcm luat su hinh su gioi luật sư hình sự giỏi