Người tham gia giao dịch không tự nguyện
Bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận đạt được giữa các bên trên cơ sở nguyên tắc tự do ý chí. Khi xem xét đến yếu tố thỏa thuận hay ưng thuận, cần kiểm tra liệu ý chí hai bên đã thống nhất (gặp nhau) hay chưa và nếu đã có sự thống nhất rồi, liệu sự thống nhất đó có bị khiếm khuyết hay không. Vì sự nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa sẽ khiến cho sự ưng thuận của các bên trong quan hệ hợp đồng không còn chính xác nữa nên đây là những nguyên nhân khiến cho hợp đồng có thể vô hiệu.
Hop dong vo hieu
Nhầm lẫn
Thật khó có thể đưa ra một định nghĩa pháp lý về nhầm lẫn. Theo một số luật gia, nhầm lẫn là “niềm tin không phù hợp với thực tế ”, một số luật gia khác lại cho rằng nhầm lẫn là “sự khác biệt giữa ý chí nội tâm và ý chí biểu hiện bên ngoài ”. Tựu chung lại, sự nhầm lẫn làm cho sự thể hiện ra bên ngoài của ý chí một trong các bên không phù hợp với ý chí đích thực bên trong của họ khiến cho sự thỏa thuận đạt được đã bị khiếm khuyết, và vì vậy, về nguyên tắc, mọi sự nhầm lẫn đều làm cho hợp đồng vô hiệu vì đã không có sự thống nhất ý chí giữa các bên. Tuy nhiên, nhằm mục đích bảo đảm sự ổn định của giao lưu dân sự, nhà làm luật chỉ chấp nhận nhầm lẫn là nguyên nhân khiến hợp đồng vô hiệu trong một số trường hợp nhất định. Luật pháp một số nước thường chia sự nhầm lẫn – nguyên nhân khiến hợp đồng vô hiệu ra ba loại:
hợp đồng vô hiệu
- Nhầm lẫn về bản chất hợp đồng (chẳng hạn, A nghĩ là B cho mình mượn tài sản, B lại nghĩ mình gửi giữ tài sản cho A);
- Nhầm lẫn về đối tượng của nghĩa vụ của hợp đồng (chẳng hạn, A nghĩ bán cho B lô đất 1, trong khi B lại nghĩ A bán cho mình lô đất 2; hoặc A và B ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa, A tưởng phải giao hàng hóa tại địa điểm X, trong khi B nghĩ A phải giao hàng tại địa điểm Y…).
hợp đồng kinh tế
- Nhầm lẫn về các yếu tố chủ yếu có ý nghĩa quyết định tới sự thỏa thuận của các bên (thực chất, ở đây muốn nói tới nhầm lẫn về một động cơ nào đó khiến một người muốn ký kết hợp đồng). Về nguyên tắc, nhầm lẫn về một yếu tố chủ yếu có ý nghĩa quyết định tới sự thỏa thuận giữa các bên chủ thể là nguyên nhân khiến hợp đồng vô hiệu khi yếu tố này đã được bên kia chú ý tới, trừ phi, căn cứ vào bản chất hợp đồng và hoàn cảnh cụ thể, đó là một yếu tố hiển nhiên. Vì vậy, một người mua một bức tượng chỉ vì anh ta nhầm tưởng rằng bức tượng này đã từng được tác giả trưng bày ở salon chỉ có thể yêu cầu Tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu nếu anh ta đã từng nói tại sao anh ta lại có ý định mua bức tượng đó với người bán.
soạn thảo hợp đồng
Không theo cách tiếp cận bằng việc phân chia các loại nhầm lẫn, BLDS tại Điều 131, chỉ quy định khi một bên, do lỗi vô ý của bên kia, nhầm lẫn về nội dung của giao dịch mà xác lập giao dịch thì có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó; nếu bên kia không chấp nhận yêu cầu thay đổi của bên bị nhầm lẫn thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu. Như vậy, theo luật Việt Nam, bên bị nhầm lẫn phải chứng minh được nguyên nhân dẫn đến nhầm lẫn là do lỗi của bên kia.
