Một chủ thể được quyền trực tiếp tham gia một quan hệ pháp luật khi có đầy đủ năng lực chủ thể, được tạo thành bởi năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Năng lực pháp luật gắn liền với quyền của chủ thể (chủ thể có được phép thực hiện quyền đó hay không) chứ không gắn với khả năng thực hiện quyền đó. Không có năng lực pháp luật, vì vậy, được hiểu là một chủ thể không được phép làm một việc nào đó, kể cả thông qua người đại diện. Nói cách khác, không có năng lực pháp luật thực chất là trường hợp pháp luật không cho phép một chủ thể được thực hiện một số quyền nhất định. Cho nên, việc xử lý những trường hợp không có năng lực pháp luật chính là việc xử lý nội dung hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật theo Điều 122 khoản 2 BLDS. Đó là lý do Điều 122 khoản 1 chỉ quy định về điều kiện năng lực hành vi.
1. Cá nhân tham gia giao kết hợp đồng không có năng lực hành vi.
(i) Người chưa thành niên :
luat su hinh su
Đối với người chưa thành niên, pháp luật có quy định các trường hợp cụ thể sau:
luật sư hình sự
- Người chưa thành niên dưới 6 tuổi được coi là không có năng lực hành vi, vậy mọi giao dịch của trẻ em dưới 6 tuổi có thể vô hiệu vì người giao kết không có năng lực hành vi.
luat su
- Người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được coi là có “năng lực hành vi một phần” vì chỉ được phép tự mình tham gia những giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi, còn đối với các giao dịch khác, phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật. Như vậy, các giao dịch không nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày mà không được người đại diện theo pháp luật đồng ý có thể vô hiệu vì người giao kết không có năng lực hành vi.
luật sư
- Người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, nếu có tài sản riêng đủ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được phép tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch, trừ những giao dịch mà pháp luật quy định phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, chẳng hạn việc lập di chúc phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ. Như vậy, trong trường hợp này, chỉ các giao dịch mà pháp luật quy định phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật mới có thể vô hiệu vì lý do người giao kết không có năng lực hành vi.
van phong luat su
(ii) Người mất năng lực hành vi dân sự:
văn phòng luật sư
Đối với các giao dịch do người mất năng lực hành vi dân sự giao kết, theo yêu cầu của người đại diện theo pháp luật của người này, Tòa án tuyên giao dịch đó vô hiệu. Một người như thế nào bị coi là mất năng lực hành vi? Điều 22 BLDS quy định thủ tục một người bị coi là mất năng lực hành vi như sau: theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định có thẩm quyền. Vậy, những giao dịch mà người mất năng lực hành vi giao kết trước khi có quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi có thể vô hiệu không? Theo án lệ một số nước, trong trường hợp này, người đại diện cho người mất năng lực hành vi chỉ cần đưa ra bằng chứng chứng tỏ vào thời điểm giao kết, sự mất năng lực hành vi hoặc được biểu hiện một cách hiển nhiên, hoặc được phía bên kia biết mà không cần phải viện dẫn chứng cứ trực tiếp (giấy giám định, kết luận của bác sỹ…). BLDS dành Điều 133 để giải quyết vấn đề này, những người vào thời điểm giao kết một giao dịch dân sự không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu.
thue luat su
(iii) Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự :
thuê luật sư
Các giao dịch do người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự cũng có thể bị Tòa án tuyên vô hiệu theo yêu cầu của người đại diện của người này.
luat su thua ke
2. Đối với pháp nhân, tổ chức không có tư cách pháp nhân
luật sư thừa kế
Pháp nhân, tổ chức không có tư cách pháp nhân giao kết, thực hiện các giao dịch thông qua người đại diện. Giá trị pháp lý, về phương diện chủ thể của các giao dịch do pháp nhân, tổ chức giao kết sẽ được xem xét trong nội dung Đại diện sau đây:
luật sư ly hôn
3. Vấn đề đại diện
luat su ly hon
Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác (người được đại diện) có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người khác (người đại diện). Người được đại diện chỉ có thể bị ràng buộc với giao dịch do người khác đại diện thiết lập trong những điều kiện sau đây:
tim luat su gioi
(i) Thứ nhất, về mặt khách quan, người đại diện phải có thẩm quyền đại diện. Thẩm quyền này có thể do pháp luật quy định (đại diện theo pháp luật) hoặc do các bên thỏa thuận (đại diện theo ủy quyền). Vì vậy, một bên trong hợp đồng sẽ không bị ràng buộc bởi hợp đồng này nếu nó được giao kết, thực hiện thông qua một người mang danh đại diện trong khi trên thực tế người này không có thẩm quyền đại diện cho họ.
tìm luật sư giỏi
(ii) Thứ hai, về mặt chủ quan, người đại diện phải hành động nhân danh người đại diện chứ không phải nhân danh chính mình.
(iii) Cuối cùng, người đại diện phải có đủ năng lực hành vi để có thể thể hiện chính xác ý chí của người được đại diện, trừ một số trường hợp người đủ 15 đến dưới 18 tuổi được phép đại diện.
Như vậy, về nguyên tắc, người được đại diện chỉ bị ràng buộc bởi giao dịch do người đại diện xác lập, thực hiện trong phạm vi thẩm quyền đại diện. Vậy, số phận của những giao dịch do người không có thẩm quyền đại diện hoặc vượt quá thẩm quyền đại diện xác lập, thực hiện sẽ như thế nào? Liệu những giao dịch này có vô hiệu không? Xuất phát từ mục đich bảo vệ bên thứ ba ngay tình, BLDS cho rằng, về nguyên tắc, giao dịch do người không có thẩm quyền đại diện vẫn phát sinh hiệu lực giữa bản thân người này với người giao kết phía bên kia, trừ trường hợp phía bên kia biết hoặc buộc phải biết về việc không có thẩm quyền đại diện. Tương tự như vậy đối với trường hợp vượt quá thẩm quyền đại diện, người đại diện phải chịu trách nhiệm đối với phần vượt quá, trừ trường hợp phía bên kia biết hoặc buộc phải biết việc vượt quá thẩm quyền.
BLDS cũng mở ra một hướng khác để bảo vệ bên thứ ba ngay tình. Người đại diện sẽ bị ràng buộc bởi giao dịch không đúng thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền nếu có bằng chứng chứng tỏ người này đã đồng ý hoặc biết mà không phản đối nội dung giao dịch. Vậy, những hành vi nào có thể coi là hành vi “đồng ý hoặc biết mà không phản đối”? Chúng tôi cho rằng, hành vi đồng ý không nhất thiết phải được thể hiện bằng văn bản (như việc người đại diện theo pháp luật sau đó đã cấp giấp ủy quyền, gửi công văn thông báo tiến độ thực hiện hợp đồng…) mà có thể được suy đoán thông qua một số hành vi, chẳng hạn như việc các bên đã thực hiện hợp đồng hoặc hưởng lợi ích mà hợp đồng mang lại.
Bài cùng chủ đề
- Thời điểm giao kết và có hiệu lực của Hợp đồng
- Hợp đồng vô hiệu do người giao kết không có năng lực hành vi
- Hiệu lực hợp đồng và hợp đồng vô hiệu
- Hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội
- Hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa
- Đề nghị giao kết hợp đồng và giá trị pháp lý
- Kỹ năng soạn thảo hợp đồng
- Kỹ năng soạn thảo hợp đồng thương mại
- Kỹ năng đàm phán hợp đồng
- Biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng