Thời điểm giao kết hợp đồng (Điều 404 BLDS)
Trong giao kết hợp đồng, có thể xảy ra hai trường hợp: giao kết trực tiếp giữa các bên và giao kết giữa các bên vắng mặt thông qua việc gửi lời đề nghị giao kết hợp đồng và trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng. Đối với giao kết trực tiếp, nếu các bên thỏa thuận bằng lời nói thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm các bên đã thỏa thuận xong về nội dung hợp đồng. Nếu các bên giao kết bằng văn bản thì thời điểm giao kết là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản.
Nếu hợp đồng được giao kết giữa các bên vắng mặt, việc xác định thời điểm giao kết sẽ phức tạp hơn: khi nào có sự thống nhất ý chí giữa các bên? Trên thế giới, tồn tại hai thuyết về giao kết hợp đồng là thuyết tiếp nhận và thuyết gửi đi. Theo thuyết gửi đi, hợp đồng được giao kết vào thời điểm người được đề nghị trả lời chấp nhận giao kết. Song, thuyết này gây nhiều bất lợi cho bên đưa ra đề nghị khi bắt bên này phải chịu ràng buộc với hợp đồng trong lúc họ chưa biết đích xác lời đề nghị của họ đã được chấp nhận hay chưa, và hơn nữa, ngay cả trong trường hợp chấp nhận đến tay người đề nghị chậm hơn thời hạn chờ trả lời thì hợp đồng vẫn được xem như ký kết rồi. Để khắc phục những hạn chế này, thuyết tiếp nhận chủ trương hợp đồng chỉ hình thành khi người đề nghị giao kết nhận được chấp nhận giao kết. Đây là thuyết được BLDS chấp nhận.
luat su
Cần lưu ý, Điều 404 BLDS đã loại bỏ trường hợp hợp đồng giao kết vào thời điểm các bên đã tuân thủ các hình thức là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Nghĩa là ngay cả khi pháp luật quy định một hình thức nào đó là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thì hợp đồng vẫn được coi là giao kết khi các bên đã thỏa thuận xong nội dung (chủ yếu) của hợp đồng hoặc khi bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết hoặc khi cả hai bên ký vào văn bản hợp đồng. Những bất hợp lý của quy định này sẽ được phân tích dưới đây.
luật sư
Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng
văn phòng luật sư
Luật pháp các nước quy định rằng, hợp đồng được giao kết hợp pháp có giá trị là luật của các bên. Vậy một khi hợp đồng đã được giao kết hợp pháp; hợp đồng có hiệu lực pháp luật, điều đó có nghĩa là một trong các bên không thể phá bỏ thỏa thuận đã được giao kết. Các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng có thể được thực thi ngay vào thời điểm giao kết hoặc vào một thời điểm nào đó do pháp luật quy định hoặc các bên thỏa thuận. Ví dụ, các bên ký hợp đồng thuê nhà ngày 06/01/2007 nhưng nghĩa vụ trả tiền thuê phát sinh vào ngày 01/02/2007. Như vậy, hợp đồng có hiệu lực ngày 06/01/2007 nhưng nghĩa vụ trả tiền thuê phát sinh vào ngày 01/02/2007.
van phong luat su
BLDS Việt Nam lại quy định về nguyên tắc, hợp đồng phát sinh hiệu lực vào thời điểm giao kết hợp pháp, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Vậy, theo BLDS, rõ ràng sẽ có những trường hợp hợp đồng đã được giao kết hợp pháp nhưng chưa phát sinh hiệu lực. Lấy ví dụ, theo Điều 146 khoản 4 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003, hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê, thuê lại quyền sử dụng đất; hợp đồng hoặc văn bản tặng cho quyền sử dụng đất; hợp đồng thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Điều này đồng nghĩa với việc thủ tục đăng ký là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Đặt ra câu hỏi: trong thời gian từ lúc giao kết đến trước khi hợp đồng có hiệu lực, làm sao có thể ràng buộc được trách nhiệm của bên giao kết một khi bên này phá vỡ cam kết? Ví dụ, bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhất định không cùng bên nhận chuyển nhượng hoàn tất nốt thủ tục công chứng, đăng ký hợp đồng dù hai bên đã ký vào bản thỏa thuận. Vì hợp đồng chưa có hiệu lực nên không thể áp dụng chế độ trách nhiệm trong hợp đồng được. BLDS lại chưa có quy định cụ thể và trách nhiệm trong giai đoạn chuẩn bị hợp đồng nên cơ chế xử lý tranh chấp chắc chắn phải dựa trên trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Thực sự có điều không ổn về mặt lôgic khi có một hợp đồng được giao kết rồi mà hợp đồng đó lại chưa phải là luật của các bên và bên vi phạm không thể sử dụng các chế tài vi phạm hợp đồng để bảo vệ mình!
thuê luật sư
Chúng tôi cho rằng có lẽ đã có sự nhầm lẫn giữa tính hiệu lực của hợp đồng với thời điểm thực thi các quyền và nghĩa vụ từ hợp đồng. Thời điểm giao kết hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng phải là một, còn thời điểm thi hành các quyền và nghĩa vụ có thể là một thời điểm nào đó trong tương lại do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định. Vì vậy, Điều 403 khoản 5 BLDS 1995 lẽ ra không nên bị xóa bỏ hoàn toàn mà nên được sửa lại là: đối với những hợp đồng mà pháp luật có quy định hình thức, thủ tục nào đó là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thì hợp đồng được giao kết vào thời điểm các bên đã hoàn tất hình thức hoặc thủ tục đó.
thue luat su
Thực ra, ý tưởng của nhà làm luật khi bỏ khoản 5 Điều 403 BLDS 1995 nhằm mục đích tốt đẹp là bảo vệ quyền lợi của bên giao kết ngay tình vì nếu pháp luật công nhận sự thỏa thuận của các bên đã ràng buộc họ với nhau, không phụ thuộc vào hình thức của hợp đồng thì quan hệ giữa họ sẽ ổn định hơn. Nhưng theo như phân tích trên đây của chúng tôi, giải pháp này không lôgic. Chúng tôi nghĩ, để bảo vệ quyền lợi cho bên giao kết ngay tình, cần phải tiến hành một số các giải pháp đồng bộ sau đây:
tìm luat su gioi
(i) Một mặt, hạn chế tối đa các loại hình thức có ý nghĩa là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Chỉ những trường hợp cần bảo vệ lợi ích công cộng hoặc bảo vệ lợi ích bên ngay tình hay bên yếu thế luật mới cần đặt ra các thủ tục này. Lấy ví dụ, các hợp đồng liên quan đến bất động sản trong pháp luật của Pháp về nguyên tắc đều là các hợp đồng ưng thuận nghĩa là được giao kết và có hiệu lực ngay từ khi các bên thỏa thuận xong nội dung hợp đồng, trừ trường hợp tặng cho bất động sản hay bán bất động sản xây dựng trong tương lai hoặc thế chấp bất động sản luật yêu cầu phải công chứng mới có hiệu lực, và điều này nhằm bảo vệ bên yếu thế là bên tặng cho hay bên mua. Thực tình, chúng tôi không hiểu tại sao pháp luật đất đai vẫn coi thủ tục đăng ký là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất, trong khi một thực tế mấy chục năm nay cho thấy hầu hết các tranh chấp đất đai đều dính dáng đến vấn đề hình thức hợp đồng và việc tuyên hợp đồng vô hiệu vì chưa được công chứng chứng thực đã gây thiệt hại rất nhiều cho bên ngay tình.
tìm luật sư giỏi
(ii) Mặt khác, cũng có thể nghĩ đến việc xây dựng cơ chế trách nhiệm dân sự của các bên trong giai đoạn chuẩn bị hợp đồng. Ví dụ, BLDS của Đức có quy định ngay trong giai đoạn chuẩn bị hợp đồng các bên đã có nghĩa vụ nhất định đối với nhau như nghĩa vụ thông tin, hợp tác, nếu có vi phạm đã phát sinh trách nhiệm.
luật sư bào chữa
(iii) Cuối cùng, nên chấp nhận lý thuyết về hợp đồng tiền hợp đồng vì trong nhiều trường hợp đàm phán, dù chưa đi đến ký kết chính thức nhưng các bên đã đạt được một số thỏa thuận mà pháp luật công nhận thỏa thuận đó mang bản chất hợp đồng. Những thỏa thuận này được ký kết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hợp đồng tương lai được ký kết hoặc tổ chức quan hệ của các bên trong quá trình đàm phán. Thực tế có rất nhiều tên gọi cho những thỏa thuận tiền hợp đồng nhưng lại mang bản chất hợp đồng này, ví dụ, protocol d’accord, memorandum of understanding, letter d’intention (letter of intention)… Học thuyết các nước theo truyền thống civil law gọi những dạng thỏa thuận này là tiền hợp đồng (avant-contrat; contrat prealable) hoặc hợp đồng chuẩn bị (contrat preparatorie).
luat su bao chua
Bài cùng chủ đề
- Hợp đồng vô hiệu do người giao kết không có năng lực hành vi
- Đề nghị giao kết hợp đồng và giá trị pháp lý
- Kỹ năng soạn thảo hợp đồng
- Kỹ năng soạn thảo hợp đồng thương mại
- Kỹ năng đàm phán hợp đồng
- Biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng
luật sư bào chữa giỏi luat su hinh su luật sư hình sự luat su ly hon luật sư ly hôn luat su thua ke luật sư thừa kế