Lừa dối
Điều 132 BLDS định nghĩa: “Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch nên đã xác lập giao dịch đó”. Từ định nghĩa này, có thể rút ra hai yếu tố của lừa dối, về mặt chủ quan, lừa dối là hành vi cố ý của một bên hoặc bên thứ ba, về mặt khách quan, hành vi đó đã khiến cho bên kia bị nhầm lẫn nên đã giao kết.
soan thao hop dong
Mặt chủ quan của hành vi lừa dối
Hành vi cố ý của người lừa dối thường được biểu hiện dưới dạng một thủ đoạn gian dối, lời nói dối, ví dụ, người bán nói dối về nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa bán… Lừa dối trong dân luật khác với khái niệm “ lừa đảo ” trong hình luật. Hẳn nhiên, không có sự khác biệt về bản chất, nhưng có sự khác nhau về mức độ giữa lừa dối và lừa đảo. Một hành vi lừa đảo là một hành vi lừa dối song một hành vi lừa dối không nhất thiết bị coi là một hành vi lừa đảo. Vì vậy, sự lừa dối có thể dẫn tới chế tài dân sự, ngay cả khi người lừa dối không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, sự lừa dối phải xuất phát từ một ý định lừa dối rõ ràng. Trong kinh doanh, các thương nhân thường tìm cách giới thiệu mặt hàng của mình bằng những quản cáo hấp dẫn nhiều khi xa với thực tế. Những lời quảng cáo này không bị xem là hành vi lừa dối bởi lẽ, một mặt, bản thân người mua cũng phải có nghĩa vụ cẩn trọng hay nói cách khác, nghĩa vụ tự tìm hiểu và đánh giá thông tin; mặt khác, vì sự ổn định của các giao lưu dân sự, thương mại, luật pháp không thể đi xa tới mức bảo vệ đến cả sự “ ngây thơ ” của một bên giao kết.
Sự im lặng của một bên có bị coi là lừa dối? Trước kia, trong một thời gian dài, người ta quan niệm “im lặng không phải là lừa dối ”. Tuy nhiên, một hành vi cố ý có thể được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động, vì vậy, sự im lặng của một bên sẽ bị xem là lừa dối nếu thông tin bị che giấu là thông tin mà người đó có nghĩa vụ phải thông báo, đông thời phía bên kia không biết và không buộc phải biết. Như vậy, việc người bán không tiết lộ thông tin nhà, đất đem bán nằm trong diện quy hoạch của Nhà nước có thể được xem như là một hành vi lừa dối.
hop dong dan su
Mặt khách quan của hành vi lừa dối
Hành vi lừa dối phải gây ra sự nhầm lẫn cho phía bên kia. Sự nhầm lẫn của một bên là hậu quả của sự cố ý của bên kia. Nếu như nhầm lẫn do bản thân người ký kết hợp đồng bị giới hạn ở những nhầm lẫn về “nội dung” của hợp đồng thì nhầm lẫn do sự lừa dối của bên kia có phạm vi rộng hơn, đó là nhầm lẫm về chủ thể giao kết, về tính chất của đối tượng và về nội dung của hợp đồng.
Đe dọa
Đe dọa trong giao dịch dân sự được hiểu là “hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha mẹ, vợ chồng, con của mình”. Như vậy, người đe dọa có thể là một bên trong giao dịch hoặc người thứ ba. Sự đe dọa phải có tính chất nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến ý chí của bên kia, khiến bên kia sợ hãi mà phải giao kết. Học thuyết các nước thường cho rằng sự sợ hãi phải xuất phát từ một sự đe dọa trái pháp luật. Vì vậy, nếu một bên đe dọa sẽ kiện bên kia ra tòa nếu bên kia không trả nợ không phải là đe dọa khiến giao dịch bị vô hiệu.
Bài cùng chuyên mục:
- Thời điểm giao kết và có hiệu lực của Hợp đồng
- Hợp đồng vô hiệu do người giao kết không có năng lực hành vi
- Hiệu lực hợp đồng và hợp đồng vô hiệu
- Hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội
- Hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa
- Đề nghị giao kết hợp đồng và giá trị pháp lý
- Kỹ năng soạn thảo hợp đồng
- Kỹ năng soạn thảo hợp đồng thương mại
- Kỹ năng đàm phán hợp đồng
- Biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng