Hợp đồng thương mại
Kể từ khi gia nhập WTO thì hoạt động thương mại Việt Nam có nhiều thay đổi đáng kể và theo chiều hướng tích cực, hoạt động mua bán hàng hóa diễn ra thường xuyên, chính vì vậy hợp đồng thương mại cũng được xem trọng hơn. Hợp đông chính là bằng chứng quan trọng nhất cho sự tồn tại của một mối quan hệ mua bán khi phát sinh tranh chấp. Tuy nhiên hiện nay trong tất cả các văn bản pháp luật đều không có khái niệm về hợp đồng thương mại mà nó chỉ tồn tại dưới dạng là một thuật ngữ pháp lý.
Xuất phát là một luật chung điểu chỉnh vấn đề hợp đồng, BLDS 2005 có qui định khái niệm hợp đồng dân sự tại Điều 388 như sau: “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Khái niệm trên có một tầm bao quát rất rộng, nhưng đã thể hiện được bản chất của một hợp đồng với danh nghĩa là luật chung của LTM 2005. Theo đó bản chất của hợp đồng theo định nghĩa trên là một sự thỏa thuận và thỏa thuận này phải làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên.
LTM 2005 đứng dưới góc độ là một luật riêng so với luật chung là BLDS 2005, nên hợp đồng thương mại và hợp đồng dân sự có chung một số đặc điểm cơ bản nhưng bên cạnh đó hợp đồng thương mại cũng có những đặc điểm riêng biệc, tuy nhiên LTM 2005 lại không đưa ra một khái niệm nào về hợp đồng thương mại. Trước đây, PLHĐKT 1989 có qui định khái niệm về hợp đồng kinh tế, theo qui định tại Điều 1 PLHĐKT 1989 thì “Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.”, khái niệm trên đã phần nào giúp cho các bên hiểu như thế nào về một hợp đồng kinh tế, để có thể phân biệt nó với hợp đồng dân sự và biết được pháp luật kinh tế hay pháp luật dân sự sẽ áp dụng khi các bên xảy ra tranh chấp. LTM 2005 ra đời đã chấm dứt hiệu lực của PLHĐKT 1989, tuy nhiên LTM 2005 lại không đưa ra khái niệm như thế nào là một hợp đồng thương mại mà chỉ đưa ra khái niệm về hoạt động thương mại, điều này cũng gây ít nhiều khó khăn cho các bên khi thiết lập hợp đồng.
luật sư giỏi
Theo qui định LTM 1997 thì “Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của thương nhân, bao gồm việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích lợi nhuận hoặc nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội”. Đây là khái niệm đã liệt kê được các hoạt động chính của một hoạt động thương mại đó là: mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại, nhưng khái niệm trên đã vô tình thu hẹp phạm vi áp dụng của hoạt động thương mại. Theo như khái niệm trên thì phạm vi áp dụng của một hoạt động thương mại chỉ bao gồm ba hoạt động trên và mục đích các hoạt động trên là chỉ nhằm mục đích lợi nhuận. Hiện nay, khái niệm về hoạt động thương mại đã hoàn thiện hơn so với LTM 1997, theo qui định tại khoản 1 Điều 3 LTM 2005 thì “hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi bao gồm mua bán hàng hóa cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. Như vậy khái niệm trên đã mở rộng phạm vi hoạt động thương mại rất nhiều, theo đó hoạt động thương mại không chỉ là các hoạt động trên mà còn bao gồm cả các hoạt động sinh lợi khác. LTM 1997 qui định là các hoạt động nhằm mục đích “sinh lời”, trong khi đó LTM 2005 lại qui định là các hoạt động nhằm mục đích “sinh lợi”. Có thể hiểu khái niệm “sinh lợi” có phạm vi bao trùm cả khái niệm “sinh lời”, theo đó “sinh lời” được hiểu là có lợi nhuận về mặt vật chất so với những gì đã bỏ ra, trong khi đó khái niệm “sinh lợi” không những bao gồm lợi ích về vật chất mà còn có lợi ích về uy tín, niềm tin, thương hiệu… điều này là hoàn toàn phù hợp trong hoạt động mua bán hiện nay. Chẳng hạn vụ Tập đoàn Tôn Hoa Sen đã chi hơn 36 tỷ đề mời Nick Vujicic (chằng trai khuyết tật có nghị lực sống phi thường) về Việt Nam diễn thuyết. Đây cũng cũng có thể được coi là một hoạt động thương mại của Tập đoàn Tôn Hoa Sen, tuy không thu được nhiều lợi nhuận nhưng lợi ích từ việc mời Nick Vujicic là rất lớn đó là sự tăng vọt về giá cổ phiếu so với trước khi chưa mời Nick Vujicic sang Việt Nam, sự quảng bá rộng lớn về thương hiệu.[1]
luật sư giỏi tphcm
Tuy chỉ là một thuật ngữ pháp lý không được qui định trong các văn bản pháp luật nhưng xuất phát từ khái niệm hoạt động thương mại được qui định trong LTM 2005 thì chúng ta vẫn có thể hiểu thế nào là hợp đồng thương mại. Đã có nhiều tác giả đưa ra khái niệm như thế nào là một hợp đồng thương mại, tác giả Nguyễn Thị Mỹ Hạnh đã đưa ra khái niệm: “Hợp đồng thương mại là thỏa thuận giữa thương nhân với thương nhân, thương nhân với các bên liên quan nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong hoạt động thương mại”[2] , theo tác giả khái niệm trên là khá chính xác và thể hiện được bản chất của một hợp đồng thương mại. Nói cách khác, hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận nhằm mục đích sinh lợi trong đó có ít nhất một bên tham gia hợp đồng phải là thương nhân hoặc tổ chức cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại. Khái niệm trên giúp cho các bên tham gia hợp đồng thương mại hiểu rõ bản chất của hợp đồng thương mại là một sự thỏa thuận, mục đích của hợp đồng thương mại là nhằm mục đích sinh lợi và chủ thể tham gia hợp đồng là thương nhân hoặc tổ chức cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại.
luật sư uy tín
LTM 2005 không qui định khái niệm hợp đồng thương mại, tuy nhiên việc không qui định khái niệm hợp đồng thương mại có phải là thiếu sót của LTM 2005 hay không? Theo tác giả thì cần xem xét để đưa khái niệm hợp đồng thương mại vào trong LTM xuất phát từ những lý do sau:
Một là : Hoạt động thương mại là hoạt động diễn ra thường xuyên trong đời sống kinh tế hiện nay, việc qui định rõ ràng khái niệm hợp đồng thương mại vào trong LTM sẽ giúp cho các bên tham gia hợp đồng xác định rõ ràng hơn như thế nào là một hợp đồng thương mại bởi vì không phải chủ thể nào tham gia hợp đồng cũng hiểu rõ về pháp luật thương mại, lựa chọn đối tượng và cơ quan giải quyết tranh chấp cho phù hợp.
luật sư uy tín tphcm
Hai là : Tuy LTM 2005 đặt trong mối quan hệ chung - riêng với BLDS 2005 tuy nhiên LTM 2005 cũng tồn tại những bản chất riêng biệc của nó vì vậy việc qui đinh khái niêm hợp đồng thương mại sẽ giúp mọi người phân biệt giữa hợp đồng thương mại và hợp đồng dân sự một cách dễ dàng hơn, từ đó giao dịch cho phù hợp với qui định pháp luật.
Đặc điểm.
Xuất phát từ khái niệm hợp đồng thương mại đã được nêu ở phần trên thì hợp đồng thương mại có những đặc điểm sau:
luật sư bào chữa giỏi
Thứ nhất, chủ thể của hợp đồng thương mại được xác lập giữa thương nhân với thương nhân hoặc giữa thương nhân với các chủ thể khác có nhu cầu giao dịch, mua bán hàng hóa khi chọn LTM 2005. Bởi hoạt động thương mại là hoạt động của các thương nhân hoặc giữa thương nhân với các chủ thể khác. Trong đó thương nhân được xem là các chủ thể hoạt động một cách thương xuyên trong các hoạt động có liên quan đến thương mại, các chủ thể khác được xem là các chủ thể hoạt động không thường xuyên đó là tất cả các chủ thể của luật dân sự khi tham gia các hoạt động thương mại.
luật sư bào chữa giỏi tphcm
Thứ hai, hợp đồng thương mại có thể xác lập bằng văn bản, bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể. Tuy nhiên đối với những trường hợp bắt buộc bằng văn bản thì hợp đồng thương mại phải được xác lập bằng văn bản. Thông thường các hợp đồng thương mại được xác lập bằng văn bản để đảm bảo sự an toàn và dễ giải quyết khi xảy ra tranh chấp, nhưng đối với những hợp đồng đơn giản, việc mua bán cần diễn ra nhanh chóng thì các bên có thể xác lập hợp đồng bằng lời nói hoặc bằng một hành vi cụ thể. Như vậy việc xác định hình thức của hợp đồng như thế nào là tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên đối với một số hợp đồng mà pháp luật qui định phải bằng hình thức văn bản thì các bên phải xác lập hợp đồng bằng văn bản, chẳng hạn như: hợp đồng cung ứng dịch vụ (Điều 74 LTM 2005), hợp đồng nhượng quyền thương mại ( Điều 285 LTM 2005)…
Thứ ba, đối tượng của hợp đồng thương mại có thể là hàng hóa (động sản hoặc bất động sản), dịch vụ,…nhưng phải không thuộc trường hợp danh mục hàng hóa bị cấm. Chính vì hoạt động thương mại bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi cho nên đối tượng của họp đồng thương mại không chỉ dừng lại ở hàng hóa hữu hình mà bao gồm cả các loại hình dịch vụ và các hoạt động sinh lợi khác.
Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.
Hợp đồng thương mại được giao kết phải đảm bảo các nguyên tắc của hợp đồng theo quy định của pháp luật. Việc quy định nguyên tắc giao kết hợp đồng nhằm đảm bảo sự thỏa thuận của các bên phù hợp với ý chí thực của họ, hướng đến những lợi ích chính đáng của các bên, đồng thời không xâm hại đến những lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ. Theo quy định của BLDS việc giao kết hợp đồng phải tuân theo các nguyên tắc: tự do giao kết những không trái pháp luật và đạo đức xã hội, LTM là luật riêng của luật dân sự cho nên cũng phải chịu sự điều chỉnh của những nguyên tắc trên.
Theo qui định tại Điều 122 BLDS 2005 qui định thì một giao dịch có hiệu lực khi thỏa mản các điều kiện sau đây:
luật sư ly hôn giỏi
Thứ nhất: Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự, bởi vì hành vi giao kết hợp đồng sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các bên. Do vậy để hợp đồng có hiệu lực pháp lý và có khả năng thực hiện, người giao kết hợp đồng phải có khả năng nhận thức hành vi giao kết hợp đồng cũng như hậu quả của việc giao kết hợp đồng. Đối với cá nhân, tổ chức giao kết hợp đồng phải đúng thẩm quyền. Nếu như người tham gia giao dịch không đầy đủ năng lực hành vi dân sự thì hợp đồng sẽ không có hiệu lực và theo qui định của pháp luật sẽ bị tuyên bố vô hiệu.
Thứ hai: mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Mục đích của hợp đồng là những lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi giao kết hợp đồng. Nội dung của hợp đồng bao gồm các điều khoản mà các bên đã thỏa thuận, thống nhất. Để hợp đồng có hiệu lực và có khả năng thực hiện, pháp luật quy định mục đích, nội dung của hợp đồng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Thứ ba: Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện. Việc quy định nguyên tắc giao kết hợp đồng nhằm đảm bảo sự thỏa thuận của các bên phù hợp với ý chí thực của họ, hướng đến những lợi ích chính đáng của các bên, đồng thời không xâm hại đến những lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ. Theo quy định của Bộ luật dân sự, việc giao kết hợp đồng nói chung và hợp đồng kinh doanh thương mại nói riêng phải tuân theo các nguyên tắc: tự do giao kết những không trái pháp luật và đạo đức xã hội: Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng. Những hành vi cưỡng ép, đe dọa, lừa dối để giao kết hợp đồng... là lý do dẫn đến hợp đồng bịcoi là vô hiệu.
Thứ tư: nếu pháp luật có quy định về hình thức của hợp đồng thì phải tuân theo quy định này. Thông thường đó là quy định hợp đồng phải được lập thành văn bản hoặc văn bản hợp đồng phải được công chứng, chứng thực.Trong trường hợp này, hình thức của hợp đồng là điều kiện có hiệu lực, khi giao kết các bên phải tuân theo hình thức được pháp luật quy định. Để hợp đồng thương mại có hiệu lực, hợp đồng phải được xác lập theo những hình thức được pháp luật thừa nhận.
[2] Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2010), luận văn cử nhân,. “Hợp đồng vô hiệu trong hoạt động thương thực tiễn ”. Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh